Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2+3 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2+3 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

A . Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức :+ Nắm được nội dung các phương châm quan hệ , phương châm cách thức và phương châm lịch sự .

 2. Kĩ năng : +Nhận biết đúng và phân biệt được năm phương châm hội thoại đã học.

 + Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp . Rèn kĩ năng thực hành .

3. Thái độ : + Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

B . Chuẩn bị :

 - GV : Bảng phụ + các đoạn thoại mẫu .

 Soạn bài định hướng tiết dạy .

 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV

C . Tiến trình hoạt động :

 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .

 2 . Bài cũ :Em đã học những phương châm hội thoại nào ? Ví dụ trường hợp vi phạm một phương châm ?

 3 . Bài mới : * Giới thiệu bài : Ngoài hai phương châm đã học em còn biết những phương châm hội thoại nào nữa ? – Hôm nay chúng ta tìm hiểu ba phương châm còn lại .

 * Tiến trình bài dạy :

 * Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ :

 - GV kể truyện cười : “ Mất rồi ”

- Cuộc thoại giữa em bé và người khách có thành công không ? Vì sao ?( cuộc thoại không thành công . . .)

- Em có thể tìm một thành ngữ tương ứng cho câu chuyện trên ?

- Qua phân tích ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận gì ?

-Đó là phương châm quan hệ, thế nào là phương châm quan hệ?

 - HS đọc ghi nhớ 1:

* Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức :

 - HS đọc 2 thành ngữ Sgk

- Hãy nêu ý nghĩa của thành ngữ 1 ?

- Hãy nêu ý nghĩa của thành ngữ 2 ?

- Hai cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ? ( người nghe khó tiếp thu . . .)

- Qua phần tìm hiểu trên ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp ?

+ Đọc bài 2 :

-Thảo luận :Câu văn có mấy cách hiểu? Hãy đặt câu đúng cho mỗi cách hiểu ?

-Đại diện nhóm trả lời , GV nhận xét, phát huy

-Vậy khi giao tiếp cần nói như thế nào ?

- HS đọc ghi nhớ 2 :

* Hướng dẫn tìm hiểu phương châm lịch sự :

- HS đọc truyện :

- Vì sao cả hai nhân vật đều như đã nhận được từ người kia một cái gì ? Đó là cái gì?

 - Bài học rút ra từ câu chuyện này ?

- HS nêu ý kiến .

- GV nhận xét - > khái quát ý - > chốt ghi nhớ Sgk.

- HS đọc ghi nhớ Sgk .

* Hướng dẫn luyện tập:

+ Đọc bài tập 1 .:yêu cầu làm gì?

- Các câu tục ngữ ,ca dao đó khuyên chúng ta điều gì ?

 - HS trình bày - > GV nhận xét - > sửa bổ sung .

- HS tìm thêm một số câu ca dao khác .

 + Đọc bài tập 2 .

-Phép tu từ nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự ?.

- HS trả lời -> GV nhận xét - > sửa chữa . + Đọc bài tập 3 :

 - HS trả lời nhanh - Điền từ vào chỗ trống .

- Những từ ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

+ Đọc bài 4:Yêu cầu làm gì?

-Với cách nói ở a nhằm đảm bảo phương châm nào?

- Còn ở nhóm từ ở b ?

- Khi dùng mhóm từ ở c thì ý muốn nói gì?

+ Đọc bài 5: GV nêu từng câu thành ngữ ,HS giải thích và nêu liên quan phương châm nào?

 - Nói băm nói bổ ?

 - Nói như đấm vào tai ?

 - Nửa úp nửa mở ?

 - Đánh trống lảng ?

 - Mồm loa mép giải ?

 - Điều nặng tiếng nhẹ ?

 - Nói như dùi đục chấm mắm cáy ? I . Phương châm quan hệ :

1 . Truyện cười “ Mất rồi”

- Cuộc thoại giữa em bé và người khách không thành công . . .

-> Thành ngữ : ông nói gà , bà nói vịt .

 = > Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề .

* Ghi nhớ 1: (21)

II . Phương châm cách thức .

1 . Ví dụ :

- Thành ngữ 1 : Dây cà ra dây muống -> chỉ cách nói dài dòng , rườm rà .

- Lúng búng như ngậm hột thị - > chỉ cách nói ấp úng , không rõ lời , không rành mạch .

 = > Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn , rõ

ràng.

2.Nhận xét câu văn :có 2 cách hiểu :

- “ông ấy”bổ nghĩa cho”nhận định”

- Hoặc bổ nghĩa cho “truyện ngắn”

=> Khi giao tiếp cần nói rõ ý , tránh nói mơ hồ.

 * Ghi nhơ 2 : (22)

III. Phương châm lịch sự :

1 . Truyện : “ Người ăn xin”

- Mỗi người nhận được lòng tốt , sự trung thực , chân thành

-> Khi giao tiếp cần phải tế nhị, lịch sự

 * Ghi nhớ 3:.(23)

IV . Luyện tập :

1 .Nhận xét :

- Các câu tục ngữ ca dao:

+ Khuyên dùng lời lẽ lịch sự , nhã nhặn khi giao tiếp.

- Chim khôn kêu tiếng

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời .

2 . Nhận xét:

- Phép tu từ : nói giảm , nói tránh

-> phương châm lịch sự.

3 . Điền từ :

a. -> Nói mát =>Phương châm lịch sự

b . -> Nói hớt => ( nt )

c .-> nói móc => ( nt )

d . -> nói leo => ( nt )

e. -> nói ra đầu ra đũa => phương châm lịch sự và cách thức .

4.Giải thích:

a. Đảm bảo phương châm quan hệ.

b. Đảm bảo phương châm lịch sự.

c. Báo cho biết họ đã vi phạm phương châm lịch sự

 5 . Giải thích

-Nói thô bạo, bốp chát->lịch sự.

-Nói mạnh, khó nghe->lịch sự.

-Nói mập mờ không hết ý->cách thức.

-Nói tránh ,lái sang việc khác -> quan hệ

-Nói to tiếng ,lắm lời -> Lịch sự .

-Nói trách móc , chì chiết -> cách thức .

-Nói thô lổ , cộc cằn -> lịch sự .

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2+3 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 02 NS : 16/08/09
Tiết : 6-7 Văn bản ND : 18 /08/08
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 ( Mác – Két )
A.Mục tiêu cần đạt : 
 	1. Kiến thức : + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó , là đấu tranh cho một thế giới hòa bình .
 + Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn , mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực , cách so sánh rõ ràng , giàu sức thuyết phục , lập luận chặt chẽ .
 	 2. Kĩ năng : + Luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản . 
 	 3. Thái độ : + Giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình .
 B .Chuẩn bị : 
 - GV :- soạn bài định hướng tiết dạy , bảng phụ.
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về sự hủy diệt của chiến tranh .
 - HS : soạn bài theo hướng dẫn SGK. C. Tiến trình hoạt động : 
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
 2 . Bài cũ : - Phong cách HCM thể hiện ở những nét đẹp nào ?
 - Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác ?
 3 . Bài mới : * Giới thiệu bài : Ngày 6 và 8 tháng 8 vừa qua, Nhật và thế giới đã tổ chức tưởng niệm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố ở Nhật ,tháng 8 năm 1945 để dẫn dắt vào bài học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung
- HS đọc chú thích sao :
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? 
 - HS nêu ý kiến - > nhận xét .
 - GVnhận xét - > khái quát ý chính về tác giả
- Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Cho biết thể loại văn bản ?
* Hướng dẫn đọc hiểu văõn bản 
- Hướng dẫn cách đọc : chú ý đọc chính xác , làm rõ từng luận cứ .
- GV đọc mẫu - > HS đọc -> nhận xét .
- GV kết hợp kiểm tra một số từ khó trong văn bản : từ viết tắt
- Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản ?
- HS trả lời -> GV nhận xét, khái quát 2 luận điểm 
- Để giải quyết các luận điểm trên tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ như thế nào ?
- HS trả lời -> GV nhận xét và treo bảng phụ (4 luận cứ )
* Hướng dẫn phân tích:
- HS đọc từ đầu đến “Vận mệnh thế giới” : nhắc lại luận cứ 1 ?
- Tác giả đã cảnh báo về nguy cơ ghê gớm của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa nhân loại như thế nào?
- Để thấy rõ hơn sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân , tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào ?
-Việc đưa ra những số liệu cụ thể như vậy có ý nghĩa gì ?
- HS nêu ý kiến - > nhận xét .
- GV nhận xét - > chốt ý .
 Tiết 2 :
* HS đọc đoạn 2 trong văn bản : “ Từ niềm an ủi . . .ngoại vi vũ trụ “
- Nêu luận cứ của đoạn văn ?
- Tác giả làm thế nào để triển khai luận cứ này ? ( chứng minh . . .)
- Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào ?
- HS quan sát trong văn bản để nêu .
- Chi phí cho nó được so sánh với chi phí vũ khí hạt nhân như thế nào ?
- Em có đồng ý với nhận xét của tác giả ? 
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả 
- Ý nghĩa của cách lập luận này ?
- Thảo luận: Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “ dịch hạch” hạt nhân, vì sao 
- HS nêu ý kiến trên bảng phụ - > nhận xét .
 - GV nhận xét - > khái quát , chốt ý.
* Hướng dẫn phân tích đoạn 3: 
 + HS đọc “Tuy nhiên – của nó” : 
- Nêu nội dung khái quát của đoạn văn ?
- Em hãy giải thích lí trí tự nhiên là gì ?(quy luật tất yếu của tự nhiên )
- Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đưa ra những dẫn chứng về mặt nào ? 
- Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa như thế nào ?
- Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề của văn bản đưa ra ? ( phản tự nhiên , phản tiến hóa )
- Nhận xét cách lập luận của tác giả ?
 - HS trình bày ý kiến .
 - GV nhận xét -> khái quát ý 
* Hướng dẫn phân tích đoạn 4:
+HS đọc đoạn cuối
- Phần cuối bài nêu vấn đề gì ?
- Sau khi thức tỉnh nhân loại về hiểm họa chiến tranh hạt nhân , tác giả đã kêu gọi điều gì và kêu gọi như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả ?
- Lời kêu gọi của tác giả có phải là ảo tưởng không ?
- Em hiểu ý nghĩa của lời đề nghị ấy như thế nào?
* Hướng dẫn tổng kết:
- nghệ thuật lập luận trong văn bản giúp em học tập điều gì ? Em nắm được nội dung gì ?
-Thảo luận: Vì sao văn bản có tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình “?( Đòi hỏi hòa bình 
là nguyện vọng chính đáng của những dân tộc tiến bộ, văn minh,. . .)
 - GV nhận xét - > khái quát - > chốt ghi nhớ 
 - HS đọc ghi nhớ .
* Hướng dẫn luyện tập.
- Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản
“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ?
- Hiện nay trên thế giới đang có những cuộc chiến tranh nào ?Em có ý kiến gì về điều này? 
- HS trả lời -> Lớp nhận xét 
- GV phát huy các ý kiến khá .
I . Tìm hiểu chung :
1 . Tác giả :Gar-xi-a Mac-két 
- Là nhà văn Cô – lôm – bi – a ( 1928)
- Yêu hòa bình , có nhiều tác phẩm nổi tiếng, đạt giải Nobel văn chương 1982
2 . Tác phẩm :
 - Trích tham luận của Mac-két có tên “Thanh gươm Đa-mô-clét” đọc ở Hội nghị “ Chấm dứt chạy đua vũ trang ” tại Mê-hi-cô tháng 8. 1986
- Thể loại : nghị luận 
II. Đọc – tìm hiểu văn bản 
1 . Đọc :
2. Từ khó : 
3 . Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:
- Luận điểm :
 + Luận điểm 1 : chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa . 
 + Luận điểm 2 : Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình .
- Hệ thống luận cứ : (bảng phụ )
+ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân với trái đất
+Việc bảo tồn sự sống ít tốn kém hơn
+ Chạy đua vũ trang là đi ngược lý trí
+ Đòi hỏi một thế giới hòa bình
4. Phân tích :
a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất .
- xác định cụ thể thời gian : “ hôm nay 
- Đưa ra nhiều số liệu: 50. 000 đầu đạn hạt nhân 
- mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ
-sức phá hoại làm tan biến sự sống trên trái đất .
- > Nêu vấn đề một cách trực tiếp , chứng cứ cụ thể , rõ ràng , tính tưởng tượng khoa học mạnh mẽ 
= > Gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề : đó là sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân .
b) Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người .
- 100 tỉ đô la - > cuộc sống cho 500 triệu trẻ em. 
- Phòng bệnh 14 năm bảo vệ 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét cứu trợ 14 nghìn trẻ em Châu phi 
- cứu trợ 575 triệu người thiếu dinh dưỡng . . .
- tiền nông cụ cho nước nghèo . 
 - > chỉ là giấc mơ 
- gần bằng chi phí 100 máy bay 7000 tên lửa
- Bằng giá 10 tàu sân bay . . .
- Không bằng 149 tên lủa . . .
- Bằng tiền 27 tên lửa MX . . .
 - > đã và đang thành hiện thực 
 -> Lập luận bằng cách so sánh , số liệu cụ thể , sự đối lập .
 = > Làm rõ tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang 
- Vì nó đang cướp đi của loài người nhiều điều kiện cải thiện cuộc sống .
c) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người và cả lý trí tự nhiên
- Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự phát triển , tiến hóa của sự sống trên trái đất :
 + 380 triệu năm con bướm mới bay . . .
 + 180 triệu năm bông hồng mới nở
 - > Dẫn chứng khoa học, số liệu cụ thể , chính xác
= > Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trởå về điểm xuất phát ban đầu , tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa 
 d) Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình 
 - Đòi một thế giới không có vũ khívà một cuộc sống hòa bình 
 - Đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ . . .
-> Thái độ khẩn thiết , nhiệt tình 
=> Nhằmthức tỉnh lương tri loài người, lên án thế lực hiếu chiến , đấu tranh cho thế giới hòa bình .
III. Tổng kết : 
 - Lập luận chặt chẽ , chứng cứ phong phú , xác thực , giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn .
- Chống chiến tranh hạt nhân đòi thế giới hòa bình .
* Ghi nhớ (21)
IV. Luyện tập :
1 . Phát biểu cảm nghĩ :
– Liên hệ tình hình thế giới hiện nay : xung đột vũ trang , chạy đua vũ khí hạt nhân 
- Văn bản này là lời kêu gọi cấp thiết đến khi nào không còn vũ khí hạt nhân trên trái đất .
 4 . Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài nắm nội dung , nghệ thuật của văn bản và ghi nhớ
 - Về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn phát biểu cảm nghĩ
 - Soạn bài mới :” Các phương châm hội thoại” ( tiết 2) 
Tuần : 02	 NS : 16/08/09
Tiết : 08 Tiếng Việt ND : 20/08/09
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( T 2 )
A . Mục tiêu cần đạt : 
 	 1. Kiến thức :+ Nắm được nội dung các phương châm quan hệ , phương châm cách thức và phương châm lịch sự .
 	2. Kĩ năng : +Nhận biết đúng và phân biệt được năm phương châm hội thoại đã học. 
 + Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp . Rèn kĩ năng thực hành .
3. Thái độ : + Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
B . Chuẩn bị :
 - GV : Bảng phụ + các đoạn thoại mẫu .
 Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV 
C . Tiến trình hoạt động : 
 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
 2 . Bài cũ :Em đã học những phương châm hội thoại nào ? Ví dụ trường hợp vi phạm một phương châm ?
 3 . Bài mới : * Giới thiệu bài : Ngoài hai phương châm đã học em còn biết những phương châm hội thoại nào nữa ? – Hôm nay chúng ta tìm hiểu ba phương châm còn lại .
	* Tiến trình bài dạy :
 * Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ :
 - GV kể truyện cười : “ Mất rồi ”
- Cuộc thoại giữa em bé và người khách có thành công không ? Vì sao ?( cuộc thoại không thành công . . .)
- Em có thể tìm một thành ...  HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương , của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em?
- HS trả lời - GV nhận xét - > uốn nắn .
I . Tìm hiểu chung :
1 . Xuất xứ : văn bản này được trích từ : “ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em . . .” họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu- oóc (Mĩ) ngày 30.9.1990 
2. Thể loại : +Nghị luận ; 
 + Kiểu văn bản nhật dụng 
II. Đọc – hiểu văn bản .
1 . Đọc , Từ khó : 
2 . Bố cục : 3 phần ( Sgk) 
3 . Phân tích :
a) Sự thách thức :
- Tình trạng trẻ em chịu bao nỗi bất hạnh: 
+ Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực , của sự phân biệt chủng tộc . . .
+ Chịu đựng những thảm họa của sự đói nghèo khủng hoảng kinh tế . . .
+ Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng ,bệnh tật. . .
- > Phân tích ngắn gọn bằng số liệu cụ thể , lặp lại một số cụm từ “ hằng ngày . . . mỗi ngày . . .” : nhấn mạnh sự cấp bách.
= > Đe dọa quyền sống và phát triển
của trẻ em.
 *Tiết 2 
b) Cơ hội :
 - Các nước liên kết lại để bảo vệ sinh mệnh trẻ em, ra công ước về quyền của trẻ em.
 - Sự hợp tác , đoàn kết quốc tế giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế ; giải trừ quân bị để tăng cường phúc lợi cho trẻ em 
= > Là điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền trẻ em - > là cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước được thực hiện .
b) Nhiệm vụ :
- Tăng cường sức khỏe chế độ dinh dưỡng của trẻ
- Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật ,trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
 - Tăng cường vai trò của phụ nữ . . .
 - Đảm bảo cho trẻ em được học tập 
- Đảm bảo an toàn khi mang thai . . .
- Cần tạo cho trẻ em nhận thức được giá trị bản thân.
- Phát triển kinh tế để cải thiện số phận trẻ em. 
 = > Các nhiệm vụ nêu ra cụ thể ,rõ ràng dứt khoát, toàn diện .
III . Tổng kết :
-Trình bày các phần ,mục ngắn gọn ,rõ ràng .
-Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp bách,
liên quan đến tương lai đất nước. Thế giới quan tâm thích đáng.
 * Ghi nhớ : (35)
IV. Luyện tập :
 1. Phát biểu cảm nghĩ:
- Liên hệ thực tế : Tổ chức Trung thu ;
Học bỗng cho HS nghèo ;  
- Nêu nhận thức , hành động của bản thân 
 	4. Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà học bài , ghi nhớ - > nắm kiến thức cơ bản 
 - Soạn bài : “ Các phương châm hội thoại” ( T3 ) – chuẩn bị kiểm tra 15’
Tuần : 3	 NS : 25/08/09
Tiết : 13 . Tiếng việt ND : 27/08/09
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( T3 )
 A . Mục tiêu cần đạt : .
 	1. Kiến thức : + Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và các tình huống trong giao tiếp . + Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp – vì nhiều lí do khác nhau – các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ .
 	2. Kĩ năng : + Thực hành vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
 	3. Thái độ : + Có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp .
 B. Chuẩn bị : 
- GV : - Bảng phụ có các đoạn hội thoại , bài kiểm tra 15’
 - Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV .
 C . Tiến trình hoạt động : 
 1 . ổn định : 
 2 . Bài cũ : Kiểm tra 15 phút 
 + Câu hỏi :
 1) Kể tên các phương châm hội thoại ?
 2) Trong hội thoại , nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào ?
 3) Ví dụ một tình huống đối thoại có vi phạm phương châm lịch sự – rồi sửa lại cho đúng.
 	 + Đáp án : 
 1) Kể đủ và đúng tên 5 phương châm (2,5đ)
 2) Nói lạc đề là vi phạm phương châm quan hệ (2,5đ)
 3) - Có lời thoại vi phạm phương châm lịch sự (gạch chân) (3đ)
 - Viết lại đúng câu đảm bảo phương châm lịch sự (2đ)	
 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu mục I
- HS đọc truyện cười : “ chào hỏi”
- Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không ? Vì sao ?
- HS nêu ý kiến -> lớp nhận xét
- GV nhận xét khái quát ý : 
- Bài học được rút ra từ câu chuyện này ?
- HS trình bày - > nhận xét - > chốt kiến thức ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ 1
* Hướng dẫn tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phươngchâm hội thoại 
- GV yêu cầu HS xem lại 5 ví dụ đã tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( Hai bài học)
- Cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ? Việc không tuân thủ đó có được chấp nhận không? Vì sao?
- HS trình bày ý kiến - > nhận xét .-> GV nhận xét , khái quát ý , phân tích cụ thể từng tình huống .
* HS đọc bài 2 : yêu cầu làm gì?
- Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không ?
- Các phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?
- Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy ?
* HS đọc bài 3: Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày - > nhận xét .
- GV nhận xét - > khái quát ý chính .
- Hãy tìm một số tình huống giao tiếp khác mà phương châm nào đó cũng không được tuân thủ .
(một số tình huống cụ thể như : người chiến sĩ không may rơi vào tay giặc . . .)
- Vậy qua đây em có thể rút ra kết luận gì ? 
* HS đọc bài 4:
- Khi nói : “ tiền bạc chỉ là tiền bạc “ thì có phải người nói không tuân thủphương châm về lượng.không ?
- Phải hiểu ý nghĩa câu này như thế nào ?
- HS trình bày - GV nhận xét - > khái quát ý .
- Vậy theo em có phải cuộc thoại nào cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không ?
- Rút ra những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ? 
- GV nhận xét - > chốt ghi nhớ :
- HS đọc ghi nhớ .
* Hướng dẫn luyện tập :
+ HS đọc bài tập 1 : Nêu yêu cầu bài tập ?
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
- Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy ?
* HS đọc bài 2:
- Chân ,Tay ,Tai ,Mắt đã vi phạm phương châm nào?Việc
Vi phạm đó có chính đáng không?Vì sao?
I . Quan hệ giữa phương châm hộithoại với tình huống giao tiếp 
1. Truyện cười : “ Chào hỏi” .
- Chàng rể đang làm phiền hà , quấy rối người khác chứ không phải là lịch sự .
= > Trong giao tiếp cần xác định đúng tình huống giao tiếp(nói với ai , nói khi nào , nói ở đâu . . .)
* Ghi nhớ1 : ( 36)
II . Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại .
 1. Năm ví dụ:
- Ví dụ 5 :tuân thủ phương châm lịch sự, 
- Các ví dụ trước đều không tuân thủ các phương châm hội thoại.
=> Do người nói vô ý, vụng về.
2 . Nhận xét:
 - Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin . . .
- Ba không tuân thủ phương châm về lượng -> Vì Ba không biết chính xác năm chế tạo : để đảm bảo phương châm về chất
3 . Nhận xét:
- Phương châm về chất không được tuân thủ . . .
- Vì nhờ lời động viên đó mà bệnh nhân lạc quan hơn -> Thể hiện lòng nhân đạo
 -> Trong giao tiếp người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại này để ưu tiên cho một phương châm khác hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
4. Nhận xét câu nói:
- Nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lựơng .
- Nhưng xét về hàm ý . . . vẫn tuân thủ phương châm về lượng .
->Khuyên không nên xem nặng tiền bạc
=> Có 3 trường hợp không tuân thủ các
Phương châm hội thoại
* Ghi nhớ2 : ( 37)
III . Luyện tập :
1 . Mẫu chuyện:
- Người bố không tuân thủ phương châm cách thức -> Vì một đứa bé 5 tuổi chưa biết đọc được tên sách.
2. Đoạn trích
- Chân ,Tay ,Tai ,Mắt đãvi phạm phương châm lịch sự .-> Do thói ganh tỵ
 4. Hướng dẫn về nhà :
 - Về nhà học bài – nắm kiến thức cơ bản 
 - Soạn bài mới : Viết bài viết số 1 – văn thuyết minh :
-> Chuẩn bị theo hướng dẫn ở tiết 10 .
 + Lập dàn bài cả 4 đề SGK
 + Giấy kẻ ngang .
Tuần :3	 NS : 25/08/09
 Tiết :14 + 15 	 ND : 03/09//09
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức : + Củng cố ,mở rộng kiến thức làm văn thuyết minh có sử dụng yều tố nghệ 
thuật , yếu tố miêu tả vào làm bài.
2. Kĩ năng : +Rèn kĩ năng diễn đạt ý , trình bày đoạn văn , bài văn hoàn chỉnh.
3 . Thái độ : + Tự giác nghiêm túc trong làm bài .
B .Chuẩn bị : 
 - GV : - Ra đề + đáp án rõ ràng , chính xác ; thống nhất trong khối 9 
 - Soạn bài định hướng thời gian viết bài 
 - HS : ôn lại lí thuyết văn thuyết minh kết hợp với miêu tả . 
C. Tiến trình hoạt động : 
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
 2 . Bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3 . Bài mới : * Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu tiết dạy.
 	 I . Đề bài : Cây cà phê ở quê em.
 	II . Hướng dẫn làm bài :
	1) Tìm hiểu đề :
 	-Thể loại : thuyết minh.
-Đối tượng : Cây cà phê , cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. .
2) Tìm ý ,lập dàn ý:- Đáp án 
A. Mở bài :( 1,5 đ)
- Giới thiệu hình ảnh cây cà phê ở Tây Nguyên .
B. Thân bài: (7đ)
- Nguồn gốc ( 1đ)
- Hình dáng cây cà phê -> miêu tả quá trình phát triển, cách trồng, chăm sóc, hoa, quả,cách thu hoạch,  ( 2đ)
- Lợi ích : với người trồng, với người tiêu thụ -> miêu tả cách thưởng thức ( 2đ)
- Hình ảnh rẫy cà phê biểu tượng của Tây Nguyên -> miêu tả cảnh ( 2đ)
C. Kết bài: ( 1,5đ)
-Cảm xúc ,suy nghĩ về hình ảnh cây cà phê ở quê em .
3) Viết thành bài văn :
	- HS viết nháp hết tiết 1 (GV theo dõi nhắc nhở)
	- Viết vào giấy kẻ ngang .
	4) Đọc lại,sửa chữa – Nộp bài.
4 .Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà ôn lại bài - > nắm chắc lí thuyết . . .
 - Soạn bài mới : “Chuyện người con gái Nam Xương” :
+ Tóm tắt truyện khoảng 10 dòng,
 	+ Trả lời câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t23.doc