Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64: Đối thoại - Độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64: Đối thoại - Độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011

I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh

 - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

 - Biết viết văn bản tự sự có đội thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

II. Trọng tâm kiến thức.

 1.Kiến thức.

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

 - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

 2.Kĩ năng.

 - Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

 - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoai nội tâm trong văn bản tự sự.

III.Hướng dẫn thực hiện.

 1. Ổn định tổ chức( 1 phút ): kiểm tra sĩ số học sinh. Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn trong tổ.

 2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút ):

Gọi 3 học sinh kiểm tra sự chuẩn bị.

 3. Bài mới( 35 phút ):

 * Giới thiệu.

- Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự.

- Ngữ văn 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64: Đối thoại - Độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 64
Soạn: 17/11/2010
Dạy: 18/11/2010
 ĐỐI THOẠI – ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh 
 - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết viết văn bản tự sự có đội thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
II. Trọng tâm kiến thức.
 1.Kiến thức.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 2.Kĩ năng.
 - Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoai nội tâm trong văn bản tự sự. 
III.Hướng dẫn thực hiện.
	1. Ổn định tổ chức( 1 phút ): kiểm tra sĩ số học sinh. Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn trong tổ.
 2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút ): 
Gọi 3 học sinh kiểm tra sự chuẩn bị. 
 3. Bài mới( 35 phút ): 
 * Giới thiệu.
- Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự.
- Ngữ văn 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Giáo viên gọi 1 em học sinh đọc đoạn trích sau đó hỏi:
?Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trao đổi trò chuyện qua lại?
Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh:
- Lời nói của những người đi tản cư.
- Có ít nhất 2 người tham gia.
Dấu hiệu cho biết điều đó là:
+ Có 2 lượt lời đối thoại.
+ Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng.
=> đây là lời đối thoại.
Vậy đối thoại là gì? 
Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng.
[?] Câu: Hà, nắng gớm, về nào? Ông Hai nói với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? tại sao?
 Giáo viên nhận xét :
- Đây là câu ông Hai nói với chính mình, nội dung không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả và chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đang đối thoại.
- Như vậy đây không phải là lời đối thoại.
[?] Vậy em hiểu độc thoại là gì?
Giáo viên nhận xét chung và ghi tóm tắt.
[?] Trong đoạn trích còn lời độc thoại nào không?
GV nhận xét: 
Câu: Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
 - Chúng bây ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!
[?] Giáo viên hỏi câu 2c trong SGK.
- Là những câu ai hỏi ai?
- Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như ở a và b?
Giáo viên nhận xét : 
- Ông Hai tự hỏi chính mình.
- Những câu này không phát ta thành lời mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ cho nên không có gạch đầu dòng. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai. Đây chính là lời độc thoại nội tâm.
? Em hiểu thế nào là độc thoại nội tâm.
Gv nhận xét và ghi tóm tắt.
[?] Chỉ ra điểm giống và khác giữa độc thoại và độc thoại nội tâm. 
Giáo viên nhận xét :
- Điểm giống nhau: là lời nói với chính mình.
- Điểm khác nhau.
+ Độc thoại: nói thành lời, khi viết có gạch đầu dòng.
+ Độc thoại nội tâm: không nói thành lời (diễn ra trong suy nghĩ) khi viết không có gạch đầu dòng.
[?] Giáo viên hỏi câu 2đ trong SGK.
GV nhận xét :
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật.
- Thể hiện thái độ căm giận của người dân tản cư đối với làng Chợ Dầu.
- Hai hình thức này giúp tác giả khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn của nhân vật ông Hai (khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây).
Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵện tập.
Bài tập 1:
[?] Bà Hai có mấy lượt lời chỉ ra?
[?] Ông Hai có mấy lượt lời, chỉ ra?
[?]Ông Hai bỏ lượt lời (1) thể hiện tâm trạng gì ?
Gv nhận xét : Tâm trạng chán ngán không muốn nói đến làng chợ Dầu.
[?] Lượt lời 2, 3 ông Hai trả lời như thế nào? điều đó thể hiện gì?
Giáo viên nhận xét : Lượt lời 2, 3 ông Hai trả lời “cộc lốc” thể hiện sự miễn cưỡng cho xong chuyện (tâm trạng đau đớn, dằn vặt, không còn muốn nghe đến cái tin làng “Chợ Dầu” theo Tây).
Bài tập 2 : Nếu còn thời gian thì viết tại lớp.
Giáo viên chuẩn bị một bài tập ngoài sách giáo khoa cho học sinh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
O. Một em đọc đoạn trích
O. Học sinh phát biểu.
O. Học sinh phát biểu.
O. Học sinh phát biểu.
- Một em nhận xét.
O. Học sinh phát biểu.
O: Học sinh chỉ ra .
O. Học sinh thảo luận và phát biểu.
O : Học sinh phát biểu.
O: Học sinh thảo luận và phát biểu.
O : Học sinh phát biểu.
O: Học sinh làm.
O. Học sinh làm, đọc lên cả lớp nhận xét.
I.Tìm hiểu chung.
 1. Đối thoại.
 Ngữ liệu 1 SGK/ 176
 Lời nói của những người đi tản cư. Có ít nhất 2 người tham gia. Dấu hiệu cho biết điều đó là:
+ Có 2 lượt lời đối thoại.
+ Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng.
=> đây là lời đối thoại.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp. 
2. Độc thoại. 
 Câu “-Hà, nắng gớm, về nào...”→Lão nói với chính mình. => đây là lời độc thoại.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng.
- Khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của lời độc thoại có gạch đầu dòng.
3. Độc thoại nội tâm.
Câu: “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu....”=> đây là lời độc thoại nội tâm.
- Là lời độc thoại không thành lời (diễn ra trong suy nghĩ).
- Trước lời độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
* Tác dụng:
- Tạo không khí cuộc sống như thật.
- Giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật.
Tóm lại: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 II.Luyện tập
 Bài tập 1:
Bà Hai có 3 lượt lời :
(1) Này, thầy nó ạ.
(2) Thầy nó ngủ rồi à?
(3). Tôi thấy người ta đồn..
 - Ông Hai có 2 lượt lời.
(1) Bỏ qua.
(2) Gì?
(3) Biết rồi.
- Việc ông Hai bỏ lượt lời 1 và trả lời cộc lốc ở lượt lời 2 và 3 Þ tâm trạng đau đớn dằn vặt không muốn nghe đến tin làng Chợ Dầu theo Tây.
III. Hướng dẫn tự học
 Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, có hiệu quả.
4.Củng cố.( 4 phút)
 1. Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
 2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa độc thoại và độc thoại nội tâm. 
 3. Gv phát cho mỗi nhóm một đoạn văn:
 Trong đám người làm thuê ,hình như có một gương mặt quen quen ? Tôi vừa chạy vừa rít lên : 
 - Đúng ! Đúng là Hoà rồi .
 Tôi dừng lại khẽ hỏi :
 - Hình như bạn là Hoà học sinh cũ của lớp 9B phải không ?
 Người được hỏi nhìn tôi bằng đôi mắt thoáng buồn , gật đầu .Dường như không thể kìm nén được những càm xúc bột phát ,tôi buột miệng kêu lên :
 - Vì sao mà bạn ra nông nỗi này ?
 Hoà ngẩng lên , đôi mắt ươn ướt :
 - VìVìMỗi người một hoàn cảnh 
 Dứt lời ,Hoà bỏ đi chỗ khác . Tôi đứng trơ ra một mình với sự hờn giận xen lẫn cả tự ái lẫn một nỗi buồn mơ hồ thật khó tả Tại sao Hoà lại không muốn nói chuyện với tôi nhỉ ?Hay là Hoà ghét những lời thương hại đãi bôi?.....
 Hỏi : Em chỉ ra các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
5.Dặn dò. ( 1 phút)
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Chuẩn bị bài viết số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an thao giang hay lop 9 Doi thoai doc thoai.doc