Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.

 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn, bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS:

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Khúc hát ru những em, bé lớn trên lưng mẹ” và nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa triết lí của bài thơ?

 3. Bài mới: Vầng trăng tỏa ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam, thật vô cùng thân thuộc. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm – tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình tự ăn năn, tự trách móc chính mình? Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy viết tại thành phố Hồ Chí Minh 3 năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi nguồn cảm hứng từ một tình huống như thế.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 25/10/2011
Tiết PPCT: 56 Ngày dạy: 31/10/2011
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.
 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn, bình giảng. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Khúc hát ru những em, bé lớn trên lưng mẹ” và nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa triết lí của bài thơ? 
 3. Bài mới: Vầng trăng tỏa ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam, thật vô cùng thân thuộc. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm – tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình tự ăn năn, tự trách móc chính mình? Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy viết tại thành phố Hồ Chí Minh 3 năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi nguồn cảm hứng từ một tình huống như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
- Nêu vài nét chính về tác giả? 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HS suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV:Hướng dẫn HS đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài. 
GV nhận xét
GV :Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần ?.
* HS đọc 2 khổ thơ đầu.
GV :Mối quan hệ giữa nhà thơ với vầng trăng trong quá khứ như thế nào?
HS: Là người bạn tri kỷ
GV Tri kỷ là gì ? Em đó gặp từ này ở bài nào? GV: giải thích thêm.
GV : Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?Nhận xét về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ ?
HS suy nghĩ và trả lời.GV: chốt ý 
*HS đọc hai khổ tiếp
GV: Hoàn cảnh của nhà thơ lúc này như thế nào?
HS: Về thành phố có cuộc sống đầy đủ, giàu sang
GV : Sống trong hoàn cảnh như vậy thái độ của con người với vầng trăng như thế nào?
HS : Như người dưng qua đường 
GV:Khi thay đổi hoàn cảnh, người ta dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý người ta dễ có thể thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình. Đó chính là quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống và nghĩ như vậy, coi đó là chuyện bình thường đương nhiên.
GV: Trong hoàn cảnh đó bất ngờ tình huống gì đã xảy ra?
GV: Từ thình lình gợi cho ta điều gì? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì?
GV: Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn sáng thì bất ngờ gặp ánh sỏng của vầng trăng tròn vành vạnh khi xưa.
GV: Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng?
GV: Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
* HS đọc khổ thơ cuối.
GV: Ngoài ý nghĩa tả thực, ánh trăng còn có ý nghĩa gì? 
 HS: thảo luận nhóm theo “kĩ thuật khăn phủ bàn”– 4 phút và trả lời
GV: vầng trăng im phăng phắc thể hiện: thái độ nghiêm khắc nhắc nhở có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lương tâm, con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
HS nhận xét về nghệ thuật
GV chốt ý và liên hệ giáo dục HS
GV.Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. Ý nghĩa vầng trăng
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh
b. Thể thơ: Thơ 5 chữ trữ tình, giàu triết lí.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần 
b. Phân tích:
b1. Cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ với những kỉ niệm : (từ đầutình nghĩa)
- Nhỏ sống với đồng, sông, bể -> Nghệ thuật: điệp từ
- Chiến tranh ở rừng - Trăng + người = tri kỉ 
->nhân hóa
=>Tình nghĩa với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ, đến những năm tháng trận mạc sâu 
b2. Cảm nhận về vầng trăng ở hiện tại (còn lại)
*Cuộc sống ở thành phố: (tiếpqua đường)
 "quen ánh điện cửa gương.
 vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường"
-> Nhân hóa: Cuộc sống đầy đủ, giàu sang dửng dưng với trăng
=> Khi thay đổi hoàn cảnh: người ta dễ dàng lãng quên quá khứ. 
*Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người và vầng trăng  
+ Tình huống:
- Thình lình đèn điện tắt: phòng tối, mở cửa vầng trăng tròn
->Nghệ thuật : sử dụng tính từ, động từ: sự bất ngờ, ngỡ ngàng.
+ Con người nhận ra sự vô tình :
- “Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì... Như là .. Như là...” 
-> Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt-> từ láy, so sánh, liệt kê, điệp ngữ: diễn tả tâm trạng, cảm xúc chợt dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm 
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
 Ánh trăng im phăng phắc”
-> Nhân hoá, từ láy.
=> Tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình, sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
3.Tổng kết:
* Nghệ thuật: 
- Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước.
* Ghi nhớ (SGK/155)
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Soạn "Làng" – Kim Lân, chú phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT56 ANH TRANG.doc