Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .

2. Kỹ năng:

 - Nhận diện được tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.

 - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngũ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.

 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích , thảo luận theo cặp.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Có mấy cách phát triển của từ vựng? Trình bày rõ và cho ví dụ cụ thể?

- Tìm 5 yếu tố là từ Hán Việt, từ mượn gốc Ấn - Âu, hoàn chỉnh mô hình sau: Thủy + X, Sơn + X.

 3.Bài mới: Tiết trước chúng ta đã ôn tập sự phát triển của từ vựng, từ Hán Việt, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Tiết học này một lần nữa chúng ta tiếp tục ôn tập về từ vựng chủ yếu là các biện pháp tu từ mà các em đã được học ở những lớp dưới.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn: 10/10/2011
Tiết PPCT: 53 Ngày dạy: 25/10/2011
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
 - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngũ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích , thảo luận theo cặp.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Có mấy cách phát triển của từ vựng? Trình bày rõ và cho ví dụ cụ thể?
- Tìm 5 yếu tố là từ Hán Việt, từ mượn gốc Ấn - Âu, hoàn chỉnh mô hình sau: Thủy + X, Sơn + X... 
 3.Bài mới: Tiết trước chúng ta đã ôn tập sự phát triển của từ vựng, từ Hán Việt, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Tiết học này một lần nữa chúng ta tiếp tục ôn tập về từ vựng chủ yếu là các biện pháp tu từ mà các em đã được học ở những lớp dưới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Từ tượng hình, từ tượng thanh 
GV: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ cụ thể?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Các biện pháp tu từ từ vựng
GV: Thế nào là biện pháp tu từ?
GV: Có những biện pháp tu từ từ vựng nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: So sánh là gì? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của biện pháp ẩn dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy nêu khái niệm nhân hoá? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy cho biết thế nào là hoán dụ? Tác dụng của hoán dụ?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho VD? 
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm của điệp ngữ? Tác dụng? Ví dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng như thế nào? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV chốt ý: Các phép tu từ từ vựng đã học? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
GV:HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài theo nhóm( 4 phút) 
GV nhận xét và bổ sung
GV: GV hướng dẫn.HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài
GV nhận xét và bổ sung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: ôn lại lí thuyết, tự lấy VD về các phép tu từ từ vựng - từ tượng hình, từ tượng thanh, đặt VD vừa tìm được vào văn bản cụ thể, các ý trong văn bản phải logic với nhau 
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
1. Khái niệm:
- Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, thạng thái của sự vật.VD: chót vót, thon thả, lêu khêu, thấp thoáng
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người. VD: lanh canh, lách cách, ầm ầm
* Đặc điểm, công dụng:
Gợi tả hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, tính biểu cảm cao, dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.
Bài tập:
- Tên loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè..
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ-> Mô phỏng hình ảnh đám mây một cách cụ thể
II. Các biện pháp tu từ từ vựng.
1. Khái niệm: Cách sử dụng những từ gọt giũa, bóng bẩy, gợi cảm.
* Các biện pháp tu từ từ vựng.
a. So sánh: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Một số trường hợp sau:
- Người với người, vật với vật, âm thanh với âm thanh.
- So sánh khác loại: vật với người. 
- Cái cụ thể với cái trừu tượng. 
* Cấu tạo của phép so sánh:
Vế a - từ so sánh - vế B.
Dòng sông trong sáng như gương.
b. Ẩn dụ:
 Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhăm flamf tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Các phép ẩn dụ:
Gọi sự vật A = tên sự vật B (ngày ngày mặt trời)
Gọi hiện tượng A = tên hiện tượng B (gần mực)
-> Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm xúc, gợi cảm, gợi tả.
c. Nhân hoá:
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người, làm cho đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi
-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
d. Hoán dụ:
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo chàm”
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng chứa đựng nó: Ví dụ: Ngày Huế đổ máu,(Huế vật chứa đựng). Chú Hà Nội về (người đang sống và làm việc đó bằng vật được chứa đựng)
-> Tác dụng: Làm cho câu thơ văn giàu tình cảm, cảm xúc. 
e. Nói giảm, nói tránh:
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương
 - Bác đã ra đi theo Các Mác -> Chỉ sự ra đi của Bác, giảm nhẹ sự mất mát, nỗi đau
g. Nói quá:
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Quả bí khổng lồ., Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày..
h. Điệp ngữ:
- Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đó.
- Các kiểu điệp ngữ:
+ Điệp ngữ nối tiếp: “Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm”
+ Điệp ngữ ngắt quãng: “Tiếng gà trưa”
+ Điệp ngữ vòng tròn: (lặp câu cuối và câu trước câu sau)
Ví dụ: Cùng trông lại chẳng thấy
 Thấy xanh.. ngàn dâu
 Ngàn dâumột màu
i. Chơi chữ:
 - Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
- Các lối chơi chữ:
+ Từ đồng âm
+ Lối nói trại âm (gần âm): truyền hình, tàng hình.
+ Cách điệp âm: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốcgia gia”
+ Nói lái: Trên trời rớt xuống mau co là gì? ( Mo cau), cá đối- cối đá, mèo cái – mái kèo.
+ Các từ trái nghĩa
- Sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, thơ văn (thơ trào phúng), trong câu đố, câu đối
-> Tác dụng: tạo các hiểu bất ngờ thú vị, thể hiện sự dí dỏm, thông minh, hài hước.
2. Bài tập 2:
a. Phép ẩn dụ tu từ:
Từ “hoa, cánh” chỉ cuộc đời Thúy Kiều
Từ “cây, lá” chỉ gia đình Kiều
-> Ý nói Kiều đã bán mình chuộc cha, cứu gia đình
b.Phép tu từ so sánh:
So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng trời đổ mưa-> Tài đàn điêu luyện..
c.Phép nhân hóa: Thể hiện ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn
d.Phép nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh
e. Phép chơi chữ: Chữ “tài” và chữ “tai”
3.Bài tập 3.
a.Phép điệp ngữ; b.Phép nói quá; c.Phép so sánh; d.Phép nhân hóa; 
e.Phép ẩn dụ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Nắm các khái niệm về các phép tu từ từ vựng. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Tập viết đoạn văn có sử các từ tượng thanh, từ tượng hình. Viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ từ vựng đã học.
- Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc53 - TU TUONG THANH, TUƠNG HINH.doc