A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kỹ năng:
- Nhận diên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm về quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Giáo dục tình thương yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thuyết trình; tích hợp phần Văn ở bài “Đoàn thuyền đánh cá”, phần Tiếng Việt ở bài “Tổng kết về từ vựng”, với phần Tập làm văn qua bài “Tập làm thơ 8 chữ”, kĩ thuật “khăn phủ bàn”
Tuần : 11 Ngày soạn: 20/10/2011 Tiết PPCT: 51 Ngày dạy: 24/10/2011 BẾP LỬA Bằng Việt A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. - Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kỹ năng: - Nhận diên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm về quê hương, đất nước. 3. Thái độ: Giáo dục tình thương yêu gia đình, người thân, yêu quê hương. C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thuyết trình; tích hợp phần Văn ở bài “Đoàn thuyền đánh cá”, phần Tiếng Việt ở bài “Tổng kết về từ vựng”, với phần Tập làm văn qua bài “Tập làm thơ 8 chữ”, kĩ thuật “khăn phủ bàn” D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận và nêu nội dung – nghệ thuật chính của bài thơ? 3.Bài mới: Trong bài “Tiếng gà trưa” của thi sĩ Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà minh khum khum soi trứng và mắng cháu yêu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô (cũ) nhớ về bà mình, khi hằng ngày đang sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG - Nêu vài nét chính về tác giả? - Những sáng tác chính? - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? HS suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản ( chậm rãi, xúc động, bồi hồi) và tìm hiểu chú thích trong SGK - GV nhận xét GV: Nêu bố cục bài thơ ? * HS đọc khổ thơ 1: GV:Tên bài thơ là Bếp lửa, câu mở đầu cũng viết về bếp lửa: khắc sâu hình ảnh bếp lửa, khẳng định nỗi nhớ dai dẳng khắc sâu bắt đầu sự khởi nguồn của khổ thơ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ..nắng mưa GV:Hình ảnh thơ nào viết về bếp lửa? Từ nào lặp lại, có tác dụng gì? GV Ai là người nhóm lửa? Nắng mưa gợi cho em suy nghĩ gì? GV Qua khổ thơ 1, em cảm nhận được điều gì? Hình ảnh nào tạo cảm xúc liên tưởng để tác giả viết về bà? * HS đọc tiếp 3 khổ thơ GV: Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào qua 3 khổ thơ tiếp? HS: suy nghĩ và tìm ý GV: Bà đã làm gì cho cháu? Bà làm thay những công việc của ai? (Bố, mẹ,). Những lời dặn dò của người bà ngời lên phẩm chất nào? GV:Em có nhận xét gì nghệ thuật sử dụng và hình ảnh người bà? HS: suy nghĩ và trả lời GV: Vì sao ký ức của người cháu, những kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời GV: Tái hiện cuộc sống lúc 4 tuổi ra sao? GV liên hệ nạn đói năm 1945. GV:Hình ảnh khói cay thể hiện điều gì? GV: Tìm những câu thơ gắn liền với thời gian nhóm lửa của người bà? GV: Nhận xét về tình cảm bà cháu và những kỉ niệm của hai bà cháu? HS: suy nghĩ và trả lời * HS đọc khổ thơ cuối GV: Nhà thơ nhớ về thói quen nào của bà? GV: Câu kết với câu hỏi tu từ mở ra điều gì? Câu hỏi thảo luận nhóm – 4 phút theo kĩ thuật “ khăn phủ bàn” Ngoài hình ảnh tả thực, “bếp lửa” còn mang hình ảnh gì? Ý nghĩa? HS thảo luận điền kết quả vào giấy, GV nhận xét, chốt ý GV: Tác giả diễn tả thời gian dài không phải là đốt lửa mà là nhóm lửa: sự khó khăn bền bỉ, kiên trì, nhóm lửa có âm thanh tha thiết của quê hương, Người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh, những thời điểm khó khăn của đất nước Hình ảnh người bà và bếp lửa trong nỗi nhớ của người cháu, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh GV.Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS tùy chọn các đoạn trong SGK và phân tích yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm trong đoạn văn vừa chọn I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. b. Thể thơ: Thơ 8 chữ, vần chân – liền nhau II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục:3 phần: + Phần 1 : khổ thơ 1 (Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà) + Phần 2 : 3 khổ thơ tiếp ( Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả). + Phần 3 :còn lại (Hình ảnh bếp lửa và tình cảm thấm thía của người cháu đối với bà) b.Phân tích: b1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà (Khổ thơ 1) - Từ láy :chờn vờn -> Cảm nhận bằng thị giác, hình ảnh thực: bếp lửa - Bếp lửa ấp iu, nồng đượm Cháu thương bà mấy nắng mưa. -> Sự kiên nhẫn, khéo léo, chắt chiu của người nhóm lửa gắn liền với nỗi nhớ gia đình. => Hình ảnh thơ cụ thể: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cho tác giả nhớ về bà b2. Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả (3 khổ thơ tiếp) * Hình ảnh người bà : - Nhóm lửa Hình ảnh gần gũi: bà cưu mang, - Bà kể chuyện đùm bọc chăm sóc, dạy bảo cháu - Bà dạy cháu làm nên người - Bà chăm cháu học -> Miêu tả, tự sự kết hợp với biểu cảm :người bà với đức tính cao cả, hy sinh thầm lặng * Những kỉ niệm tình bà cháu : - Lên 4 tuổi: giặc đốt làng, đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói cay nhèm mắt -> Tự sự kết hợp với biểu cảm : Ký ức về nỗi cay cực đói nghèo tràn ngập tuổi thơ, thấm sâu vào xương thịt, nỗi gian nan, vất vả. - Tám năm ròng:Cháu cùng bà nhóm lửa, cháu ở với bà, giặc đốt làng, cháu giúp bà dựng lều tranh, viết thư cho bố. -> Nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm. => Hình ảnh người bà người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh và những kỉ niệm tình bà cháu chân thành, giàu cảm xúc trong hồi tưởng của tác giả b3. Hình ảnh bếp lửa và tình cảm thấm thía của người cháu đối với bà (Khổ thơ cuối) - Bà : nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm vui, nhóm tâm tình tuổi thơ - Bếp lửa là hình ảnh cuộc sống thực đầy vất vả, nhọc nhằn của 2 bà cháu. Là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bà ấm áp tình yêu thương sâu nặng của người cháu với bà. => Nghệ thuật sáng tạo, hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (bà nhóm lửa). Bà nhóm lửa -> giữ lửa -> truyền lửa cho thế hệ sau. 3.Tổng kết: * Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm * Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. * Ghi nhớ (SGK/146) III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Phân tích kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm ở một đoạn tự chọn trong bài thơ - Soạn "Khúc hát ru những em bé lớn ngủ trên lưng mẹ" Soạn ngắn gọn, đủ ý vì đây là bài đọc thêm E. RÚT KINH NGHIỆM: .. . **************************************
Tài liệu đính kèm: