Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Đọc thêm Mã Giám Sinh mua Kiều - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Đọc thêm Mã Giám Sinh mua Kiều - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu thêm về giá trị hiện thưc, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại

- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích

- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích

3. Thái độ:

 - Giúp HS có nhãn quan đúng đắn với những người như Mã Giám Sinh trong xã hội phong kiến bấy giờ . Đồng thời cảm thông sâu sắc cho thân phận tủi nhục của nàng Kiều.

C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, phân tích, bình giảng.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng đoạn trích và phân tích những nét chính về cảnh thiên nhiên mùa xuân?

- Đọc thuộc lòng đoạn trích và phân tích tâm trạng con người trong lễ hội mùa xuân?

- Giải thích nghĩa từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản : giai nhân, tài tử, đạp thanh, tảo mộ.

 3.Bài mới: Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động, một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính, từ ngôn ngữ đến hành động, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Đọc thêm Mã Giám Sinh mua Kiều - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :7 Ngày soạn: 25/09/2011
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy: /09/2011
ĐỌC THÊM: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thêm về giá trị hiện thưc, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện ( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích
3. Thái độ: 
 - Giúp HS có nhãn quan đúng đắn với những người như Mã Giám Sinh trong xã hội phong kiến bấy giờ . Đồng thời cảm thông sâu sắc cho thân phận tủi nhục của nàng Kiều.
C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, phân tích, bình giảng..
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích và phân tích những nét chính về cảnh thiên nhiên mùa xuân? 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích và phân tích tâm trạng con người trong lễ hội mùa xuân?
- Giải thích nghĩa từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản : giai nhân, tài tử, đạp thanh, tảo mộ...
 3.Bài mới: Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động, một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính, từ ngôn ngữ đến hành động, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV: Nêu vị trí của đoạn trích va phương thức biểu đạt?
HS trả lời. GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Giáo viên nêu yêu cầu, đọc mẫu, gọi HS đọc
Chú ý phân biệt hai giọng người kể chuyện và hai nhân vật. Lời Mã Giám Sinh nói hai lần với hai ngữ điệu khác nhau. Lời mụ mối đưa đảy. Lời người kể chuyện từ tốn khách quan.
GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? Ý chính mỗi phần?
 HS: Tóm tắt nội dung phần trước: Kiều ngỏ lời bán mình chuộc cha mụ mối đưa người đến mua. 
GV: Mã Giám Sinh xuất hiện Ntn? Tìm chi tiết miêu tả về con người này?
GV: Diện mạo Mã Giám Sinh được miêu tả qua chi tiết nào? Nhân xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
GV: Nhận xét gì về cách ăn nói của Mã Giám Sinh? Hắn là người như thế nào?
GV: Hành vi của Mã Giám Sinh được miêu tả qua những từ ngữ nào?
HS: Thảo luận trả lời:
GV bình giảng: Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của tên họ Mã đã phơi bày hiện thực xã hội. Trong đó, Thúy Kiều rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và nạn nhân là người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện.
GV: Trong màn kịch mua bán còn có những nhân vật nào ngoài Mã Giám Sinh ?
GV: Tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào?
GV: Miêu tả tâm trạng Thúy Kiều tác giả dùng nghệ thuật gì?
HS :Trả lời
GV: Bọn buôn người có những hành động lời nói như thế nào? Em có nhận xét gì về bọn chúng?
HS Trả lời . GV Chốt ý.
GV: Qua đoạn trích, theo em tác giả thể hiện thái độ như thế nào?
GV : Hãy tìm những nét nghệ thuật chính của đoạn trích? Từ đó, rút ra ý nghĩa văn bản?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Học và nắm vững kiến thức trong bài học
I. GIỚI THIỆU CHUNG: 
1.Tác giả: Nguyễn Du
 2.Tác phẩm:
a. Vị trí: Nằm ở đầu phần thứ hai. Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai vạ
b.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc- Tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản: 
a.Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Đến “kíp ra ” Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
- Phần 2: Còn lại : cuộc mua bán Kiều.
b. Phân tích:
b1.Nhân vật Mã Giám Sinh:
- Viễn khách: khách ở xa đến
* Ngoại hình: 
+ Tuổi tác và diện mạo:- Trạc tứ tuần
 - Mày râu nhẵn nhụi
 - Aó quần bảnh bao
+ Hành vi lời nói: Tên rằng, quê rằng.
-> Lời nói cộc lốc, thiếu văn hóa
+ Cử chỉ : Tót sỗ sàng->bất lịch sự, vô học, trơ trẽn.
=> Qua ngoại hình, tính cách tác giả phơi bày chân tướng tên họ Mã
* Bản chất:
- Cò kè bớt một thêm hai ->xem Kiều như một món hàng
- Thờ ơ, vô cảm trước nỗi tủi hổ của Kiều
=>Một tên buôn người lọc lõi đê tiện.
b2. Diễn biến cuộc mua bán:
* Thuý Kiều:
-Bước đi một bước, lệ mấy hàng
Ngại ngùng buồn như cúc, gầy như mai
->Nghệ thuật so sánh, Kiều vô cùng đau đớn xót xa
* Bọn buôn người:
- Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cung, thử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=> Sành sỏi trong việc mua bán người, coi nàng Kiều là một món hàng không hơn không kém.
b3. Thái độ của tác giả: 
- Thái độ kinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của Mã Giám Sinh
- Nỗi xót thương, đồng cảm với Kiều.
3.Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh: diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diên thể hiện bản chất xấu xa
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
* Ý nghĩa văn bản:
- Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
- Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động, một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính, từ ngôn ngữ đến hành động
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc đoạn trích
- Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích
- Chuẩn bị: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docMA GIAM SINH MUA KIEU.doc