A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua đoạn trích trong Truyện Kiều.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật
- Phân tích một số chi tiêt nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du .
3. Thái độ: - Giáo dục HS sự trân trọng, đề cao giá trị, vẻ đẹp của những con người tài hoa.
C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ:- Tóm tắt ngắn nội dung đoạn trích Truyện Kiều ?
- Nêu vài nét chính về cuộc đời và văn nghịệp của Nguyễn Du?
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
3.Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được biết sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Trong truyện, Nguyễn Du đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật đặc sắc với bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, đặc biệt ông luôn dành nhiều ưu ái cho những con người mà ông yêu quý trong đó nổi bật hơn cả là chân dung Thúy Kiều – nhân vật chính của tác phẩm.
Tuần : 6 Ngày soạn: 04/10/2012 Tiết PPCT: 27-28 Ngày dạy: 06/10/2012 Văn bản : CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua đoạn trích trong Truyện Kiều. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. - Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện - Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật - Phân tích một số chi tiêt nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du . 3. Thái độ: - Giáo dục HS sự trân trọng, đề cao giá trị, vẻ đẹp của những con người tài hoa. C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ:- Tóm tắt ngắn nội dung đoạn trích Truyện Kiều ? - Nêu vài nét chính về cuộc đời và văn nghịệp của Nguyễn Du? - Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? 3.Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được biết sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Trong truyện, Nguyễn Du đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật đặc sắc với bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, đặc biệt ông luôn dành nhiều ưu ái cho những con người mà ông yêu quý trong đó nổi bật hơn cả là chân dung Thúy Kiều – nhân vật chính của tác phẩm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ? HS trả lời. GV giảng về nghệ thuật miêu tả nhân vật và chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: GV: đọc mẫu, nêu yêu cầu đọc: Miêu tả 2 nhân vật bằng thái độ ngợi ca (giọng trân trọng ) GV: gọi HS đọc và giải thích từ khó GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? Trình tự miêu tả ? HS : Phát hiện và trả lời *HS đọc 4 câu thơ đầu GV: Nêu nội dung chính của bốn câu thơ đó? GV: Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân được gợi tả bằng hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật? HS: Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm vẻ đẹp của hai chị em. Bút pháp ước lệ: dùng hình tượng đẹp của thiên nhiên để nói về con người); Dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười”) GV: Nhận xét câu thơ cuối đoạn ? Câu thơ ngắn gọn có tác dụng gì? GV: Nhận xét về cách giới thiệu 2 chị em của tác giả? (Có ngắn gọn không? Làm nổi bật điều gì) HS lần lượt trả lời GV chốt ý: Chỉ với 4 câu thơ kết hợp 3 phương thức biểu đạt (2 dòng đầu tự sự, dòng 3 miêu tả, dòng 4 biểu cảm) Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn nhưng không sao chép và gửi vào đó là tình cảm yêu mến trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt “mỗi người một vẻ”. Vì thế liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người. HẾT TIẾT 27 CHUYỂN TIẾT 28 *HS đọc 4 câu tiếp GV: Từ “ trang trọng” gợi vẻ đẹp như thế nào? GV: Những đường nét nào của Thuý Vân được tác gỉa nhắc tới? GV: Biệt pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả Thuý Vân? HS: Bút pháp nghệ thuật ước lệ, với những hình tượng thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc , vẻ đẹp đoan trang của Thuý Vân. Tuy nhiên Nguyễn Du lại tả Thuý Vân cụ thể hơn lúc tả Thuý Kiều Nghệ thuật so sánh ẩn dụ, vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái của Thuý Vân GV: Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp như thế nào? HS: Mây thua, tuyết nhường®Vẻ đẹp phúc hậu) GV: Theo em chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận sẽ như thế nào? HS suy nghĩ và bộc lộ ý kiến A.Long đong lận đận B.Truân chuyên trắc trở C.Giàu sang phú quí D. Suôn sẻ, bình lặng. * HS đọc 12 câu còn lại: GV vẫn với nghệ thuật đòn bẩy dùng gấp 3 số câu tả® tả rất kĩ 1 sắc nước hương trời như Thúy Vân để rồi “Kiều càng...” GV: Câu thơ đầu tiên thể hiện ý gì? GV: Nguyễn Du giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều khác với Thuý Vân như thế nào? GV: Hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” gợi vẻ đẹp gì? GV: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mạng tính ước lệ, theo em có điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân ? HS: Khác-> Đặc biệt tác giả đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ sắc sảo GV: Sau này Mã Giám Sinh nhận xét: “Một cười này hẳn nghìn vàng không ngoa”. Còn Hồ Tôn Hiến thì: “Nghe càng đắm ngắm càng say. Làm cho mặt sắt cũng ngây vì tình” GV: Giải thích tích của thành ngữ “Nghiêng nước nghiêng thành” GV: Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những tài năng của Kiều là gì? Mục đích miêu tả tài ? Tài nào được tả sâu, kỹ? HS: Tác giả tả sắc một phần, tài năng hai phần. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến (đủ cầm, kì, thi, hoạ ) GV: Chân dung của Kiều dự cảm số phận như thế nào ? Dựa vào câu thơ nào mà em biết? (“Hoa ghen ..liễu hờn; bạc mệnh” ) GV: Em nhận xét gì về vẻ đẹp của Thúy Kiều? GV: Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ? HS: Trân trọng, đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân GV tóm lại bức chân dungThúy Kiều hiện lên có đủ sắc-tài-tình-mệnh, tác giả dành lượng gấp 3 lần thơ để tả so với Thúy Vân, trời xanh phú cho nàng nhiều phẩm hạnh đẹp đẽ thì cũng đày đoạ nàng nhiều nỗi truân chuyên theo triết lí định mệnh phong kiến “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” hay như Nguyễn Du đã viết mở đầu “Chữ tài đi với chữ tai một vần” HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV cho HS đọc đoạn văn tham khảo SGK/84 tương tứng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Nguyễn Du 2.Tác phẩm Vị trí: Nằm ở phần thứ nhất của truyện (từ câu 15 -> câu 38 ) - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: ước lệ, tượng trưng... II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu nghĩa từ khó: - Chú ý chú thích số:1,2,5,9,14 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần: + Phần1 (4 câu đầu): Giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều. + Phần 2 (4 câu tiếp): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân. + Phần 3 (12 câu còn lại): Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều b.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. c.Phân tích: c1. Giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em - “ Tố Nga”-> cô gái đẹp - “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”- hình ảnh ước lệ : vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng. - “Mười phân vẹn mười”: khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ” => Cách giới thiệu ngắn gọn làm nổi bật vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đạt tới độ hoàn mĩ của hai chị em. c2.Vẻ đẹp của Thuý Vân - “Trang trọng”: gợi sự cao sang, quí phái. - Miêu tả Thúy Vân với các đường nét: + Khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu (khuôn trăng đầy đặn) +Mái tóc mềm mại (mây thua nước tóc) +Làn da trắng, mịn màng (tuyết nhường màu da) + Nụ cười như hoa, giọng nói nhỏ nhẹ, nghiêm trang, đứng đắn..(hoa cười, ngọc thốt đoan trang) => Bút pháp nghệ thuật ước lệ, miêu tả chi tiết, thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ: Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái - hài hoà êm đềm với xung quanh, dự cảm cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. c3.Vẻ đẹp Thuý Kiều - Khái quát đặc điểm nhân vật: * Nhan sắc: (Kiều càngkém xanh) - Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn - Không miêu tả tỉ mỉ, chỉ tập trung đặc tả đôi mắt: + Làn thu thuỷ: đôi mắt đẹp trong sáng như nước mùa thu + Nét xuân sơn” : lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân +“ Một hai thành” : điển cố (thành ngữ) ® Bút pháp ước lệ, tượng trưng đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt, cách dùng thành ngữ: Vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, đầy sức sống của một tuyệt thế giai nhân * Tài năng: (Thông minh.não nhân) - Cầm (đàn hay), kì (đánh cờ giỏi), thi (tài làm thơ), hoạ (tài vẽ tranh đẹp) ® Đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm phong kiến - Sở trường, năng khiếu là tài đánh đàn và tự sáng tác nhạc vượt lên trên mọi người (ăn đứt) (Nghề riêng một chương. - “Thiên bạc mệnh”: do Kiều sáng tác ® Ghi lại tiếng lòng một trái tim đa sầu đa cảm. => Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn (Vẻ đẹp kết hợp cả sắc – tài – tình). Dự cảm số phận éo le, đau khổ, bất hạnh. 3.Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ. - Nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản : Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm những nét chính về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân - Thúy Kiều, dự cảm cuộc đời họ. Học thuộc lòng đoạn trích. - Tham khảo đoạn văn tương tứng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân * Bài mới: Chuẩn bị: “Cảnh ngày xuân” E. RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: