Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24 đến 25 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24 đến 25 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU BÀI HOC:

1. Kiến thức :

- Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật.

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật.

2. Kĩ năng :

- Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với nội dung giao tiếp.

3. Thái độ :

Có ý thức vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Soạn giáo án, đồ dùng học tập.

2. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? đặt 2 câu cảm thán?

3. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 25 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24 đến 25 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 
TIẾT 88
CÂU CẢM THÁN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : 
- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. 
2. Kĩ năng : 
- Xác định và sử dụng câu cảm thán khi tạo lập văn bản. 
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ :
 	Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. 
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là câu câu khiến ? Chức năng của câu cầu khiến, đặt câu cầu khiến ? 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Yêu cầu HS đọc VD, tìm hiểu Y/c trong SGK.
GV: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
HS: Xác định.
GV: Dựa vào đặc điểm hình thức nào, giúp em nhận biết được đâu là câu cảm thán?
HS: + TN cảm thán: Hỡi ôi, than ôi
 + Dấu câu: dấu chấm than.
GV: Tác dụng của câu cảm thán?
HS: Thảo luận cặp trả lời.
GV: KL.
GV: Qua tìm hiểu vd trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Chốt lại.
GV: Chuẩn bị bài tập vào bảng phụ cho hs làm BT nhanh.
Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán.
 a. Anh đến muộn quá.
( Trời ơi! anh đến muộn quá!)
b. Buổi chiều thơ mộng.
(Buổi chiều thơ mộng biết bao!)
 c. Những đêm trăng lên.
( Ôi! những đêm trăng lên.)
* Lưu ý: Cần phân biệt “biết bao” trong câu cảm thán ( đứng sau TT) và “biết bao” trong những câu trần thuật bình thường ( đứng trước DT)
(Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về).
“Biết bao” ->tương đương với những từ ngữ chỉ lượng nhiều: rất nhiều.
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho Hs hoạt động nhóm ( Tổ ), giao NV cho từng nhóm. 
N1: Bài 1.
N2: Bài 2.
HS: Đại diện tổ trình bày-> Nhận xét, bổ sung.
GV: Sửa chữa.
GV: Cho 2 hs lên bảng làm bài 3( đặt câu)
– Lớp nhận xét-> sửa chữa.
GV: Hướng dẫn HS về nhà tóm tắt đặc điểm hình thức và chức năng của 3 kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ở bài 4 sgk.
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẢM THÁN:
 1. Ví dụ (SGK)
 2. Nhận xét:
 - Các câu cảm thán:
 + Hỡi ơi lão Hạc!
 + Than ôi !
 - Đặc điểm hình thức để nhận biết:
 + TN cảm thán: Hỡi ôi, than ôi
 + Dấu câu: dấu chấm than.
 - Tác dụng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật.
* Ghi nhớ:(SGK)/tr 44.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Nhận biết câu cảm thán
 - Than ôi!
 - Lo thay!
 - Nguy thay!
 - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
 - Chao ôi, có biết đâu rằng ... thôi
 (4 câu đầu), các câu còn lại có thể có dấu (!) nhưng không có TN cảm thán -> không phải là câu cảm thán.
Bài 2: Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến.
 a, Lời than thân của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do ctr gây ra.
 b, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cách mạng.
 c, Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
* Nhận xét: Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (TN cảm thán, dấu chấm than) 
-> Nên không phải là câu cảm thán.
Bài 3: Đặt câu:
 VD : Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng!
 - Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay!
4. Củng cố:
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập 4 sgk.
- Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
- Xem trước bài tiếp theo: Câu trần thuật.
TUẦN 24
TIẾT 89
CÂU TRẦN THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HOC:
1. Kiến thức :
- Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật.
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩ năng :
- Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với nội dung giao tiếp.
3. Thái độ :
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn giáo án, đồ dùng học tập.
2. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? đặt 2 câu cảm thán?
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Y/c HS đọc VD ( Gv chuẩn bị sẵn vào bảng phụ).
HS: Đọc bài.
GV: Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học? ( Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).
HS: Xác định.
GV: Tác dụng của những câu này ? 
HS:Thảo luận cặp trả lời.
GV: Kl.
GV: Trong 4 kiểu câu (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật) thì kiểu câu nào thường được dùng nhiều nhất? Tại sao?
HS:
 - Câu trần thuật được dung nhiều nhất.
+ Nó thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng, tình cảm của người trong giao tiếp hàng ngày, trong văn bản.
+ Ngoài chức năng thông tin, thông báo, câu trần thuật còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> Câu trần thuật có thể thực hiện hầu hết các chức năng của 4 kiểu câu.
GV: Qua việc tìm hiểu vd trên em hãy cho biết đặc điểm và chức năng của câu trần thuật?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Chốt lại.
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho hs thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
N1: Bài 1.
N2: Bài 2.
N3: Bài 3.
HS: Thảo luận trình bày kq-> nhận xét, bổ sung.
GV: Sửa chữa.
GV: Hd hs về nhà làm các bài tập còn lại: 4,5,6. sgk.
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU TRẦN THUẬT.
 1. Ví dụ (SGK)
 2. Nhận xét:
 - Chỉ có câu đầu ở VD d (ôi Tào Khê! ) là câu có đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
* Các câu còn lại là câu trần thuật
* Tác dụng:
 + Đoạn a:
 - C1+C2: Trình bày suy nghĩ của người viết.
 - C3: Nhắc nhở trách nhiệm của những người đang sống hôm nay.
 + Đoạn b:
 C1: Kể và tả.
 C2: Thông báo.
+ Đoạn c: Cả 2 câu đều miêu tả ngoại hình của Cai Tứ.
+ Đoạn D (Trừ câu đầu)
C2: Nhận định, đánh giá.
C3: Biểu cảm. 
- > Câu trần thuật được dung nhiều nhất.
* Ghi nhớ (SGK)
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Nhận biết kiểu câu và xác định chức năng của câu.
a. C1: TT dùng để kể.
 C2+ C3: TT dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b. C1: (TT) dùng để kể.
 C2: Cảm thán
 C3,4: (TT) Bộc lộ cảm xúc.
Bài 2: 
 C2 trong phần dịch nghĩa BT Ngắm Trăng -> là câu nghi vấn
 C2 trong phần dịch thơ BT Ngắm Trăng -> câu (TT)
-> Tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm 1 điều gì đó.
Bài 3: Xác định kiểu câu
Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau . Câu b,c - > đề nghị nhẹ nhàng, nhã nhặn hơn câu a
Cầu khiến
Nghi vấn
Trần thuật
4. Củng cố:
- Lập bảng tổng kết các kiểu câu chia theo mục đích nói.
- Cho biết chức năng của các cầu trần thuật sau:
a. Rắn là một loài bò sát không chân.
b. Một người vừa cởi áo mưa vừa cười làm quen với chúng tôi.
c. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lí uống nước nhớ nguồn.
 d. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng một nỗi buồn
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong sgk.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Câu phủ định.
TUẦN 24
TIẾT 90
CHIẾU DỜI ĐÔ
( THIÊN ĐÔ CHIẾU )
( LÍ CÔNG UẨN )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : 
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua
- Sự phát triển của quốc gia Đại việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết 
phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Thái độ : 
- Yêu kính, tự hào, biết ơn những anh hùng hào kiệt những thế hệ cha ông đã có công lao lớn đối với đất nước.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
 II- CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án; Tư liệu về tác giả và tác phẩm. 
- HS: Soạn bài trước ở nhà.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Đi đường . Em hiểu gì về Bác Hồ khi học hai bài thơ này ?
- Nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới : Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Y/c HS đọc chú thích* trong SGK.
HS: Đọc bài.
GV: Y/c hs nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
GV: Lí Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lí.
GV: Em hiểu gì về thể chiếu?
HS: Trả lời.
GV: KL
- Chiếu: Còn gọi là chiếu thư, chiếu mệnh, chiếu chỉ, chiếu bản. Đó là văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Chiếu là văn nghị luận, trong đó không phải chỉ có lí lẽ mà phải thể hiện hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa rộng, tâm hồn cao cả.
- Chiếu Dời Đô, cũng mang đặc điểm chung của thể văn chiếu nói chung, nhưng đồng thời có đặc điểm riêng: Bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình, bên cạnh ngôn từ mang tính đơn thoại, một chiều của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngôn từ mang tính chất đối thoại, trao đổi. 
GV: Hd cách đọc: Giọng trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành một số câu.
HS: Đọc văn bản.
GV: Em hãy cho biết bố cục của VB? 
HS: 3 phần
P 1: Từ đầu đến phong tục phồn thịnh: Phân tích những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
P 2: Thế mà đến không thể không dời đổi: Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô mới.
P 3: Còn lại: Khẳng định thành Đại La là một nơi tốt nhất để định đô.
GV: Hd hs tìm hiểu một số chú thích ở sgk.
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Em hãy đọc đoạn từ đầu cho đến ...Cho nên vận nước dài lâu, phong tục phồn vinh” và cho biết tác giả đề cập đến điều gì?
HS: Nhà Chương nhà Chu nhiều lần dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau.
 GV: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Chương, nhà Chu nhằm mục đích gì?
HS: Viện dẫn sử sách TQ (số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ) ® tiền để cho việc dời đô.
->Quy luật khách quan phù hợp với nguyện vọng của muôn dân.
GV: Kết quả của việc dời đô ấy?
HS: Trả lời.
GV: Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ đó là gì? 
HS: Có sẵn trong lịch sử ai cũng biết, cũng thừa nhận.
GV: Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta thời lí?
HS: Thảo luận cặp trả lời.
GV: KL.
HS: Đọc đoạn tt từ “ Thế mà hai chử nhà đến không thể không dời đổi” và cho biết ở đoạn này tác giả lập luận bằng cách nào?
GV: Theo Lý Công Uẩn việc hai nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ có những hạn chế nào? 
HS: Trả lời.
+ Phạm những sai lầm: không th ... cố:
Gv nhắc lại nội dung bài vừa dạy.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài.
TUẦN 25
TIẾT 94
	 HỊCH TƯỚNG SĨ
(Trần Quốc Tuấn )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài “ Hịch tướng sĩ”.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn 
bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.	
3. Thái độ :
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, trân trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tranh ảnh về TQT.
- HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hịch là gì? nêu những đặc điểm khác nhau giữa Chiếu và Hịch? 
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài.	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Y/c HS đọc diễn cảm p 2. Ở đoạn này tác giả thể hiện luận điểm gì?
HS: Trả lời.
GV: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?
HS: Phát hiện và chỉ ra.
GV: Em có nhận xét gì về lời văn khắc họa kẻ thù?
HS: NX
GV: Tác dụng của cách viết đó?
HS: Thảo luận cặp -> Báo cáo.
GV: KL
( Khắc họa sinh động hình ảnh ghê tởm của giặc, gợi cảm xúc căm phẫn).
GV: Qua đó hình ảnh kẻ thù hiện lên như thế nào?
HS: Xác định.
GV: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ và hành động như thế nào? qua đó bộc lộ thái độ gì của người viết?
HS: Trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn diễn tả lòng căm thù? (Thống thiết tình cảm).Vị chủ tướng tự nói lên lòng mình sẽ có tác dụng như thế nào đối với tướng sĩ? (Khơi gợi sự đồng cảm, đọng viên to lớn đối với tướng sĩ).
HS: Thảo luận cặp trả lời.-> NX.
GV: KL.
GV: Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ? 
HS: Quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.
GV: Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ?
HS: Trả lời.
GV: KL.
GV: Trần Quốc Tuấn phê phán lối sống sai lầm nào của các tướng sĩ?
HS: Không biết nhục, không biết lo cho chủ tướng và triều đình, ham thú vui tầm thường, quên danh dự và bổn phận.
GV: Tác giả đã chỉ ra hậu quả của cách sống này như thế nào?
HS: Xác định.
+ Mất hết sinh lực, tâm trí đánh giặc.
+ Nước mất nhà tan.
GV: Em có nhận xét gì về giọng văn của đoạn này?
HS: Thảo luận cặp trả lời.
GV: KL.
HS đọc phần còn lại của bài.
GV: Bên cạnh việc phê phán thái độ, hành động sai của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Vậy đó là việc nào? 
HS: Nêu cao tinh thần cảnh giác, biết lo xa, tăng cường võ nghệ.
GV: Những việc làm trên đều nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời.
GV: Theo em trong hai đoạn trên tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng thủ pháp nghệ thuật gì?
HS: Xác định.
GV: Dùng những điệp từ, điệp ngữ tăng tiến, tương phản, liệt kê, so sánh, câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng, lí lẽ kết hợp tình cảm.
GV: Trần Quốc Tuấn là tướng tài, tác giả cuốn sách, đối lập thần chủ với nghịch thù cũng có nghĩa vạch rõ 2 con đường sống và chết. điều này cho thấy Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và với kẻ thù?
HS: Dứt khoác....
GV: Theo em thái độ dứt khoát này có tác dụng gì? 
HS: GQ những thái độ chần chừ, dao động trong tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến, quyết thắng.
GV: Lịch sử chống quân xâm lược thời trần đã chứng minh như thế nào cho chủ trương kêu gọi mọi người học tập “ Binh thư” của Trần Quốc Tuấn?
HS: Quân dân đời Trần liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lăng của giặc ngoại xâm thế kĩ XVIII.
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc thì tác giả đã:
GV: Tác giả đã sử dụng lập luận như thế nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại nhứng biện pháp nghệ thuật nào ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại:
GV: Giọng điệu của lời văn như thế nào ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại:
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của bài này là gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: Mời HS đọc mục ghi nhớ SGK / 61.
HS: Đọc, GV khắc sau lại kiến thức.
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
GV: Gd tư tưởng cho hs.
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Hd hs về nhà làm làm luyện tập.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
II. PHÂN TÍCH: (tt)
1. Nêu gương sáng trong lịch sử:
2. Tình thế đất nước:
- Đi lại nghênh ngang . hung hản như hổ đó.i
- Giọng văn mĩa mai, châm biếm, ngôn từ gợi hình, gợi cảm, so sánh sâu sắc.
=> Khắc họa sinh động hình ảnh ghê tởm của giặc, gợi cảm xúc căm phẫn.
- Làm nổi bật sự bạo ngược vô đạo, tham lam của kẻ thù.
- Thái độ của tác giả: Căm ghét và khinh bỉ kẻ thù đau xót cho đất nước.
- Nêu mối quan hệ ân tình: khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như tình cốt nhục.
- Phê phán thói bàng quan, vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa.
- Giọng văn: Nghiêm khắc, nói thẳng, mỉa mai, chế giễu vừa chân tình.
3. Hành động các tướng sĩ phải làm:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, biết lo xa, tăng cường võ nghệ 
- Mục đích: quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Thái độ của Trần Quốc Tuấn: dứt khoát, cương quyết, rõ ràng đối với các tướng sĩ.
Quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược.
III. TỔNG KẾT:
 1. Hình thức:
 - Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
 - Sử dụng phép lập luận linh hoạt, (so sánh bác bỏ..), chặt chẽ.
- Lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Hịch tướng sĩ nêu vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
* Ghi nhớ: SGK/tr 66.
IV. LUYỆN TẬP:
4. Củng cố:
- Nội dung của phần 2 và phần 3 của bài HTS?
- Nội dung nghệ thuật của văn bản?
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài và làm phần luyện tập.
	- Đọc thêm phần chú thích.
	- Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng đoạn văn biểu cảm trong Hịch Tướng Sĩ.
	- Tìm hiểu thêm về tác giả TQT và cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
- Xem trước bài: “ Nước đại việt ta”.
TUẦN 25
TIẾT 95
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
 - Khái niệm hành động nói.
 - Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kỹ năng : 
 - Xác nhận được hành động nói trong văn bản đã học và trong giao tiếp.
 - Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng các “ Hành động nói” để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ: 
1/ GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, bảng phụ.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu phủ định, cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu PĐ?
- Làm bài tập 4, 5 sgk.
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Y/c HS đọc kĩ đoạn trích (SGK)- Gv chuẩn bị sẵn vào bảng phụ.
HS: Đọc bài.
GV: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy? 
HS: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích đẩy Thạch Sanh đi mình hưởng lợi.
GV: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào thể hiện rõ điều đó? 
HS: Có vì nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
GV: Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
HS: Trả lời.
GV: Nếu hiểu hành động là “ Việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không?
HS: Thảo luận cặp trả lời.
GV: KL.
GV: Qua ví dụ trên em hiểu hành động nói là gì?
HS: Đọc ví dụ sgk.
GV: Chốt lại.
*HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Y/c HS đọc kĩ đoạn trích (SGK).
HS: Đọc bài.
GV: Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn văn trích của mục 1?
HS: Xác định trả lời.
GV: KL.
GV: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích?
HS: Thảo luận cặp xác định.
GV: KL.
GV: Liệt kê các hành động nói đã phân tích ở 2 đoạn văn trích của mục (I) và mục (II) Sgk?
HS: Liệt kê.
GV: Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Chốt lại.
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Cho hs thảo luận bài tập 1,2 sgk.
 - Tổ 1,3 làm bài 1
- Tổ 2,4 làm bài 2
 - Đại diện nhóm trình bày
 - Nhận xét, bổ sung.
 - GV: Sửa chữa, chuẩn kiến thức.
Bài tập 3
- Gv cho Hs làm việc cá nhân.
 - Hs lên bảng trình bày->Nhận xét, bổ sung.
GV: KL và chuẩ kiến thức.
GV: Gd tư tưởng cho hs.
I. HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ?
1/ Ví dụ: ( SGK)
2/ Nhận xét:
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích đẩy Thạch Sanh đi mình hưởng lợi.
“Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi”.
- Lí Thông thực hiện mục đích-> bằng lời nói.
- Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó là một việc làm có mục đích.
*Ghi nhớ: SGK/tr62.
II. MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP:
1/ Ví dụ: ( SGK)
2/ Nhận xét:
VD1:
 Câu 1: Dùng để báo tin.
Câu 2: Dùng để đe dọa.
Câu 4: Dùng để hứa hẹn.
VD2:
Câu 1: Hỏi.
Câu 2: Báo tin.
Câu 3, 4: Hỏi.
Câu 5, 6: Bộc lộ cảm xúc.
* Các hành động nói:
 - Trình bầy, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
 - Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
* Ghi nhớ: SGK/tr63.
III. LUYỆN TẬP:
Bài 1 : 
- Xác định mục đích của TQT viết Hịch
+ Khích lệ tướng sĩ học tập “ Binh thư yếu lược ”
- Xác định mục đích của hành động nói ở một câu :
Ta thườngquân thù : Trình bày và bộc lộ cảm xúc.
Bài 2 : Chỉ ra các hành động và mục đích của mỗi hành động nói.
a.
Hành động hỏi : Bác traichứ?
Hành động điều khiển : Này, bảotrốn
Hành động bộc lộ cảm xúc : cảm ơn.
b.
Hành động trình bày (nêu ý kiến) : Đây làviệc lớn.
Hành động hứa hẹn (nguyện thề) : Chúng tôibáo đền tổ quốc
c.
Hành động trình bày (báo tin) : Cậu Vàng đi đờiạ!
Hành động trình bày (kể) : Nó có biết gì đâu.
Bài 3: 
 - Anh phải hứa... nhau 
 - Anh hứa đi 
 - Anh xin hứa 
4. Củng cố:
- Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp?
- Cho ví dụ và phân tích một hành động nói?
5. Dặn dò:
- Học bài, xem lại bài tập.
- Đặt câu với hành động hỏi, điều khiển.
- Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động. Cho ví dụ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Hành động nói (tt)
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8 TUAN 2526DAO.doc