Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Trường Thị Giang

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Trường Thị Giang

 Tập làm văn

LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức , kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.

2.Kĩ năng:Tạo điều kiện cho Hs mạnh dạn suy nghị , phát biểu, thuyết trình.

3. Thái độ: Bình tĩnh tự tin.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Đọc Sgk, nghiên cứu tri thức về cái phít nước, dặn Hs chuẩn bị bài ở nhà.

- Chuẩn bị phít nước, phiếu học tập.

- Dự kiến phương pháp liên hệ thực tế, thuyết trình, thảo luận nhóm.

2.Học sinh : soạn bài , luyện nói ở nhà.

III.Tiến trình:

1. Ổn định lớp:kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài: Những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết về văn thuyết minh. Hôm nay các em sẽ luyện tập củng cố qua bài “Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng”. Để tiết học có hiệu quả các em hãy mạnh dạn trao đổi và thuyết trình trước đám đông.

* Tiến trình bài dạy

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Trường Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :14 	 Ngày soạn: 08/11/09
Tiết : 53 	Tiếng Việt:	 DẤU NGOẶC KÉP 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
2.Kĩ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết 
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép để tôn trọng bản quyến tác giả, không xuyên tạc văn bản gốc.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên : 
- Nghiên cứu Sgk, soạn giáo án, bảng phụ, mẩu câu 
- Dự kiến khả năng tích hợp với phần văn qua những văn bản đã học, với Tiếng Việt qua bài “ Dấu hai chấm”
2.Học sinh : Đọc Sgk, trả lời câu hỏi trong Sgk. 
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút
Đề bài: 
Câu 1: ( 4 điểm) Em hãy trình bày tác dụng của dấu hai chấm ? 
Câu 2: ( 6 điểm) 
a, Cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau: 
 Hồng chạy theo gọi: - Mợ ơi! Mợ ơi!
b, Thêm dấu hai chấm vào câu sau cho đúng:
Ca dao có câu “ Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp về đâu”
 Đáp án:
Câu 1: ( 4 điểm)
Dấu hai chấm dùng để:
Bào trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Báo trước lời dẫn trực tiếp
Báo trước lời thoại
Câu 2: ( 6 điểm)
a, Báo trước lời thoại ( 3 điểm)
b, Ca dao có câu : “ Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp về đâu” ( 3 điểm)
 3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước , các em đã tìm hiểu về công dụng của hai loại dấu đó là : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm . Hôm nay , cô giới thiệu thêm cho các em một loại dấu nữa đó là Dấu ngặc kép .
* Tiến trình bài học :
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:Công dụng dấu ngoặc kép 
Gọi Hs đọc ví dụ trên bảng phụ 
- Gv:Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
-Hs:a, Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( Một câu chuyện của Găng – đi)
b, Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt , nghĩa được hình thành theo phương thức ẩn dụ : dùng từ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu 
c, Từ ngữ có hàm ý mỉa mai . Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam : Khai hoá văn minh cho một dân tốc lạc hậu . Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với công dụng “ Lời dẫn trực tiếp’
d, Đoánh dấu các vở kịch 
- Gv:Vậy Dấu ngoặc kép dùng để làm gì ? ( Ghi nhớ sgk)
* HĐ2:Luyện tập
Bài tập 1 
- Gv phân công nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn.
- Hs thảo luận nhóm trình bày.
Bài tập 2 
a, Đặt dấu hai chấm sau “ cười bảo” ( đánh dấu lời thoại ) , dấu ngoặc kép ở “ cá tươi” , “ tươi” ( đánh dấu từ ngữ được dẫn lại )
b, Đặt dấu hai chấm sau “ Chú Tuến Lê” ( đánh dấu lời dẫn trực tiếp ) , đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại : “ Cháu hãy  với cháu” ( đánh dấu trực tiếp) . Lưu ý viết hoa từ “ Cháu” vì mở đầu 1 câu 
c, Đặt dấu hai chấm sau “ bảo hắn” ( lời dẫn trực tiếp) . Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “ Đây là  một sào” ( lời dẫn trực tiếp) . Cần viết hoa từ “ Đây”.
Bài tập 5:
Gv hướng dẫn Hs về nhà là.
I.Công dụng dấu ngoặc kép 
1. Ví dụ : ( sgk)
a, Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
b, Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
c, Từ ngữ có hàm y mỉa mai 
d, Đánh dấu các vở kịch 
2.Ghi nhớ : sgk / 142
II.Luyện tập 
Bài tập 1 
 a, Đánh dấu câu nói dẫn trực tiếp . b, Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai 
c, Từ ngữ dẫn trực tiếp , dẫn lại lời của người khác 
d, Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai 
 e, Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ của Nguyễn Du
Bài tập 2 : Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp ; giải thích lí do
Bài tập 3 : Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu khác nhau 
a, Dừng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
Bài tập 5 : 
4. Củng cố: Nêu vai trò của dấu ngoặc kép? Tìm các dấu ngoặc kép có trong Sgk cho biết công dụng ?
5. Dặn dò: 
 - Bài cũ:Dấu ngoặc kép có công dụng gì ?Học thuộc ghi nhớ? Làm hết bài tập 4, 5 
- Bài mới :Soạn bài mới “ôn tập về dấu câu”, ôn lại các dấu câu đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 14 	 Ngày soạn: 09/11/09
Tiết: 54 	 Ngày dạy: 11/11/09
 	 Tập làm văn
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức , kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. 
2.Kĩ năng:Tạo điều kiện cho Hs mạnh dạn suy nghị , phát biểu, thuyết trình.
3. Thái độ: Bình tĩnh tự tin. 
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:
- Đọc Sgk, nghiên cứu tri thức về cái phít nước, dặn Hs chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị phít nước, phiếu học tập.
- Dự kiến phương pháp liên hệ thực tế, thuyết trình, thảo luận nhóm.
2.Học sinh : soạn bài , luyện nói ở nhà.
III.Tiến trình: 
1. Ổn định lớp:kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết về văn thuyết minh. Hôm nay các em sẽ luyện tập củng cố qua bài “Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng”. Để tiết học có hiệu quả các em hãy mạnh dạn trao đổi và thuyết trình trước đám đông.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ1:Tìm hiểu đề
- Gv: Dựa vào đề một bạn hãy cho cô biết kiểu bài và nội dung?
- Hs:Kiểu bài : Thuyết minh 
Nội dung : Cái phích nước 
- Gv: Để làm được bài văn các em cần phải làm gì?
- Hs:Tìm hiểu quan sát , ghi chép về 
Cấu tạo : chất liệu vỏ : sắt , nhựa ; Màu sắc : trắng ,xanh 
Ruột : hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa , phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc 
Công dụng: Giữ nhiệt , dùng cho sinh hoạt và đời sống 
* HĐ2:Lập dàn bài 
- Gv: Dựa vào việc chuẩn bị ở nhà, ai có thể trình bày dàn ý ?
- Hs: * Mở bài: Giới thiệu cái phích nước 
* Thân bài:
- Giới thiệu công dung
- Trình bày cấu tạo:vỏ, nắp, nút, ruột .
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
+ Phích có điểm sáng màu tím ở đáy nhỏ là phích tốt.
+ Cho phích tiếp xúc độ nóng dần dần khi mới mua về. 
+ Dùng giấm nóng để tẩy cáu bẩn ở đáy.
+ Không nên đổ nước quá đầy. 
* Kết bài : Phích nước là 1 vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày 
* HĐ3: Luyện nói
Dựa vào dàn bài, Gv phân công thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Giới thiệu công dụng
Nhóm 2: Trình bày cấu tạo
Nhóm 3, 4: Hướng dẫn sử dụng bảo quản. 
- Hs:Đại hiện từ tổ trình bày trước 
- Hs nhật xét – Sau đó giáo viên nhật xét chung. 
* Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước
 ( bình thuỷ)
1. Tìm hiểu đề: 
-Kiểu bài : Thuyết minh 
-Nội dung : Cung cấp tri thức về cái phích nước
2.Lập dàn bài 
* Mở bài: Phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng 
* Thân bài: 
a.Công dụng:Giữ nước nóng cho sinh hoạt.
b.Cấu tạo :
- Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa , có tranh trí đẹp mắt 
-Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa 
- Nút phích thường bằng bấc hoặc bằng nhựa 
- Ruột phích làm bằng thuỷ tinh có tráng thuỷ tinh để giữ nhiệt độ luôn nóng
- Ruột phích nước là bộ phận quan trọng nhất. Phích giữ nhiệt tốt là phích có điểm sáng màu tím ở chổ đáy nhỏ.
b.Sử dụng và bảo quản:
- Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào - Ta nên chế nước ấm khoảng 50-69 độ vào trước 30 phút , rồi sau đó mới chế nước nóng vào 
-Khi phích đựng nước dùng lâu , bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn . Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng để tẩy .- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn , khi đổ nước vào phích , ta chớ rót đầy * Kết bài: Phích nước là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày. 
3. Luyện nói:
4. Củng cố: Giáo viên tổng hợp trình bày hoàn chỉnh bài luyện nói. Nhận xét về tiến luyện
5.Dặn dò: 
- Bài cũ: Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh vào vở. 
- Bài mới: Ôn tập văn thuyết minh về một đồ dùng để chuẩn bị cho bài viết số 3 vào tiết sau.Các em hãy tích lũy tri thức về chiếc bút bi hoặc chiếc bút máy. Lập dàn bài cho kiểu bài thuyết minh đồ dùng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 14 	 Ngày soạn 12/11/09
Tiết: 55-56 	 Ngày dạy: 13/11/09 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh 
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng xây dựng vb theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc , kiểu bài , tính liên kết , khả năng tích hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc trung thực
II.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Trao đổi với tổ văn trước khi ra đề. Ôn tập kĩ vào tiết phụ đạo.
2.Học sinh: Tích lũy tri thức về bút bi hoăc bút máy, chuẩn bị giấy kiểm tra. 
III.Tiến trình: 
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị giấy của học sinh.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ1: Chép đề
Gv Đọc đề và ghi đề lên bảng, Hs chép đề.
* HĐ2:Hướng dẫn lập dàn ý
- Gv: gợi mở kiểu bài, nội dung.
- Hs: Tự xác định trước khi làm.
- Gv: Giải đáp thắc mắc của Hs nếu có.
* HĐ3:Viết bài
- Gv: quán xuyến, theo dõi Hs làm bài, hướng dẫn dàn ý nếu cần.
- Hs: Nghiêm túc làm bài.
* HĐ4:Thu bài
 - GV nhắc HS đọc kĩ bài trước khi nộp.
 - Lớp trưởng thu bài, đếm bài.
* Đề bài: Em hãy giới thiệu về chiếc bút bi hoặc chiếc bút máy.	
1. Yêu cầu: - Kiểu bài: Văn thuyết minh
 - Nội dung: Bút bi hoặc bút máy 
2. Dàn bài : ( 9 điểm)
* Mở bài : ( 1,5 điểm) Giới thiệu chung về chiếc bút 
* Thân bài: ( 6 điểm)
- Nguồn gốc lich sử của bút?
- Bút dùng để làm gì ?
- Có những loại bút gì ?
- Cấu tạo của bút 
- Cách sử dụng và cách bảo quản 
* Kết bài : ( 1,5 điểm)Vai trò của chiếc bút trong đời sống với con người 
3. Viết bài:
4. Thu bài:
 4.Củng cố: Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ làm bài của học sinh. 
5.Dằn dò:
- Bài cũ: Về nhà củng cố kiến thức để tự đánh giá bài viết của mình.
-Bài mới: Soạn bài “ Thuyết minh một thể loại văn học” Tìm hiểu kĩ tiểu thuyết “tắt đèn” hoặc một tác phẩm mà em tâm đắc. 
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc