I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: + Soạn giáo án nền .
+ Soạn giáo án điện tử.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
• Bàn cờ
• Bảng tư liệu sinh con của phụ nữ ở các nước.
• Tranh: Hậu quả gia tăng dân số
- HS: + Đọc bài cũ
+ Đọc và tìm hiểu văn bản
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định: Kiểm diện
2) Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đề bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người viết cần phối hợp các phương pháp nào?
Câu 2: Em hãy nêu cho một ví dụ về văn bản thuyết minh và cho biết văn bản đó sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
@ Đáp án:
- Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
- “ Ôn dịch thuốc lá” , sử dụng phương pháp thuyết minh: nêu số liệu, phân tích, so sánh, nêu ví dụ.
3) Bài mới:
Ở bài thứ 10 và thứ 12, các em đã học hai văn bản nhật dụng với những chủ đề thiết thực về môi trường và tệ nan xã hội. Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục học văn bản nhật dụng với chủ đề vô cùng nóng bỏng: Gia tăng dân số.
Hiện nay thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nỗ dân số. Đây là hiểm họa đáng báo động, vậy cần làm gì để ngăn chặn hiểm họa này? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “ Bài toán dân số”.
Tuần 13 Tiết: 49 Ngày soạn: 06/ 11/ 2008 Ngày dạy: 12/ 11/ 2008 Văn bản BÀI TOÁN DÂN SỐ Theo Thái An I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”. Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. II/ CHUẨN BỊ: GV: + Soạn giáo án nền . + Soạn giáo án điện tử. + Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Bàn cờ Bảng tư liệu sinh con của phụ nữ ở các nước. Tranh: Hậu quả gia tăng dân số HS: + Đọc bài cũ + Đọc và tìm hiểu văn bản III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm diện Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Đề bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người viết cần phối hợp các phương pháp nào? Câu 2: Em hãy nêu cho một ví dụ về văn bản thuyết minh và cho biết văn bản đó sử dụng phương pháp thuyết minh nào? @ Đáp án: Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. “ Ôn dịch thuốc lá” , sử dụng phương pháp thuyết minh: nêu số liệu, phân tích, so sánh, nêu ví dụ. Bài mới: Ở bài thứ 10 và thứ 12, các em đã học hai văn bản nhật dụng với những chủ đề thiết thực về môi trường và tệ nan xã hội. Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục học văn bản nhật dụng với chủ đề vô cùng nóng bỏng: Gia tăng dân số. Hiện nay thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nỗ dân số. Đây là hiểm họa đáng báo động, vậy cần làm gì để ngăn chặn hiểm họa này? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “ Bài toán dân số”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU - GV: Văn bản “ Bài toán dân số” của tác giả nào? Được trích từ đâu? - GV: Hướng dẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc, chú ý mốc thời gian, có con số, tên các nước. Giáo viên đọc phần đầu, gọi hai học sinh đọc hết văn bản. - GV: Nhận xét cách đọc của học sinh. - GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản? Nêu ý chính của từng phần? - GV: Nêu các luận điểm chính của phần thân bài? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. -GV: Mở đầu văn bản tác giả nêu lên vấn đề gì? - GV: Vấn đề bài toán dân số được đặt ra từ bao giờ? - GV: Bài toán dân số có từ thời cổ đại, còn vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra khi nào? -GV: Thái độ của tác giả ra sao khi đứng trước hai luồng ý kiến như vậy? ( Ban đầu như thế nào? Sao đó thì ra sao?) - GV: Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả Thái An trong phần mở đầu của văn bản? ( Nêu vấn đề nhưng có giải quyết chưa? Tác dụng? ) * Chuyển ý: Như vậy vấn đề bài toán dân số được nêu ra ở trên được tác giả Thái An lý giải như thế nào, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu phần 2: Sự gia tăng dân số trên thế giới. - GV: Sự gia tăng dân số trên thế giới được tác giả lý giải thông qua câu chuyện gì? - GV giảng: Như vậy sự gia tăng dân số được tác giả Thái An lý giải bằng câu chuyện bài toán cổ: việc kén rễ của nhà thông thái. - GV: Em hãy tóm tắt câu chuyện? - GV giảng: Như vậy điều kiện mà nhà thông thái đặt ra cho các chàng rễ tương lai đó là đặt thóc vào bàn cờ tướng có 64 ô theo cấp số nhân. Bây giờ các em nhìn lên bảng, thầy trò ta điền vào bàn cờ ấy theo điều kiện của nhà thông thái để biết số thóc mà các chàng trai phải để vào các ô là bao nhiêu? - GV chiếu bàn cờ trên màn hình. - GV điền vào ô 1.2: 1-2 Như vậy số lượng các hạt thóc mà các chàng trai để vào bàn cờ là bao nhiêu? Và bây giờ chúng ta trở lại bài học, các em nhìn vào đoạn thứ 3 tìm hiểu xem vấn đề gia tăng dân số diễn ra như thế nào? - GV: Theo quan niệm của Kinh Thánh khởi đầu dân số thế giới là bao nhiêu? Đến năm 1995 là bao nhiêu? Con số ấy ứng với ô thứ mấy của bàn cờ? GV điền vào ô 30 - GV giảng: Ở đây tác giả so sánh sự gia tăng dân số thế giới với những hạt thóc trong bàn cờ cùng với sự đối chiếu số liệu, số người trên thế giới nêu trên. - GV: Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số thế giới? - GV giảng: Số thóc từng ô tăng theo cấp số nhân cũng như sự gia tăng dân số thế giới. Số thóc ở ô 64 là rất lớn ( tỷ tỷ), cũng như dân số trên thế giới phủ kín khắp bề mặt trái đất không còn khoảng trống thật là khủng khiếp. Và ở đoạn thứ 3 tác giả trình bày về vấn đề gì? - GV treo bảng số liệu sinh con các nước. - GV: Theo bảng thống kê trên nước nào thuộc Châu Phi, Châu Á? - GV: Qua đó em có nhận xét gì về khả năng sinh con của người phụ nữ? ( Tỉ lệ sinh như thế nào? Phụ nữ Châu nào sinh nhiều nhất?) - GV giảng: Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến dân số thế giới tăng nhanh. -GV: Như vậy để kìm hãm đà tăng nhanh dân số thế giới, các nhà khoa học đưa ra chỉ tiêu như thế nào? Và chỉ tiêu đó sẽ được thực hiện ra sao? -GV: Từ đó tác giả đưa ra con số dự báo đến năm 2015 trên thế giới có bao nhiêu người? Dự báo ấy nhằm báo động điều gì? ( Điều kiện thuận lợi hay nguy cơ? Đó là nguy cơ gì?) - GV chiếu tranh minh họa, gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi thảo luận. * Câu hỏi thảo luận: Như vậy dân số thế giới tăng quá nhanh thì nó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống trên trái đất? - GV lên hệ thực tế: Dân số tăng nhanh -> diện tích đất canh tác giảm: thiếu lương thực, thiếu công ăn việc làm, gia đình và bản thân không ổn định, xã hội không ổn định. Đứng trước tình hình đó, tác giả kêu gọi mọi người phải làm gì để hạn chế và kìm hãm sự gia tăng dân số trên thế giới, chúng ta sang phần 3. - GV: Tác giả kêu gọi mọi người làm gì? GV: Như vậy lời kêu gọi ngắn gọn nhưng có ý nghĩa thiết thực. Hiện tại nhiều gia đình trong xã hội ta đã thực hiện tốt điều này: 1-2 con. * Câu hỏi thảo luận: Theo các em chúng ta phải làm gì để đáp ứng những lời kêu gọi đó? ( Tìm ra những khẩu hiệu có liên quan đến kế hoạch hóa gia đình) - GV: Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì? Kết hợp với những phương thức nào? - GV: Lập luận như thế nào? Số liệu ra sao? Học sinh đọc văn bản Bố cục: 3 phần: + Mở bài: bài toán dân số + Thân bài: Sự gia tăng dân số trên thế giới; Bài toán cổ Tốc độ gia tăng dân số Tỷ lệ sinh con của phụ nữ + Kết bài: Lời kêu gọi Học sinh đọc đoạn 1 Bài toán dân số Được đặt ra từ thời cổ đại Kén rễ của nhà thông thái - HS tóm tắt HS điền vào ô 3-6: 4.8. 16- 32 Rất nhiều - Ô thứ 30 - Khả năng sinh con + Châu Phi: Ru- an- đa, Tan- đa- ni- a,Ma- đa- gat-xca. + Châu Á: Ấn Độ, Nê- Pan, Việt Nam. -Rất cao - Châu Phi, Châu Á. Học sinh xem tranh Học sinh thảo luận nhóm Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ ( từng bàn) Học sinh đọc ghi nhớ I/ Giới thiệu: 1) Xuất xứ: Theo Thái An, báo Giáo dục và thời đại 2) Đọc – Chú thích: Cấp số nhân 3) Bố cục: ba phần - Phần 1: “ Từ đầu ... sáng mắt ra”: bài toán dân số. - Phần 2: “ Tiếp theo. Ô 31 của bàn cờ” Sự gia tăng dân số thế giới. - Phần 3: “ Phần còn lại”: Lời kêu gọi II/ Tìm hiểu văn bản 1) Bài toán dân số - Được đặt ra từ thời cổ đại - Vấn đề kế hoạch hóa gia đình mới đặt ra vài chục năm nay. - Sáng mắt ra -> Gây sự tò mò, lôi cuốn người đọc. 2) Sự gia tăng dân số trên thế giới. - Bài toán cổ + Khởi đầu: 2 người + 1995: 5,63 tỉ -> Tốc độ tăng quá nhanh. - Khả năng sinh con ở phụ nữ rất cao. - Chỉ tiêu mỗi gia đình từ 1-2 con. Khó thực hiện . - Dự báo: 2015 hơn 7 tỉ người. -> Nguy cơ bùng nổ dân số. -> Dân số tăng nhanh, kinh tế, văn hóa kém phát triển, đời sống nghèo nàn lạc hậu. 3) Lời kêu gọi - Hạn chế gia tăng dân số: sự tồn tại của loài người. Nghệ thuật: - Phương thức biểu đạt: nghị luận kết hợp với tự sự - thuyết minh. - lập luận chặt chẽ số liệu rõ ràng, chính xác. III/ Ghi nhớ: SGK 4) Củng cố: a/ Liên hệ giáo dục: Trong tương lai, sau này khi các em trưởng thành thì thế nào cũng lập gia đình, vậy chúng ta cần làm gì và có trách nhiệm ra sao để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp, để giảm sự gia tăng dân số? b/ Làm bài tập SGK: Bài tập 1: Liên hệ phần đọc thêm để trả lời câu hỏi: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số? Vì sao? Bài tập 2: ( Bài tập dự bị) Vì sao gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là các nước nghèo nàn, lạc hậu? @ Giải bài tập: Bài tập 1: Đẩy mạnh giáo dục. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán. Giúp họ ý thức tự giác hạn chế sinh đẻ. Bài tập 2: Dân số phát triển -> ảnh hưởng đến đời sống con người ( chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm..) -> đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu. 5) Dặn dò: * Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng nội dung bài học. - Làm bài tập số 3, SGK trang 132. * Hướng dẫn soạn bài: - Đọc, tìm hiểu công dụng bài “ Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”
Tài liệu đính kèm: