Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.

- Sử dụng sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được thể loại của văn bản.

- Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình thực hiện các hoạt động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 Câu 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo ngang”. Cho biết tác giả và nêu phần ghi nhớ

Câu 2. Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu mang nét:

a. Tươi tắn và sinh động b. Thoáng đãng và heo hút

c. Bao la mà buồn bã d. Um tùm và rậm rạp

Câu 3. Câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú”sử dụng biện pháp:

a. so sánh b. ẩn dụ c. đảo ngữ d.nhân hoá

3. Giới thiệu: Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thiết, có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao, nhất là khi người bạn ấy ý hợp tâm đầu với mình. Điều này sẽ thấy qua bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Ở đây đơn thuần là sự hoà hợp thanh cao giữa hai tâm hồn con người, không vẫn đục một chút vật chất.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08
- Tiết 29: Qua đèo ngang
- Tiết 30: Bạn đến chơi nhà
- Tiết 31, 32: Bài viết Tập làm văn số 2 (tại lớp)
Ngày soạn
Tiết 29	Ngày dạy	 / lớp 7a
QUA ĐÈO NGANG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Giới thiệu: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Huyện Thanh Quan. Nhưng tựu trung, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo được thể hiện ở bài Qua Đèo Ngang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
 HS nêu theo chú thích SGK
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch văn học Việt Nam thời trung đại.
- Thất ngôn bát cú Đường luật có tám câu, mỗi câu 7 chữ,có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
- Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lí đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
 Em hãy cho biết số chữ trong câu, số câu trong bài và cách gieo vần?
 - Số chữ: 7 chữ
 - Số câu: 8 câu
 - Cách gieo vần: gieo vần “a” ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8
 Phép đối giữa câu 3 với 4; 5 với 6
 Qua việc nhận diện về số tiếng, số dòng. Vậy bài thơ được viết theo thể thơ gì?
 GV nói thêm: Một trong những đặc sắc của thơ “TNBC” Đường luật chính là tính cô đúc, súc tích, được sản sinh từ kiểu tư duy nghệ thuật.
à Phép đối:
 Câu 3: bb tt bbt
 Câu 4: tt bb ttb 
 HĐ 2: GV đọc bài thơ một lần với giọng, chậm chậm, buồn buồn, ngắt nhịp đúng.
 GV nhận xét cách đọc của HS, yêu cầu HS giải thích một số từ khó
 HS đọc lại
 HS đọc chú thích về một số từ như SGK
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nội dung
- Bức trnh cảnh vật:
+ Thời gian: buổi chiều tà.
+ Không gian: Trời, non nước cao rộng, bát ngát.
+ Cảnh vật có cỏ cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông, hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
- Tâm trạng con người:
+ Hoài cổ nhớ nước, thương nhà.
+ Buồn, cô đơn.
 Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thể hiện qua lời thơ nào?
 Ở thời điểm đó gợi lên một cảm giác như thế nào?
à Thời điểm: Xế chiều, ánh nắng yếu ớt trong chiều muộn
à Lúc trời chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn buồn.
 Cảnh Đèo ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào, qua những câu thơ nào?
 HS nêu các chi tiết cỏ, cây, đá, lá, hoa, dãy núi, dòng sông, cái chợ, mấy túp nhà, lom khom, tiều vài chú
GV gợi ý:
 Không gian: Đèo ngang
 Thời gian: Cảnh vật, cỏ cây, 
 Âm thanh: Tiếng chim, cuộc sống con người, thưa thớt mấy nhà
 - Aâm thanh: tiếng chim cuốc, chim đa.
 Em hiểu nghĩa của từ chen như thế nào?
à Chen: lẫn vào nhau, xen lẫn nhau, không ra hàng lối
 Sự lặp lại từ “chen” trong lời thơ có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào ?
à Cảnh rậm rạp, hoang sơ, đìu hiu.
 Trong ngôn ngữ miêu tả có các từ láy: lom khom, lác đác (tượng hình) với tác dụng gì?
 “lom khom” gợi tả gì?
 “lác đác” gợi tả gì?
à Từ “lom khom” gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi of người tiều phu giữa núi rừng.
à “Lác đác” gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
 HĐ 3: Qua những chi tiết miêu tả of Bà HTQ em thấy cảnh tượng Đèo ngang là một cảnh như thế nào?
 GV chốt ý: Rút ra cảnh tượng Đèo ngang. Đó là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, lại với một tâm trạng cô đơn nên không gợi lên cảm giác vui mà gợi lên cảm giác buồn, vắng lặng qua nghệ thuật điệp từ và sử dụng từ láy gợi hình.
 Lồng ghép: Qua cảnh tượng Đèo ngang cũng đã cho chúng ta hiểu thêm một điều (khoảng nữa đầu thế kỷ 19 là thế kỷ bà sống thì Đèo ngang còn là vùng đất có cây cối um tùm xanh mướt ít người, ít nhà cửa. Còn thời đại ngày nay Đèo ngang không còn như trước nữa, người đông đúc, nhà ngói, nhà lầu mọc lên.
 Như vậy, em có nhận xét gì về dân số nước ta hiện nay?
à Dân số nước ta ngày một tăng nhanh.
 Hậu quả of việc tăng nhanh dân số có ảnh hưởng gì đén môi trường sống của chúng ta?
à Dân số tăng nhanh làm cho cây cối bị tàn phá. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống of con người, nguồn ôxi bị cạn kiệt, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai bị thu hẹp
 Em có sáng kiến gì để bảo vệ môi trường?
 Chuyển ý: Trước cảnh tượng đèo ngang heo hút như thế thì bà HTQ có tâm trạng như thế nào, các em chú ý vào 4 câu thơ cuối.
 Để bảo vệ môi trường thì mỗi người fải thể hiện: Không xã rác, fóng uế bừa bãi, tích cực trồng cây gây rừng để có nguồn không khí trong lành.
 HS đọc lại 4 câu cuối
3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
 HĐ 4: Em hãy nhận xét về tâm trạng of bà HTQ?
à Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ.
 Tâm trạng ấy được thể hiện qua lời thơ nào?
à Nhớ nước  quốc
 Thường nhà  gia
 GV: Tiếng chim cuốc nhớ nước và tiếng chim đa nhớ nhà, cũng chính là tiếng lòng thiết tha, da diết of tác giả nhớ nhà, nhớ quá khứ of đất nước.
 Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong thị giác của tác giả ở hai câu cuối bằng nhưng hình ảnh nào?
à Cảnh “trời, non, nước”
 Các hình ảnh ấy gợi một ấn tượng về không gian như thế nào?
 GV: Giữa không gian ấy, con người lặng lẽ một mình đối mặt với nỗi cô đơn.
à Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng
 Lời thơ nào diễn tả nổi cô đơn này?
 Em hiểu thế nào là tình riêng “ta với ta”
à Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay (cô đơn gần như tuyệt đối)
 Tình riêng ấy là?
à Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.
 Câu thơ cuối này mang tính biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
 Qua phân tích, em hãy hình dung tâm trạng of bà HTQ khi qua Đèo ngang qua nghệ thuật dùng phép đối?
à Trực tiếp
 HĐ 5: Một bài Thất Ngôn Bát Cú thường có hai mặt ND, đó là cảnh và tình. Từ đó, em hãy xác định các giá trị ND nổi bật của bài thơ về cảnh, về tình?
 HS Thảo luận:
à Tạo bức tranh cảnh Đèo Ngang tỉnh vắng
à Bộc lộ tâm trạng khắc khoải nhớ nước thương nhà of tác giả
 Những nét nổi bật of nghệ thuật trong bài thơ là gì?
Kết hợp miêu tả và biểu cảm
 HS đọc bài tập 1
(Câu hỏi của bài tập)
IV. Luyện tập
 1. Trong bài thơ thì “ta” ở vị trí trước và sau là hai từ đồng âm “ta với ta”: Cụm từ bộ lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
HĐ 6. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét về cách biểu lô cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Bạn đến chơi nhà”
+ Đọc bài thơ và tìm hiểu về tác giả – tác phẩm
+ Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì? Vì sao?
+ Gọi bạn là bác, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
+ Ngõ Khuyến đã tiếp đãi bạn ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi là ntn?
+ Ngõ Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đó cho ta thấy gì về tình cảm Ngõ Khuyến đ/với bạn.
+ Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
Tuần 8	Ngày soạn
Tiết 30	Ngày dạy	 / lớp 7a
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sử dụng sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo ngang”. Cho biết tác giả và nêu phần ghi nhớ
Câu 2. Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu mang nét:
a. Tươi tắn và sinh động	b. Thoáng đãng và heo hút
c. Bao la mà buồn bã	d. Um tùm và rậm rạp
Câu 3. Câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú”sử dụng biện pháp:
a. so sánh	b. ẩn dụ 	c. đảo ngữ 	d.nhân hoá
3. Giới thiệu: Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thiết, có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao, nhất là khi người bạn ấy ý hợp tâm đầu với mình. Điều này sẽ thấy qua bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Ở đây đơn thuần là sự hoà hợp thanh cao giữa hai tâm hồn con người, không vẫn đục một chút vật chất.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Dựa trên cơ sở đã soạn bài, em hãy nêu sơ lược về tác giả?
 Tác giả Nguyễn Khuyến (1835-1909)
I. TÌM HIỂU CHUNG
 Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì? Vì sao?
 - Thể thơ “TNBC” (Đ luật)
 - Vì số câu: 8, số chữ 7, cách nhịp vần, phép đối
- Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
- Đề tài: tình bạn.
- Bố cục độc đáo của bài thơ Bạn đến chơi nhà.
 HĐ 2: HD HS đọc bài thơ
 GV đọc mẫu
 Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến  ta với ta”! Nhưng thể hiện được tình bạn đâïm đà, tha thiết.
 2 HS đọc lại
 Em có tán thành ý kiến đó không?
 GV: Theo ND câu thứ I, là lời thông báo bạn đến chơi nhà có hai chi tiết: một nhắc đến thời gian, một chi tiết dùng để xưng hô
Em hãy chỉ ra hai chi tiết đó?
 Em tán thành ý kiến đó
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nội dung
- Lời chào bạn đến chơi nhà.
- Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn.
- Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà.
 Thời gian ở đây có ý nghĩa nhắc nhở thời gian hay bày tỏ niềm chờ đợi bạn?
à Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu
 Gọi bạn là bác, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
à Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè
HS đọc từ câu 2 đến câu 7
2. Nghệ thuật
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
 Theo cách giới thiệu ở câu một thì đúng ra Ngõ Khuyến fải tiếp đãi ra sao khi bạn đến chơi?
à Đàng hoàng, ân cần, chu đáo
 Thế nhưng, ở đây Ngõ Khuyến đã tiếp đãi ra sao? Hoàn cảnh of Ngõ Khuyến khi bạn đến chơi là như thế nào?
HS trả lời à
à Một hoàn cảnh hoàn toàn k0 có gì khi bạn đến chơi.
 Vì sao sau lời chào Ngõ Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đó cho ta thấy gì về tình cảm Ngõ Khuyến đối với bạn.
à Vì ông muốn tiếp bạn thật đàng hoàng, chỉ có chợ mới có đủ thứ ngon và sang. Điều này thể hiện sự chân tình.
 Ngõ Khuyến trình bày hoàn cảnh of mình như vậy, theo em có fải ông định kể khó than nghèo với bạn không ?
 GV có thể nói thêm về chi tiết dùng trầu để tiếp khách.
 HS thảo luận (2’)
 - Nhà thơ k0 có ý định than nghèo
 - Các thứ có mà chưa lấy được, chưa dùng được.
 - Sự không có trầu chỉ là nói cho vui, sự không may.
 Vậy, ở đây Ngõ Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
 Nói quá
 Lâu rồi nếu thực tế có thiếu, có không được như ý thì bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền.
3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
 HĐ 3: Câu thơ cuối Ngõ Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn “ta với ta” ở đây là ai?
 - “Ta với ta” Ngõ Khuyến và người bạn
 - Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu hoặc không đầy đủ, thì bạn bè vẫn quý mến nhau.
 Em hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo ngang” với bài thơ này (câu b phần luyện tập)
 Trong bài này “ta với ta” là hai người, nhưng “ta” cũng là một thể thống nhất. Điều đó vừa nói được việc chơi “suông” không vật chất, vừa nói được sự gắn bó gần gũi chan hoà of hai người.
 Vậy tình bạn của Ngõ Khuyến trong bài thơ là gì?
 GV liên hệ thực tế về tình bạn trong cuộc sống thực tại qua câu: “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu, hết ông tôi”
à một tình bạn đậm đà,hồn nhiên dân dã,bắt chấp mọi điều kiên
 Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, tình bạn trong bài thơ?
 HS đọc ghi nhớ
 HĐ 4
 HD HS làm bài tập 1
IV. Luyện tập
1. a Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học, nhưng đều đạt đến độ kết tinh hấp dẫn.
HĐ 5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
- Đọc thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và của tác giả khác.
- Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu của bài Bạn đến chơi nhà. 
b. Hướng dẫn soạn bài
- Chuẩn bị bài viết TLV số 2
+ Xem lại cách làm văn biểu cảm
+ Xem lại dàn ý đề “loài cây em yêu”
Tuần 8	Ngày soạn
Tiết 31, 32	Ngày dạy	 / lớp 7a
BÀI VIẾT TLV SỐ 2
 (Tại lớp)
Đề bài: Loài cây em yêu (HS tự chọn, không viết lại về cây Sấu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cấy cối theo truyền thống của nhân dân ta.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT, ra đề kiểm tra.
2. Học sinh: SGK, xem lại cách làm bài văn biểu cảm.
III .Kiểm tra
IV. Tiến trình thực hiện các hoạt động
GV gợi ý để HS chọn các loại cây, có thể chọn viết về cây cảnh
HS: Thực hiện viết bài theo từng bước
GV: Thu bài
V. Hướng dẫn học ở nhà
Soạn bài 9
Tiết “Chữa lỗi về quan hệ từ”.
+ Trong việc dùng quan hệ từ, cần tránh các lỗi nào?
+ Trả lời các câu hỏi ở các mục I.1, 2, 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc