Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kĩ năng: Nhận biết câu chủ động và câu bị động.

II. Chuẩn bị: SGK, SGV

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu: Các em đã được học qua một số kiểu câu như “câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt, ” Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu hai kiểu câu tiếp theo “Một loại có chủ ngữ là người, vật thực hiện hành động; một loại có chủ ngữ là người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào và tác dụng của việc chuyển đổi các kiểu câu ấy trong một đoạn văn”. Đó là việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
- Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Tiết 95,96: Viết bài TLV số 5.
Ngày soạn: 
Ngày dạy :	Lớp: 7a
Tiết 93
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong làm việc và trong sử dụng ngơn ngữ nĩi, viết hằng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sơi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc –hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị 
- GV : Nghiên cứu, soạn bài chu đáo
- HS : Đọc bài , soạn bài theo câu hỏi SGK.
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:	
Câu 1: Phần mở bài của bài văn chứng minh cần nêu được:
a. Luận điểm cần chứng minh.	b. Vấn đề nghị luận và định hướng chứng minh.
c. Lí lẽ để làm sáng tỏ v/đề chứng minh 	d. D/chứng sẽ trình bày trong thân bài.
Câu 2: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của:
 a. Phần mở bài. 	b. Các luận điểm.
 c. Phần thân bài.	d. Phần mở bài lẫn phần thân bài
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
 Em hiểu gì về tác giả Phạm Văn Đồng?
 Văn bản được trích từ đâu?
 HS nêu theo chú thích SGK.
-> Trích từ bài diễn văn“ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh CTHCM ( 1970)
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 Chú thích SGK/54.
 GV HD HS cách đọc.
 GV đọc mẫu một đoạn,sau đó gọi một vài HS đọc ttheo. 
 GV nhắc nhở HS xem chú thích SGK về một số từ khó.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 Luận điểm chính của văn bản này là gì?
 1. Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 Văn bản chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần là gì?
-> 2 phần:
 + Phần 1: Từ đầu .... tuyệt đẹp -> Sự nhất quán giữa cuộc cách mạng và cách sống giản dị của Bác.
 + Phần 2: Phần còn lại -> Chứng minh sự giản dị của Bác. 
 2. Bố cục: Gồm hai phần
 Vì sao văn bản chia làm 2 phần?
-> Vì đây là một đoạn trích.
 GV chuyển thêm chỉ ý.
 3. Phân tích: 
 Tác giả nhận định về đức tính giản dị của Bác ở những lĩnh vực nào?
-> Trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong cách nói và viết.
 a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.
 GV: chốt ý: ở hai lĩnh vực: Trong lối sống, và trong văn chương.
 Bác sống giản dị được tác giả nhận định bằng những từ ngữ nào?
-> khiêm tốn, trong sáng, giản dị, thanh bạch, tuyệt đẹp. 
 Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
 Trong khi nhận định về đức tính giản dị của Bác, t/giả có thái độ như thế nào? Qua chi tiết nào? Chuyển ý
-> tác giả có thái độ ca ngợi, (“rất lạ lùng, rất kì diệu.”)
 b. Những biểu hiện về đạo đức tính giản dị của Bác 
 Sự giản dị trong lối sống của Bác thể hiện ở những phương diện nào?
-> trong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người.
 - Trong lối sống.
 Hãy nêu những biểu hiện chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt?
-> bửa ăn, cái nhà
 Các biểu hiện này được chứng minh bằng những chứng cớ cụ thể nào?
 + Bửa cơm: chỉ vài ba món
 + Cái nhà: vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên.
 Để thuyết phục người đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người tác giả đã nêu những chi tiết cụ thể nào?
 + Viết một bức thư cho đồng chí.
 + Thăm nhà tập thể của công nhân.
 + Nói chuyện với các cháu Miền Nam
 + Công việc thường tự làm, ít người phục vụ.
 Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng trong lối sống giản dị của Bác?
-> Dẫn chứng có chọn lọc, tiêu biểu, theo phép liệt kê.
-> Dẫn chứng tiêu biểu, có chọn lọc.
 GV vận dụng câu hỏi 4) SGK Gợi ý: Đó là phép lập luận gì? Ơû chi tiết nào?
 GV giảng mở rộng.
-> Phép lập luận nhân quả: “ Nhưng  ndân” và phép lập luận tương phản “ Giản dị làm phẩm chất cao quý”
- Trong văn chương:
 Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn chứng những câu nói nào của Bác?
 Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh?
-> Vì đó là những câu nói nổi tiếng( về ý nghĩa, nôi dung) và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc ( về hình thức)
 + Không có gì  do.
 + Dân tộc VN
 Qua phân tích, ta thấy đức tính giản dị của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản?
 Tác giả dùng những nghệ thuật, dẫn chứng nào?
 HS nêu theo ghi nhớ sgk.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/ T 55.
 Bài tập 1 yêu cầu ta làm gì?
 GV HD, gợi ý
 GV nhận xét, bổ sung
 HS đọc BT 1
 HS tìm
IV. Luyện tập:
 1. Tìm một số VD chứng minh sự giản dị của Bác trong thơ văn.
 GV đưa dẫn chứng, giải thích
 - Bài “Cảnh rừng Việt Bắc”
 - Bài “Tức cảnh Pắc Pó”
4. Củng cố: 
Câu 1: Luận điểm chính của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”không được tác giả chứng minh ở những phương diện:
a. Giản dị trong đời sống.	b. Giản dị trong quan hệ với mọi người.
c. Giản dị trong lời nói và bài viết.	d. Giản dị trong đấu tranh vì độc lập dân tộc.
5. Hướng dẫn học ở nhàø:
a.Nội dung vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ sgk.
- Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Học thuộc lịng những câu văn hay trong văn bản.
b.Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài tt “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”:
+ Tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động.
+ Mục đích của việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động là gì?Ngày soạn: 22/2
.
Ngày soạn: 
Ngày dạy :	Lớp: 7a
Tiết 94
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kĩ năng: Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
II. Chuẩn bị: SGK, SGV
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu: Các em đã được học qua một số kiểu câu như “câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt, ” Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu hai kiểu câu tiếp theo “Một loại có chủ ngữ là người, vật thực hiện hành động; một loại có chủ ngữ là người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào và tác dụng của việc chuyển đổi các kiểu câu ấy trong một đoạn văn”. Đó là việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
 HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm
 GV yêu cầu HS đọc các VD ở bảng phụ
 VD: a. Mọi người yêu mến em.
 b. Em được mọi người yêu mến.
 HS đọc VD
I. Khái niệm câu chủ động và câu bị động: 
 Hãy xác định chủ ngữ trong câu a)
 Chủ ngữ trong câu a) thực hiện hành động gì?
 Hành động ấy hướng vào ai?
 Tương tự: Chủ ngữ trong câu b) là ai?
 Hành động của người khác hướng về chủ ngữ là gì?
 a. Mọi người: CN
 Thực hiện hành động: yêu mến 
 Hướng vào em
 b. CN: Em
 Hành động của người khác hướng về CN: Yêu mến
 Ý nghĩa của CN trong hai câu a) và b) khác nhau như thế nào?
 a. CN là người thực hiện hành động.
 b. CN là người được hành động của người khác hướng về
 Từ hai VD vừa phân tích ta thấy câu a) có CN là người thực hiện hoạt động. Vậy đó là câu gì?
 Câu a): Câu chủ động
 Em hiểu thế nào là câu chủ động?
 Em hãy cho VD minh hoạ.
 Câu b) có CN được hoạt động của người khác hướng vào. Vậy ta gọi đây là câu gì?
 HS nêu khái niệm câu chủ động
 HS cho VD
 Câu b): Câu bị động
 VD: a. Thầy giáo phạt học sinh
à câu chủ động
 Thế nào là câu bị động?
 GV yêu cầu HS cho VD
 Yêu cầu HS xác định câu chủ động, câu bị động.
 HS nêu khái niệm câu bị động
 HS cho VD
 b. Học sinh bị thầy phạt
à câu bị động.
 VD: c. Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên.
 d. Những đ/c được Bác đặt cho những cái tên.
 Câu c): Câu chủ động
 Câu d): Câu bị động
 HĐ 2: Tìm mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 GV vận dụng mục II.1 SGK Tr57
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 Em chọn câu a) hay câu b) để điền vào dấu  trong đoạn trích ở trên?
 Vì sao em dùng câu b)
 Mà không dùng câu a)
 HS chọn câu b.
 HS thảo luận
à Câu đứng trước nói về Thuỷ (Thông qua CN “Em tôi”) nên câu sau cần phải dùng câu b) có CN “Em” thì câu văn sẽ hợp lôgíc và dễ hiểu hơn.
à Dùng câu b) giúp cho các câu trong đoạn văn có sự liên kết.
 GV gợi ý:
 Đoạn trích này nói đến ai?
 Câu trước đó CN là gì?
 GV giảng chốt lại: Dùng câu b) tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất.
 Nếu dùng câu a) thì đoạn văn sẽ mất sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
 GV nêu VD 1: “Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam  bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.” (Phạm Văn Đồng)
 VD 2: Mấy mươi năm xa cách quê hương, người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt VN  bây giờ, những thức ăn ấy vẫn được Người ưa thích.
à Câu bị động.
 Hãy cho biết câu “Bây giờ  ấy” ở đoạn nào là câu chủ động, đoạn nào là câu bị động?
 Em có nhận xét gì về hai cách dùng câu chủ động và câu bị động ở đoạn văn trên?
à Đoạn 1: Câu chủ động
à Đoạn 2: Câu bị động
à HS: Cách dùng câu bị động có tác dụng liên tục các câu chặt chẽ hơn.
Þ Liên kết các câu chặt chẽ.
 GV chốt: Dùng câu bị động có tác dụng liên kết các câu chặt chẽ hơn dùng câu chủ động: Bổ ngữ của câu đứng trước được lặp lại ngay ở CN câu đứng sau.
 Qua tìm hiểu, em thấy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc ngược lại chuyển bị động thành chủ động) trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
 HS nêu ghi nhớ
 GV chuyển ý
 HĐ 3: GV yêu cầu HS đọc các ghi nhớ SGK Tr57, 58
 Hai HS đọc ghi nhớ
 * Ghi nhớ:
 SGK Tr57, 58
 HĐ 4: làm bài tập
 Yêu cầu HS đọc bài tập ở bảng phụ
 Bài tập yêu cầu ta làm gì?
 GV gợi ý HS tìm CN của câu được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
 HS đọc bài tập
 Xác định yêu cầu của bài tập.
III. Luyện tập:
 Tìm câu bị động, giải thích lý do tác giả dùng.
 * Câu bị động: - Có khi (Các thứ của quý ấy) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
- Tác giả “Mấy vần thơ” liên được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
 * Lí do tác giả dùng: Nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó và tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
4. Củng cố:
Câu 1: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm:
a. Làm cho ý nghĩa câu văn đó được rõ ràng, trong sáng.
b. Làm cho ý nghĩa câu văn đó được phong phú hơn.
c. Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
d. Tránh lặp lại các phương tiện liên kết câu.
5. Hướng dẫn học ở nhàø:
a. Nội dung vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ sgk và xem lại bài.làm bài tập còn lại.
- Đặt câu cĩ chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu cĩ chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
b.Hướng dẫn soạn bài:
- Xem lại cách làm bài văn lập luận chứng minh để chuẩn bị viết bài TLV số 5 tại lớp.
- Xem trước các đề văn tham khảo ở SGK trang 58.
Đề1 :Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 2 : Hãy chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng”
..
 Ngày soạn: 
Ngày dạy :	Lớp: 7a
Tiết 95, 96
VIẾT BÀI TLV SỐ 5
I. Mục tiêu bài học: 
- Cách làm bài văn lập luận chứng minh các kiến thức văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân.
II. Chuẩn bị: SGK, SGV, đề bài viết kiểm tra.
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu: 
2. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu yêu cầu bài viết.
Hoạt động 2:GV ghi đề lên bảng sau đó hướng dẫn, gợi ý học sinh cách làm, trình tự thực hiện các bước, nội dung cần triển khai, tìm dẫn chứng.
- HS tiến hành làm bài viết
Thời gian 90 phút.
Hoạt động3: Sau khi HS làm xong GV thu bài
HS ghi đề
Đề: Hãy chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng”
HS phân tích đề: chú ý các từ ngữ quan trọng
HS thực hiện các bước:
Tìm hiểu đề.
Tìm ý.
Lập dàn bài
Viết bài
Sửa bài
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn học ở nhàø:
Soạn bài tiếp theo “Ý nghĩa văn chương”
Đọc trước văn bản và chú thích SGK.
Tìm hiểu nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Công dụng của văn chương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc