I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm chơi chữ.
- Các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép chơi chữ
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Điểm đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là:
a. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên hấp dẫn.
b. Giọng điệu tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
c. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao
d. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
3. Giới thiệu: Trong cuộc sống để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc tăng sức hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ . Vậy chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương mà còn mang lại những điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non - Cốm - Tiết 58: Chơi chữ - Tiết 59, 60: Làm thơ lục bát Ngày soạn Tiết 57 Ngày dạy / lớp 7a MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON - CỐM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Thạch Lam. - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm. - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc-hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh tác giả nếu có. 2. Học sinh: SGK, soạn bài III. Tiến trình thực hiện các hoạt động 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phát biểu cảm nghĩ phần MB, KB, của bài “Cảnh khuya.” 3. Giới thiệu: “Cốm” một thứ quà riêng biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam đã được Thạch Lam thể hiện rất thành công trong “Hà Nội băm sáu phố phường”. Để hiểu rõ về “Cốm” một đặc sản quý báu của người Việt Nam, chúng ta sẽ cùng phân tích qua “Một thứ quà của lúa non-Cốm”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ 1: Đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm. GV đọc mở đầu và hướng dẫn cách đọc Em có những hiểu biết gì về thể tuỳ bút? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Thạch Lam? GV nhấn mạnh: Bài có những đặc điểm m/tả, kể, nhận xét bình luận nhưng nổi bật là yếu tố trữ tình, là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả HS đọc tiếp theo GV HS giải thích một số từ khó SGK Tr162. à HS đọc chú thích SGK Tr161 à HS đọc chú thích SGK Tr161 I. Tìm hiểu chung - Thạch Lam (1910-1942), sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm tự lực văn đoàn được biết đến với các truyện ngắn và bút kí trước cách mạng. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đối với con người cuộc sống. - Tùy bút là thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình. - Văn bản được trích từ tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943). HĐ 2: Cảm hứng của tác giả được gợi lên từ sự việc nào? Tiếp liền sau đoạn mở đầu, t/giả thể hiện cho chúng ta hết đến việc gì? HĐ 3: Phân tích đoạn hai Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, Cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta. Sự hoà hợp tương xứng of hai thứ ấy được phân tích trên những fương diện nào? Ở cuối đoạn hai, nhân nói về những tập tục tốt đẹp of dân tộc, t/giả còn thể hiện quan điểm gì of mình? à Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vùng sen của mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm – thứ quà đặc biệt của lúa non. à Nghỉ đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở làng vòng. à Việc dùng Cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa. Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng với quả hồng – hoà hợp, tốt đôi. Biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình quyên đôi lứa. àHai phương diện: Màu sắc, hương vị. Þ Bàn luận, phê phán thói chuộng ngoại. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nội dung - Cốm - sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng. - Cốm sản vật mang đậm nét văn hóa: + Gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác. + Gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc, với ước mong hạnh phúc của con người. + Gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang. - Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội. HĐ 4: Phân tích đoạn ba Hãy cho biết nội dung của đoạn cuối? Sự tinh tế và thái độ trân trọng của t/giả trong việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện ntn? Bài tuỳ bút được kết thúc bằng lời đề nghị với những người mua Cốm, em có suy nghĩ gì trước những lời đề nghị ấy? Từ đoạn văn này em có suy nghĩ và nhận xét gì về v/hoá trong ẩm thực, về những đặc điểm ng/thuật ẩm thực of dân tộc. à “ ăn Cốm fải ăn từng chút ít thảo mộc” Cốm vốn là một thứ quà bình dị, chẳng có gì cầu kỳ, tưởng như k0 cần fải bàn về việc ăn, nhưng t/giả đã có một cái nhìn thấu đáo và một thái độ v/hoá khi nói về sự thưởng thức một món ăn bình dị như Cốm. HS thảo luận à Ngoài vấn đề phải biết nâng niu, trân trọng những giá trị được kết tinh ở Cốm cái chính mà t/giả nói tới có lẽ là cái nhìn v/hoá với việc ẩm thực. à Những món ăn dân dã, bình dị đó là nõ s/phẩm of trời đất. Cách thưởng thức thì thật tinh tế nó cũng gắn liền với th/nhiên, cây cỏ, cảnh vật. 2. Nghệ thuật - Lời văn trng trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. -Chọn lọc chi tiết gợi nhiều lên tưởng, kỉ niệm. - Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhỡ nhẹ nhàng. Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả và âm điệu của đoạn văn? à M/tả thắm đậm cảm xúc của t/giả, từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu, gần như một đoạn văn xuôi. 3. Ý nghĩa văn bản Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Tóm lại, vấn đề mà tác giả muốn trình bày với chúng ta qua bài tuỳ bút này là gì? à HS nêu ghi nhớ III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK Tr163 HĐ 5. Củng cố 1. Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam thuộc thể loại a. Truyện ngắn b. Kí sự c. Hồi kí d. Tuỳ bút 2. Phương thức chủ yếu của bài văn trên là a. Miêu tả b. Thuyết minh c. Biểu cảm d. Bình luận - Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài tuỳ bút của tác giả? - Nội dung và nghệ thuật mà bài tuỳ bút này thể hiện là gì? HĐ 6. Hướng dẫn tự học a. Nội dung bài vừa học - Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn - Học thuộc ghi nhớ SGK Tr163 - Đọc tham khảo một số đoạn văn của tác giả Thạch Lam viết về Hà Nội b. Hướng dẫn soạn bài Soạn bài tt “Chơi chữ” + Tìm hiểu nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao + Các lối chơi chữ. + Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong bài “Một thứ quà cốm”( Khoảng 5, 6 dòng ) + Đọc những câu thơ, ca dao sưu tầm có nói đến Cốm. Tuần 15 Ngày soạn Tiết 58 Ngày dạy / lớp 7a CHƠI CHỮ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Khái niệm chơi chữ. - Các lối chơi chữ. - Tác dụng của phép chơi chữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép chơi chữ - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT 2. Học sinh: SGK, soạn bài III. Tiến trình thực hiện các hoạt động 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Điểm đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là: a. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên hấp dẫn. b. Giọng điệu tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. c. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao d. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. 3. Giới thiệu: Trong cuộc sống để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc tăng sức hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ . Vậy chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương mà còn mang lại những điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ1 Đọc bài ca dao SGK Tr163 I. Tìm hiểu bài Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này? ® Lợi1: Thuận lợi, lợi lộc Lợi 2: Chỉ 1 bộ phận nằm trong khoang miệng. ® Trong câu trả lời của thầy bói mơí nghe vế đầu ta nghĩ rằng từ lợi được dùng đúng theo ý của bà già. Nhưng đọc đến vế sau “nhưng răng không còn” ta mới thấy được cái ý đích thực của thầy bói: Bà đã quá già rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa. Hoá ra “Lợi không còn nghĩa thuận lợi mà chuyển sang 1 nghĩa khác: lợi (DT) chỉ một bộ phận nằm trong khoang miệng” 1. Thế nào là chơi chữ Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài? ® Câu trả lời gián tiếp đượm chất hài hước mà không cay độc. Việc dùng từ “lợi” ở cuối câu của bài là vận dụng hiện tượng gì của bài? ® Dựa trên hiện tượng đồng âm hay còn gọi là nghệ thuật “đánh tráo ngữ nghĩa”. VD: Trùng trục, thui chín đầu. Việc vận dụng như vậy có tác dụng gì? Qua những từ ngữ trên ta gọi là phép gì? ® Gây cảm giác bất ngờ, thú vị - Chơi chữ ® Chơi chữ “chín” dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa. Từ đó em hiểu thế nào là chơi chữ? GV dẫn chứng thêm ví dụ. “Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu” HS nêu phần ghi nhớ Câu này chơi chữ nào? Dựa trên hiện tượng gì? ® Chơi chữ “chín”, chín ở đây không phải là số 9 mà là “thui chín”. Dựa trên h/tượng đồng âm khác nghĩa. HĐ 2 Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu ở SGK Tr164 (1) ® Dựa trên hiện tượng gần âm (2) ® Dựa trên cách điệp âm VD: Cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chết cứng. (3) ® Dùng lối nói láy (4) ® Dùng từ trái nghĩa 2. Các lối chơi chữ a. Dùng từ ngữ đồng âm VD: Ruồi đậu mâm sôi,mâm xôi đậu. b. Dùng lối nói trại âm (gần âm) VD: Một đàn thần ngộng đứng xem chuông. Nó bảo nhau rằng ấy ái uông.. c. Dùng cách nói điệp âm VD: d. Dùng lối nói láy VD: Cồn cỏ có con cá đua là con cua đá. e. Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa VD: gần nghĩa Vì cam cho quýt đèo bồng Vì em nhan sắc cho lòng anh say. - Đồng nghĩa: VD: Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó thì được thịt cầy thì không. Như vậy có mấy cách chơi chữ? HS nêu ghi nhớ 2 II. Ghi nhớ: SGK Chơi chữ thường được sử dụng trong những trường hợp nào? GT: Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vốy thức thiếu văn hoá. -Trong văn thơ đặc biệt là trong thơ văn trào phúng HĐ 3. GV HD HS làm các bài tập SGK tại lớp GV HD bài tập 4 HS làm bài tập 1 Bài này tác giả vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau – Các từ chỉ các loài rắn. BT 2: Chơi chữ đồng âm: - dò1: Tìm kiếm dò2: Thức ăn - chả1: Không muốn chả2: Thức ăn III. Luyện tập 1. Tìm từ ngữ chơi chữ trong bài thơ. Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. 2. Câu thứ I: Thịt – mở, dò – chả. Câu thứ II: Nứa, tre, trúc, hóp. 3. Sưu tầm 4. Tìm lối chơi chữ trong bài thơ Bài thơ sử dụng lối chơi (Khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt; lai: đến) Khổ tận cam lai: Hết khổ sở đến lúc sung sướng. HĐ 4. Củng cố: 1. Câu đố “Mồm bò, không phải mồm bò, lại hoá mồm bò” sử dụng lối chơi chữ: a. Dùng lối nói trại âm b. Dùng cách điệp âm c. Dùng từ ngữ đồng âm d. Dùng từ ngữ đồng nghĩa 2. Câu “Con cá đối bó trong cối đá” sử dụng lối chơi chữ: a. Dùng từ ngữ đồng nghĩa b. Dùng từ ngữ trái nghĩa c. Dùng cách điệp âm d. Dùng lối nói lái 3. Em hiểu như thế nào là chơi chữ? Có mấy lối chơi chữ thường gặp? Kể ra. HĐ 5. Hướng dẫn tự học a. Nội dung bài vừa học - Học thuộc ghi nhớ SGK - Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng. b.Hướng dẫn soạn bài - Soạn, chuẩn bị “Làm thơ lục bát” - Tìm hiểu kĩ luật bằng trắc và cách hiệp vần. Tuần 15 Ngày soạn Tiết 59, 60 Ngày dạy / lớp 7a LÀM THƠ LỤC BÁT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát. 2. Kĩ năng: Nhận diện phân tích, tập viết thơ lục bát. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT. 2. Học sinh: SGK, soạn bài. III. Tiến trình thực hiện các hoạt động 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu ca dao: “Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không” sử dụng lối chơi chữ: a. Dùng từ ngữ đồng âm b. Dùng từ ngữ đồng nghĩa c. Dùng lối nói gần âm d. Dùng từ ngữ trái nghĩa - Thế nào là chơi chữ? - Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ? Mỗi loại cho ví dụ để minh hoạ. 3. Giới thiệu: Lục bát là thể thơ độc đáo của VHVN. Đó là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống song trong thực tế nhiều HS cho đến SV đại học vẫn không nắm được thể thơ này khi cần phải làm thì làm sai hoặc thấy người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy, tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu luật lục bát GV: Yêu cầu HS đọc kĩ câu ca dao Câu ca dao trên có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng vì sao gọi là lục bát. HS đọc câu ca dao à Có bốn dòng, dòng một có sáu tiếng, dòng hai có tám tiếng, Câu ca dao có hai cặp sáu, tám vì vậy mới gọi là lục bát I. Tìm hiểu luật lục bát. Cho sơ đồ và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô. Vần kí hiệu là V Nêu nhận xét về luật thơ lục bát. B B B T B BV T B B T T BV B BV T B T T B BV T B T T B BV B BV HS thảo luận - Số câu: Có thể có hai câu, bốn câu, sáu câu, tám câu. Số câu không hạn định - Số tiếng: một câu lục rồi đến một câu bát - Số vần: Các tiếng vần (6+8) đều là vần bằng – vần lưng - Vị trí vần: + Tiếng thứ sáu dòng sáu ứng với tiếng sáu dòng tám + Tiếng thứ tám dòng 8 ứng với tiếng thứ 6 dòng 6 và ngược lại - Sự thay đổi: Có thể về nhịp, về luật bằng trắc, về vần - Bổng, trầm tuỳ thuộc vào luật bằng, trắc sau: + Các tiếng ở vị trí: 2, 4, 6, 8 k0 bắt buộc theo luật bằng, trắc 2(B), 4(T), 6(B), 8(B) + Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7k0 bắt buộc theo luật bằng, trắc. Ngắt nhịp:2/2 hoặc 4/4, 3/3 Qua việc tìm hiểu về thơ lục bát, các em hãy nêu nhận xét của mình về luâït thơ lục bát. HS nêu ghi nhớ SGK HĐ 2: Luyện tập II. Luyện tập 1. Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài lục bát và đúng luật. a. Em ơi kẻo bà b. Mỗi năm mỗi lớp cố lên thành người. c. Ngoài chim gắng công học tập quyết tìm tương lai 2. Sửa lại a. Sai ở vị trí: Tiếng 6 câu 8 lạc vần với tiếng 6 câu 6. Sửa: Vườn loài Có cam, , có xoài, có na. b. Lỗi như câu a. Sửa: Thiếu nhi hành Chúng em trở thành trò ngoan GV HD tổ chức trờ chơi tập làm thơ Mỗi tổ làm một câu nối tiếp nhau, đọc to trong khoảng thời gian một phút một câu. VD: Tổ 1. Quý Mùi xuân mới sắp về Tổ 2: Chúng mình sắp nghỉ học kì, vui sao! Tổ 3: Bỏ bao những ngày ước ao Tổ 4: Ai thăm Lăng Bác, ai vào Khuê Văn? HĐ 4. Củng cố HĐ 5. Hướng dẫn tự học a. Nội dung vừa học - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4. - Phân tích thi luật một bài ca dao. - Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn. b. Hướng dẫn soạn bài - Soạn bài tt “Chuẩn mực sử dụng từ”. - Đọc trước các VD SGK và trả lời các câu hỏi. Tiết ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học - Qua tiết dạy, giúp học sinh củng cố được: nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 7, tập một. - GVHDHS vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng việt và Tập làm văn của môn học Ngữ văn trong bài kiểm tra. - GVHDHS vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kĩ năng TLV nói chung để tạo lập một bài viết. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. Lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu (Trực tiếp) 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ1: Thông qua đề cương ôn tập. - Nêu những trọng tâm của phần văn bản. - Yêu cầu HS nắm khái niệm một số loại từ và cho ví dụ. - Giới thiệu trọng tâm của các đề TLV trong đề cương. Chú ý theo dõi trong đề cương ôn tập I. Thông qua đề cương ôn tập. II. Thực hành giải một số đề tham khảo HĐ2: Sửa đề phần trắc nghiệm ( 1’) 1. Trắc nghiệm Yêu cầu hs thảo luận đề 1 (2’) Tổ 1: Trình bày đáp án đề1 Gọi hs các tổ khác nhận xét Hai hs khác tổ nhận xét đáp án đề 1 GV nhận xét bài làm của hs và trình bày đáp án Đề 1 Yêu cầu hs thảo luận đề 2 (2’) Câu Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Gọi hs các tổ khác nhận xét GV nhận xét bài làm của hs và trình bày đáp án
Tài liệu đính kèm: