Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Tuấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Tuấn

1. Mục tiêu:

 1.1. Kiến thức:

- HS biết yu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

- HS hiểu cch lm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.

 1.2. Kĩ năng:

- Cảm thụ tc phẩm văn học đ học.

- Viết được những bài văn, đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

- Rèn kĩ năng trình bày cảm nghĩ về 1 số tác phẩm đã học trong chương trình.

 1.3. Thái độ: - Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài văn biểu cảm cho HS.

2. Trọng tm: Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học, lập dàn ý.

3. Chuẩn bị:

3.1. GV: bảng phụ

3.2. HS: soạn bài trước ở nhà.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện HS :

Lớp 7A1: .

4.2. Kiểm tra miệng:

 4.3. Bài mới:

 Khi đọc một bài thơ, đoạn văn, hay một tác phẩm văn học, các em thường có nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Để trình bày lại những cảm xúc đó tức là chúng ta đã phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cáh làm loại văn biểu cảm này như thế nào, tiết học hôm nay, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiết 49	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Tuần dạy:13	 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày dạy: 
1. Mục tiêu:
	1.1. Kiến thức:
HS biết củng cố một lần nữa kiến thức về Văn học, Tiếng Việt từ tuần 1 đến tuần 11. 
Học sinh nhận ra và hiểu được ưu, nhược điểm trong bài làm để sửa chữa, khắc phục.
	1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát hiện, sửa lỗi sai.
1.3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, tính cẩn thận trong học tập cho HS.
2. Trọng tâm: 
Ca dao - dân ca, Văn thơ trung đại
Từ, từ ghép, từ Hán Việt, chữa lỗi về quan hệ từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa. 
3. Chuẩn bị:
3.1. GV: Bài kiểm tra của HS, những lỗi sai thường gặp, bảng phụ ghi đề 
3.2. HS: Xem lại nội dung đã kiểm tra.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện HS:
Lớp 7A1: ..
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra 5 vở bài tập của HS
	4.3. Bài mới:
Lần trước các em đã thực hành bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt với những kết quả cụ thể và các em đã tự sửa chữa bài làm của mình. Hôm nay, chúng ta cùng khảo sát lại, cùng chữa cho hoàn chỉnh bài làm của mình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Đề kiểm tra Văn
1 Đề bài:	
GV treo bảng phụ, ghi lại đề lên bảng.	
Câu 1: Hãy chép nguyên văn phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Nam Quốc sơn hà”? (3đ)
Câu 2: Thế nào là ca dao, dân ca? Cho biết nội dung, nghệ thuật của bài ca dao sau: (3đ)
 “Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu 3: Văn bản “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống? (2đ)
Câu 4: Qua bài thơ “Bánh trơi nước” của Hồ Xuân Hương, em cảm nhận được gì về người phụ nữ trong xã hội xưa? Hãy viết một đoạn văn ngắn (5->7 câu) thể hiện sự cảm nhận ấy? (2đ)
2. Phân tích đề:
	GV hướng dẫn HS phân tích đề.
	Đề tự luận 100%
3. Nhận xét bài làm:
GV nhận xét ưu điểm và tồn tại qua bài làm của HS.	
- Ưu điểm:
+ Các em hiểu đề, cĩ học bài, làm đúng theo yêu cầu của đề bài
+ Một số bài làm sạch đẹp.
 - Tồn lại:
+ Còn 1 số HS khơng học bài nên làm bài chưa tốt.
+ Sai nhiều lỗi chính tả.
4. Công bố điểm:
	GV công bố điểm cho HS nắm.
	Trên TB:	Dưới TB:
5. Trả bài văn:
	GV cho lớp trưởng phát bài cho HS.
6. Đáp án:	 
	? Bạn nào đọc lại phần phiên âm và dịch thơ bài “Nam Quốc sơn hà”?
? Ca dao dân ca là gì? 
? Nêu nội dung nghệ thuật của bài ca dao sau: “Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
? Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cho chúng ta bài học gì?
? Nhắc lại nội dung bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
? Vậy em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ?
7. Sửa lỗi sai:	
	GV treo bảg phụ ghi các lỗi sai.	 
	HS sửa lỗi chính tả.	 
	GV nhận xét, sửa sai.	
Sai yêu cầu đề bài:	 
	HS sửa.	 
	GV nhận xét, sửa chữa.	
* Hoạt động 2: Bài kiểm tra Tiếng việt.
1. Đề bài:	 
	GV treo bảng phụ ghi đề bài.	
Câu 1: Hãy điền các từ ghép sau vào bảng phân loại: (2đ)
“tái xanh, lâu đời, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, ẩm ướt, hiệu trưởng, đêm ngày, phố phường ”
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Câu 2: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ minh họa. (2đ)
Câu 3: Chữa các lỗi sai về quan hệ từ ở những câu sau: (2đ)
a/ Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. 
b/ Sống trong xã hội của văn minh con người ngày càng phát triển.
Câu 4: Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: (2đ)
Khán giả
Dũng cảm
Phẫu thuật
Nhân ái
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn về vấn đề môi trường thiên nhiên hiện nay, trong đó có dùng cặp từ trái nghĩa (2đ)
2. Phân tích đề:
	GV hướng dẫn HS phân tích đề.
	Đề tự luận 100%.
3. Nhận xét bài làm.
GV nhận xét ưu, khuyết điểm bài 
làm của HS. 
- Ưu điểm: 
Đa số HS nắm được yêu cầu đề bài, có học và hiểu bài làm bài tốt.
Một số HS viết đoạn văn hay.
Một số bài làm rõ ràng, sạch đẹp.
-Tồn tại:
 Một số em khơng chịu học bài, khơng biết cách làm bài, chưa đặt được câu ở câu 6, viết đoạn văn chưa hay, chưa cĩ sử dụng từ trái nghĩa.
	Sai nhiều lỗi chính tả.
4. Công bố điểm:
	GV cống bố điểm cho HS nắm.
	Trên TB:	 Dưới TB:
5. Trả bài :
	GV cho lớp trưởng phát bài cho HS.
6. Đáp án:
? Nhắc lại từ ghép chính phụ, ghép đẳng lập?
Vậy trong những từ cho trên từ nào là ghép chính phụ? Từ nào là ghép đẳng lập?
? Từ đồng âm là gì? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Vậy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
( Tức là chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai từ này)
? Trong hai câu đó quan hệ từ là từ nào? Dùng quan hệ từ như thế thích hợp chưa? Chữa lại cho đúng?
? Giải thích từ Hán Việt: khán giả; dũng cảm, phẫu thuật, nhân ái
Viết đoạn văn ngắn về môi trường có sử dụng cặp từ trái nghĩa?
7. Sửa lỗi sai:
	GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.
	HS sửa lỗi chính tả.	 
	GV nhận xét, sửa chữa.
	HS sửa lỗi dùng từ, đặt câu.	
GV nhận xét, sửa chữa.	
I. Bài kiểm tra Văn:
1. Đề: 
2. Đáp án:
Câu 1: Phiên âm: Nam quốc sơn hà 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.
 Dịch thơ: Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu 2: - Ca dao, dân ca:
+Ca dao là phần lời của những câu hát dân gian +Dân ca là sự kết hợp giữa phần lời, giai điệu và cách diễn xướng những câu hát dân gian đó.
- Nội dung bài ca dao “Công cha.con ơi!”
 Công lao trời biển của cha mẹ đối với con. Bổn phận, trách nhiệm của người con trước công lao to lớn ấy.
- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ
Câu 3: Bài học: 
Biết xây dựng một tình bạn trong sáng, chân thành, không vụ lợi
Phê phán tình bạn ích kỉ, dối trá, thực dụng
Câu 4: Hình thức: Hành văn mạch lạc, liên kết, có câu chủ đề, câu chốt đoạn văn
Nội dung: 
+ Thân phận người phụ nữ: Chìm nổi, lênh đênh, không tự làm chủ hạnh phúc cho riêng mình
+ Phẩm chất: son sắc, thủy chung
 -> Trân trọng, đồng cảm.....
II. Bài kiểm tra Tiếng việt.
1. Đề:
2. Đáp án:
Câu 1:
TG
CP
lâu đời, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách, hiệu trưởng
TG
ĐL
tái xanh, làm ăn, đất cát, ẩm ướt, đêm ngày, phố phường
Câu 2:
-Từ đồng âm: giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
-Từ nhiều nghĩa: giống nhau về âm, giữa chúng cĩ liên quan một nét nghĩa với nhau.
VD: chân bàn, chân mây, chân tường(từ nhiều nghĩa)
 Kiến bò đĩa thịt bò. (từ đồng âm)
Câu 3: 
a/ Bỏ quan hệ từ “Qua” -> Bài thơcủa nhà thơ
b/ Bỏ quan hệ từ “của” -> Sống trong xã hội văn minh..
Câu 4: a.Khán giả: người xem
 b.Dũng cảm: gan dạ
 c.Phẫu thuật: mổ xẻ
 d.Nhân ái: yêu người
Câu 5: HS viết đoạn văn về môi trường trong đĩ cĩ sử dụng từ trái nghĩa. 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	Đã lồng ghép ở phần đáp án
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này : Xem lại kiến thức văn, TV đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Soạn bài « Cách làm Bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
+ Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học
+ Yêu cầu làm một bài văn về biểu cảm văn học
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
Bài 12 Tiết 50	CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
Tuần dạy: 13	 VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày dạy: 	
1. Mục tiêu:
	1.1. Kiến thức:
- HS biết yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- HS hiểu cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
	1.2. Kĩ năng:
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những bài văn, đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng trình bày cảm nghĩ về 1 số tác phẩm đã học trong chương trình.
	1.3. Thái độ: - Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài văn biểu cảm cho HS.
2. Trọng tâm: Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học, lập dàn ý. 
3. Chuẩn bị:
3.1. GV: bảng phụ 
3.2. HS: soạn bài trước ở nhà.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện HS :
Lớp 7A1: .
4.2. Kiểm tra miệng: 
	4.3. Bài mới:
	Khi đọc một bài thơ, đoạn văn, hay một tác phẩm văn học, các em thường có nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Để trình bày lại những cảm xúc đó tức là chúng ta đã phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cáh làm loại văn biểu cảm này như thế nào, tiết học hôm nay, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.	
	Gọi HS đọc bài văn SGK/146	
?Bài văn viết đề bài ca dao nào? Hãy đọc bài ca dao đó?	 HS trả lời- GV nhận xét, diễn giảng	
- Bài văn viết về bài ca dao: 
 Đêm qua ra đứng bờ ao.
 Trông cá cá lặn
? Tác giả đã cảm nhận thế nào về hai câu đầu?
- Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Đây là cách giả định, cụ thể hóa, đặt mình vào hòan cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
? Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? 
- Hai câu kế: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.	
 - Hai câu kế tiếp: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt con sông nhớ thương của Ngưu Lang , Chúc Nữ...
 -Hai câu cuối: Cảm nghĩ về sông Tào Khê.
? Từ đó em hãy cho biết những yêu cầu để làm văn biểu cảm vềâ tác phẩm văn học?
-Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gay ấn tượng sâu sắc nhất.
- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm 
văn học? Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/147
Hoạt động 2: Luyện tập.	
	Gọi HS đọc BT1.	
	GV hướng dẫn HS làm
	HS hợp tác (5phút)
	Đại diện trình bày.
	GV nhận xét, sửa chữa.
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
1. Đọc bài văn:
SGK/146
2. Tìm hiểu bài văn:
3. Yêu cầu làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
-Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gay ấn tượng sâu sắc nhất.
- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
* Ghi nhớ SGK/147
II. Luyện tập:
BT1: VBT
Cảnh khuya
 ( Hồ Chí Minh)
* Gợi ý:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả- tác phẩm.
- Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì?
 + Từ một so sánh mới mẻ, hấp dẫn.
 + Từ những hình ảnh quấn quýt sinh động.
 + Từ sự hài hòa giữa cảnh và người.
 + Từ tâm hồn cao cả của Hồ Chí Minh.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì?
Đáp án: Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm ấy.
Câu 2: Bố cục của bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học ?
Đáp án: 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hồn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học thuộc ghi nhớ SGK/tr147
- Làm BT1, 2; VBT
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
Soạn bài: “Viết bài làm văn số 3”: 
Xem lại thể loại văn biểu cảm cĩ sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả
	5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
Bài 12 Tiết 51, 52	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Tuần dạy: 13
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
	2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết 1 bài văn biểu cảm có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả hoàn chỉnh.
3. Thái độ:- Giáo dục tính tự giác, cẩn thận, sáng tạo khi làm bài 
II. MA TRẬN: Không có
III. ĐỀ KIỂM TRA: 
 Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo,) 
IV. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu
Đáp án
Điểm
Cảm nghĩ về người thân 
- Về kĩ năng: HS biết viết một bài văn biểu cảm có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết.
- Về kiến thức: Đảm bảo các ý sau:
*Dàn bài:
1. Mở bài:
 - Giới thiệu người thân, cảm nghĩ chung của em về người thân đó.
2. Thân bài:
 Nêu cảm nghĩ của em về:	
 - Hình dáng, tính cách của người thân.
 - Ý thích của người thân.
 - Thái độ của người thân đối với mọi người.
 - Thái độ của người thân đối với em.
3. Kết bài:
 Tình cảm của em đối với người thân đó.
2 đ
6đ
2đ
Cộng
10 đ 
* Lưu ý thêm: 
- Điểm 10 - 9: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt hay, có ý sáng tạo. Bài văn có tính mạch lạc, liên kết, bố cục rõ ràng, cân đối.
- Điểm 8 -7: Trình bày đầy đủ các yêu cầu trên còn mắc một vài lỗi diễn đạt
- Điểm 6-5-4: Trình bày 2/3 các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi diễn đạt
- Điểm: 1-2-3: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề
V. KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIệM:
1. Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
%
Khá 
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
Từ TB↑
%
7A1
Cộng
2. Đánh giá chất lượng bài làm của HS và đề kiểm tra: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 13.doc