Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh tự đánh giá năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm

- HS tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình thực hiện các hoạt động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 1: Yêu cầu hS nêu lại đề bài và lập ý, bố cục

 Đề bài TLV số hai là gì?

 Đề yêu cầu làm gì?

 Đề: Loài cây em yêu

 Nêu cảm nghĩ

 Đối với đề này ta cần có những ý nào? Theo một bố cục ra sao? HS trình bày

 Bố cục ba phần (HS trình bày lại từng phần)

HĐ 2: Đánh giá chung tình hình bài làm

HĐ 3: Nhận xét từng mặt, nêu ví dụ và biểu dương, sửa chữa chung.

 - Hình thức: Đa số trình bày chưa rõ ràng (bố cục, chữ viết)

 - Nội dung: Dùng từ, câu chưa rõ nội dung, còn dùng từ địa phương, lặp từ, sai chính tả nhiều.

- Nêu dẫn chứng một số bài sai nhiều (yếu, kém)

- Biểu dương những bài khá tốt.

- Yêu cầu một học sinh Khá đọc bài của mình * Một số học sinh lên ghi từ sai chính tả.

-chồng cây => trồng. việt làm=> việc làm. Băn khoăn=> bâng khuâng .

- Lớp trưởng phát bài cho lớp

- HS đọc lại và tự sửa

- HS đọc bài được biểu dương.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
- Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng
- Tiết 46: Kiểm tra Tiếng Việt
- Tiết 47: Trả bài TLV số 2
- Tiết 48: Thành ngữ
Ngày soạn
Tiết 45	Ngày dạy	 / lớp 7a
CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG
	HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ-nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
-So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm có tác dụng chủ yếu là:
a. Miêu tả sự việc	b. Khêu gợi cảm xúc	
c. Giúp người đọc nhớ lâu	d. Khêu gợi sức tưởng tượng
3. Giới thiệu:	Trong các tiết học trước, các em đã học nhiều bài thơ trong văn học cổ Viêït Nam và Trung Quốc. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó hai bài thơ “Cảnh khuya và Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy là thơ hiện đại nhưng thơ “Cảnh khuya và Nguyên tiêu”lại rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ, các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu hai bài thơ này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung về hai bài thơ
 GV đọc mẫu
 HD HS đọc đúng, cách ngắt nhịp.
 Hai HS đọc lại bài thơ
I. Tìm hiểu chung
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
- Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ cao đẹp.
- Đây là những bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến khu Việt Bắc (năm1947, 1948).
 Em hãy nêu một vài nét về tác giả ?
 GV HD HS giải thích một một số từ khó (từ HV): kim dạ, nguyên tiêu, thâm xứ, ...
 HS nêu fần chú thích SGK
 HS giải thích dựa vào phần dịch nghĩa
 Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 Thơ tứ tuyệt
 HS nêu hoàn cảnh sáng tác.
HĐ 2: Tìm hiểu vẽ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya
 Bức tranh Cảnh khuya được tạo ra từ những lời thơ nào?
-hs trả lời
II. Đọc –hiểu văn bản
1. Cảnh khuya
a. Nội dung
+ Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng, tối.
+Con người: tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn cánh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng.
b. Nghệ thuật
+ Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
+ Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm.
+ Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1,4.
c. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
 Câu thơ “Tiếng suối ... xa” có gì độc đáo trong cách tả cảnh
 GV giảng:
 Câu thơ thứ hai cho ta thấy được vẻ đẹp ánh trăng như thế nào?
 Lời thơ ở đây đã tạo được một vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào?
à Cách so sánh đặc sắc
 Bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng, ....
=> thiên nhiên trong trỏe tươi sáng
2. Nguyên tiêu
a. Nội dung
+ Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lên lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. Không gian bát ngát, cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, trong dòng nước, trong màu trời.
+ Hiện thực về cuộc kháng chiến chống pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta “bàn việc quân” tại chiến khu Việt bắc.
b. Nghệ thuật
+ Rằm tháng giêng là bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.
+ Sử dụng điệp từ có hiệu quả.
+ Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
c. Ý nghĩa văn bản
Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp còn nhiều gian khổ.
 Hai câu cuối đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Từ nào được lặp đi lặp lại có tác dụng gì?
 Câu ba: Sự suy cảm, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc.
 Câu bốn: Theo thức chưa ngủ được vì lo cho vận mệnh của đất nước.
 HĐ 3:Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh không gian trong bài thơ
 Nhận xét về hình ảnh k0 gian và cách miêu tả k0 gian trong bài “Nguyên tiêu”
 Câu hai vẽ ra một k0 gian xa rộng bát ngát như k0 có giới hạn với con sông, matë nước, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
HĐ 4: Tìm hiểu phong thái uy dung lạc quan của HCM
 “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” được viết trong những năm đầu rất khó khăn of cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đả biểu hiện tâm hồn và fong thái of BH như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
à Hai bài thơ cho thấy rõ sự chủ động bình tĩnh, lạc quan ở vị lãnh tụ.
Phong thái uy dũng còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền of vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về
HĐ 5: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
HS nêu ghi nhớ
III. Tổng kết
Ghi nhớ: SGK Tr143
IV: Luyện tập
HĐ 6. Củng cố
1. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được Bác Hồ sáng tác trong thời gian
a. Bác Hồ vừa về nước
b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
c. Giai đoạn xây dựng miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp
d. Thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Điểm không giống nhau giữa hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” là
a. Thể thơ tứ tuyệt	b. Được sáng tác ở Việt Bắc
c. Nét đẹp đặc sắc của đối tượng miêu tả	d. Thơ hiện đại nhưng đậm màu sắc cổ điển.
5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
- Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ và nội dung ghi nhớ SGK.
- Học 5 từ Hán được sử dụng trong bài thơ nguyên tiêu.
b.Hướng dẫn soạn bài
- Xem lại các bài tiếng việt chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- Từ ghép. Từ láy. Từ đồng âm. Từ trái nghĩa.
Tuần 12	Ngày soạn
Tiết 47	Ngày dạy	 / lớp 7a
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh tự đánh giá năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm
- HS tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Yêu cầu hS nêu lại đề bài và lập ý, bố cục
 Đề bài TLV số hai là gì?
 Đề yêu cầu làm gì?
à Đề: Loài cây em yêu
à Nêu cảm nghĩ
 Đối với đề này ta cần có những ý nào? Theo một bố cục ra sao?
 HS trình bày
à Bố cục ba phần (HS trình bày lại từng phần)
HĐ 2: Đánh giá chung tình hình bài làm
HĐ 3: Nhận xét từng mặt, nêu ví dụ và biểu dương, sửa chữa chung.
 - Hình thức: Đa số trình bày chưa rõ ràng (bố cục, chữ viết)
 - Nội dung: Dùng từ, câu chưa rõ nội dung, còn dùng từ địa phương, lặp từ, sai chính tả nhiều.
- Nêu dẫn chứng một số bài sai nhiều (yếu, kém)
- Biểu dương những bài khá tốt.
- Yêu cầu một học sinh Khá đọc bài của mình
* Một số học sinh lên ghi từ sai chính tả.
-chồng cây => trồng. việt làm=> việc làm. Băn khoăn=> bâng khuâng.
- Lớp trưởng phát bài cho lớp
- HS đọc lại và tự sửa
- HS đọc bài được biểu dương.
HĐ 4. Hướng dẫn học ở nhà
a. Nội dung vừa học
-Về nhà xem lại bài làm của mình và sửa lỗi sai.
b.Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Thành ngữ”. 
- Về nhà đọc trước các câu hỏi SGK và trả lời.
Tuần 12	Ngày soạn
Tiết 48	Ngày dạy	 / lớp 7a
THÀNH NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1
 HS quan sát thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”
I. Tìm hiểu bài
1. Thế nào là thành ngữ
 Có thể thay cụm từ “lên thác ... ghềnh” bằng các từ ngữ khác được k0? Tại sao?
à Không thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lõng lẽo, nhạt nhẽo.
 Có thể hoán đổi các vị trí of các từ trong cụm từ trên được không? Tại sao?
à Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định
 Lên .... ghềnh: trôi nổi, bập bềnh.
 Từ nhận xét trên, rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo of cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?
à Đặc điểm cấu tạo of cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
 HĐ 2: Cụm từ “lên ... ghềnh” có ý nghĩa là gì?
à Trôi nổi, bập bềnh, gian nan, vất vả, cực khổ, ...
 “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì?
à Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác
Nhanh như chớp: mau lẹ, rất nhanh, chính xác
 Ngoài việc nêu ý nghĩa, em có nhận xét gì về cách biểu hiện of những thành ngữ này.
à Giàu hình ảnh, giúp ta hình dung rõ sự vật hiện tượng. Nói cách khác nó vừa có tính biểu cảm vừa có tính hình tượng
 Ý nghĩa của thành ngữ
 Nhóm I: Gồm những thành ngữ có thể trực tiếp suy ra từ nghĩa đen.
à Tham sống sợ chết (uý tử tham sinh): hèn nhát
Mẹ gáo con côi: Sự đơn chiếc
Năm châu bốn bể: Rộng lớn.
 Nhóm II: Gồm những thành ngữ có hàm ẩn
à Lá lành ... lá rách (Aån dụ): Giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
- Lòng lang dạ thú (Hoán dụ): Độc ác
- Đi guốc trong bụng: Hiểu rành rõ ý định tâm can of người khác.
- Đen như cột nhà cháy (So sánh)
 GV: Cách hiểu nghĩa of hai nhóm này giống nhau hay khác nhau?
 Nhóm 1: Hiểu một cách trực tiếp (từ nghĩa đen)
à Các từ trong thành ngữ khó thay đổi, có tính cố định.
 Nhóm 2: Hiểu theo nghĩa bóng
 Qua phân tích em có những hiểu biết gì về thành ngữ và nghĩa of thành ngữ?
 HS nêu ghi nhớ
 HĐ 3: Tác dụng của thành ngữ
 HS đọc II.1
2. Tác dụng của thành ngữ
 Xác định chức vụ ngữ pháp của hai thành ngữ in đậm
 “Bẩy .... chìm”: VN
 “Tắt ..... đèn”: Phụ ngữ cho D/từ “khi”
 Thân em ...... tròn
 Bảy ....... nước non
à Hàm súc, có tính hình tượng, tính b/cảm cao.
 Hãy phân tích cáci hay of việc dùng các thành ngữ trên?
à Ý nghĩa cô đọng, hàm súc gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe
 HS nêu ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr144
III. Luyện tập:
1. Sơn hào hải vị à Các sản phẩm, các món ăn
 Nem công chả phượng
à Quý hiếm
 Khoẻ như voi à Rất khoẻ
 Tứ cố vô thân à Không có ai thân thích, ruột thịt
 Da mồi tóc sương à Da bị đốm sẫm như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương
2. GV HD HS kể
3. ăn, sương, tốt, áo, chiến, cơ.
4. Củng cố
1. Cụm từ không phải là thành ngữ là
a. Rừng vàng biển bạc	b. Đá thúng đụng nia
c. Gà què ăn quẩn cối xay	d. Uống nước nhớ nguồn
2. Trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”, vai trò ngữ pháp của thành ngữ “một nắng hai sương” là
a. Chủ ngữ	b. Vị ngữ	c. Phụ ngữ	d. Trạng ngữ
5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
Học thuộc ghi nhớ.
Sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài học và giải nghĩa của các thành ngữ
b. Hướng dẫn soạn bài
Về nhà xem lại nội dung các bài đã học văn, tiếng việt giờ sau trả bài kiểm tra 1 tiết. Soạn bài tt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc