Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 1 - Tiết 2: Bánh chưng bánh giầy

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 1 - Tiết 2: Bánh chưng bánh giầy

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.

 II. KIẾN THỨC CHUẨN :

 1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

 - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- Một nét đẹp văn hóa của người Việt

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết

 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 1 - Tiết 2: Bánh chưng bánh giầy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 	 Ngày soạn:1/8/2010 
Tiết : 2 	 	Ngày dạy: 12/8/2010 
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN :
 1. Kiến thức:
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
	- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- Một nét đẹp văn hóa của người Việt
2. Kĩ năng: 
	- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
	- Nhận ra những sự việc chính trong truyện
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIÊN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
 1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi :Truyền thuyết là gì?
 Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Giới thiệu bài.
- Mỗi năm khi xuân về, nhà nhà đều gói bánh để cúng tổ tiên. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”.
+ Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: (30 phút)
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 1-> 13.
- Gọi HS chia đoạn, nêu ý chính từng đoạn.
+ Hoạt động 3: Phân tích:
Cho HS xem lại đoạn 1 SGK.
Hỏi :Nhà vua chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?Với ý định ra sao và bằng hình thức nào?
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hỏi : Vì sao trong các con vua, Lang Liêu được thần giúp đỡ? Thần giúp đỡ gì? Chi tiết này có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần?
Hỏi : Vậy tại sao thần không chỉ dẫn hoặc không làm sẵn lễ vật cho Lang Liêu?
Hỏi : Vì sao bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, tiên vương?
Hỏi : Những điều vua Hùng nói thể hiện quan niệm của người xưa về trời đất như thế nào?
Chi tiết này mang ý nghĩa gì?
? HDHS tìm nghệ thuật của văn bản?
 Tìm chi tiết kì ảo trong văn bản?
=>NT:Sử dụng chi tiết tưởng tượng 
 Truyện kể theo trình tự nào?
=> NT:Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.
Hỏi : Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
GV chốt ý =>
+ Hoạt động 4: Luyện tập 
Hỏi : Đọc truyện này em thích nhất là chi tiết nào? Vì sao 
+ Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố.
Hỏi : Vì sao trong các con vua, Lang Liêu được thần giúp đỡ? Thần giúp đỡ gì? Chi tiết này có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần?
Gv nhận xét ,chốt ý.
5. Dặn dò.
- Hướng dẫn tự học:
-Đọc nhớ những sự việc chính trong truyện
-Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết này.
*Học bài, xem bài “Từ –cấu tạo từ tiếng Việt”.
- Báo cáo sĩ số.
- Trả lời..
Nghe, nghi tựa bài.
- Đọc văn bản.
- Đọc chú thích.
Văn bản chia làm 4 đoạn.
- HS chú ý đoan 1.
- Trả lời cá nhân.
Lúc thái bình, vua về già, truyền ngôi cho ai làm vừa ý vua.
HS đọc.
- Lang Liêu là ngừoi thiệt thòi nhất, chăm chỉ làm ruộng.
-Thần muốn tạo điều kiện cho Lang Liêu đoán được ý vua.
-Thần muốn cho Lang Liêu tự bộc lộ tài năng thì việc nhận ngôi mới xứng đáng.
-HS trả lời cá nhân
- Trời tròn, đất vuông là quan niệm của người xưa-> sự thờ kính trời đất, tổ tiên.
-HS thảo luận tìm nghệ thuật
- Giải thích ngồn gốc bánh chưng bánh giầy, đề cao nghề nông, ước mơ có một vua tốt.
- Trả lời cá nhân, nhận xét.
- Nghe.
HS trả lời 
-HS nghe thực hiện.
I. Giới thiệu chung:
 *Bố cục: 4 đoạn.
 II. Phân tích truyện :
1/ Nội dung:
 a/ Hình ảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi:
 -Hoàn cảnh: 
 Giặc ngoài đã dẹp yên, vua đã già.
 -Ý vua: Nối ngôi vua phải nối chí vua.
 - Hình thức: mang tính chất một câu đố.
b/ Cuộc thi tài giải đố:
 -Lang Liêu được thần mách bảo : “Không gì quý bằng hạt gạo..” -> đề cao nghề nông.
- Bánh hình tròn -> trời.
- Bánh hình vuông -> đất.
=> thờ kính tổ tiên, trời đất.
2/ Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu.
-Lối kể chuyện dân gian:theo trình tự thời gian.
3/ Ý nghĩa văn bản:
 Đây là câu chuyện suy tôn tài năng,phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
III/LUYỆN TẬP:

Tài liệu đính kèm:

  • doca2-2-BANHCHUNG-BANHGIAY.doc