Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 34: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 34: Ông lão đánh cá và con cá vàng

I. MỤC TIÊU

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ.

 - Sự lập lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

 2. Kỹ năng

 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ

 - Phân tích các sự kiện trong truyện

 - Kể lại được câu chuyện.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 34: Ông lão đánh cá và con cá vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09 	 	Ngày soạn : 25/09/2010 
 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
Văn bản 
Tiết : 34 	 	Ngày dạy :05/10/ 2010 
I. MỤC TIÊU 
 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện. 
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ.
	- Sự lập lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
	2. Kỹ năng
	- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ
	- Phân tích các sự kiện trong truyện
	- Kể lại được câu chuyện.
III. HƯỚNG DẪN- THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Hãy trình bày nội dung chính của truyện cây bút thần ?
Hỏi : Nêu ý nghĩa văn bản ?
- Giới thiệu bài : Truyện cổ tích là truyện thể hiện ước mơ cũa nhân dân về cái thiện thắng cái ác và cuối cùng là một kết thúc có hậu . Để biết được cái thiện cái ác ra sau chúng ta đi vào tìm hiểu truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng “
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe - Ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. 
 - Gọi HS đọc chú thích SGK 
- Yêu cầu HS dựa vào chú thích trả lời câu hỏi .
Hỏi : Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích nước nào ? Do ai viết lại ?
* GV chốt=>
Hỏi : Kết cấu sự kiện như thế nào ?
* GV chốt=>
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS đọc phân vai -> nhận xét.
- Yêu cầu HS tìm hiểu một số từ khó chú thích dấu sao SGK.
-HS đọc chú thích SGK .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Nghe.
- HS đọc phân vai -> lớp nhận xét.
- Đọc chú thích SGK.
- Cá nhân dựa vào chú thích dấu sao trả lời.
I/ Tìm hiểu chung .
- Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ dân gian nga , Đức được Pu- skin viết lại bằng 205 câu thơ ( tiếng Nga )
- Kết cấu sự kiện trả ơn trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng .
+Hoạt động 3 : Phân tích 
- GV treo tranh.
Hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão?
* GV chốt lại: sống nghèo khổ nhưng hạnh phúc.
Hỏi : Nội dung truyện ca ngợi điều gì ? 
* GV chốt =>
Hỏi : Ông lão trong truyện làm nghề gì ?
* GV chốt =>
Hỏi : Mấy lần cá vàng trả ơn ông lão?
* GV chốt =>
Hỏi: Mụ vợ đã đòi hỏi những gì? Tương ứng với những đòi hỏi của mụ vợ là mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Cách sử dụng phép đối lặp ấy có tác dụng gì?
Hỏi: Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao? Nghệ thuật gì?
*GV diễn giảng: Sự giận dữ của biển cũng chính là thái độ bất đồng của nhân dân.
*GV chốt lại vấn đề: Mụ vợ tham lam, bội bạc.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất của những lần đòi hỏi của mụ vợ? Đó là những đòi hỏi về mặt nào? Nghệ thuật gì?
Hỏi : Mụ đối xử với ông lão ra sao? Qua chi tiết nào?
- GV nhận xét sự trả lời của hS.
Hỏi: Sự bội bạc lên đỉnh điểm khi mụ vợ đòi hỏi gì?Nêu cảm nghĩ của em trước thái độ của mụ vợ?
- Cho HS tìm câu tục ngữ nói về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ.
- Hỏi: Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông lão?
- GV diễn giảng: hiền lành, đôn hậu vốn là tính cách của ngừoi lao động nghèo. Nhưng tính nhu nhược, dễ mềm lòng sẽ là bạn đồng hành của kẻ tham lam.
Hỏi: Kết quả lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ra sao? Em rút ra bài học gì?
(Liên hệ phần đọc thêm)
- Nêu câu hỏi 5 SGK.
- Cho HS thảo luận tìm ý nghĩa hình tượng cá vàng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho HS xem tranh và phát hiện cảnh trong tranh.
Hỏi : Tác giả tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố nào ? 
Hỏi : Kết cấu sự việc ra sau ?
Hỏi : Xây dựng hình tượng nhân vật như thế nào ?
Hỏi : Câu chuyện được kết thúc như thế nào ?
Hỏi : Truyện ca ngợi điều gì ? Qua truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Hỏi: Nghệ thuật truyện là gì? Truyện có ý nghĩa như thế nào?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhìn tranh, miêu tả hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Đánh cá
- Liệt kê những đòi hỏi của mụ vợ.
- Cá nhân phát biểu: 5 lần -> tính cach nhân vật, chủ đề truyện được tô đậm.
- Phát hiện chi tiết sự thay đổi của biển -> tính từ gợi tả, tượng thanh.
- Nghe.
- Thảo luận -> rút ra nhận xét: tính chất ngày càng cao, đối xử tệ bạc với chồng -> nghệ thuật tăng tiến.
- Cá nhân phát hiện: đòi làm long vương bắt cávàng hầu hạ.
- Cá nhân tìm tục ngữ.
- Nêu cảm nghĩ.
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân: mụ vợ bị trừng trị.
-> Bài học không tham lam, không bội bạc, phải biết trọng ân tình.
- Thảo luận (2HS)
-> Rút ra ý nghĩa hình tượng cá vàng.
- Xem tranh.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
II/ Phân tích
1. Nội dung
- Ca ngợi người có tấm lòng nhân hậu và người có nghĩa tình sau trước , biết ơn đối với người nhân hậu.
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng và thả cá vang mà không hề đòi ơn.
+ Cá vàng bốn lần trả ơn cho ông lão đánh cá .
- Bài học đối với mụ vợ tham lam của ông lão đánh cá : điều kì diệu đã không xảy ra khi mụ đỏi hỏi cá vàng phải biếng mụ thành Long Vương và cá vàng phải làm theo ý muốn của mụ .
2. Nghệ thuật
- Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng hoang đường qua hình tượng cá vàng.
- Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến .
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập , mang nhiều ý nghĩa .
- Kết thúc tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng không giống các truyện cổ tích thông thường ở chỗ phần lớn các truyện cổ tích đều có kết thúc có hậu , còn ở truyện này kết thúc lại quay trở lại hoàn cảnh thực tế .
3. ý nghĩa văn bản 
a. Nội dung.
- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc.
b. Nghệ thuật.
-Sự đối lặp tăng tiến giữa các tình huống cốt truyện.
- Sự đối lặp giữa các nhân vật , sự xuất hiện giữa các yếu tố tưởng tượng hoang đường .
+ Hoạt động 4 : Luyện tập
- Gọi HS đọc bài tập 1.
- Cho HS thảo luận -> rút ra nhận xét về tên truyện.
- Yêu cầu HS kể diễn cảm truyện.
- GV chốt lại nội dung chính của truyệ
- Đọc bài tập.
- Thảo luận -> rút ra nhận xét về tên truyện.
- Cá nhân kể diễn cảm -> lớp nhận xét
- Trả lời ghi nhớ SGK.
- Đọc ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Tên truyện cũng có cơ sở vì:
+ Mụ vợ là nhân vật chính.
+ Ý nghĩa của truyện là nêu bài học, phê phán người tham lam, bội bạc.
Bài tập 2: Kể diễn cảm truyện
+ Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
-Theo em cá vàng trừng trị mụ vợ vì những tội gì ?
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Về học bài.
- Tập kể diễn cảm truyện.
Hỏi : Khi ta kể chuyện ta sắp xếp các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên ta gọi là gì ? 
- Xem tiếp bài thứ tự kể trong văn tự sự.
- Soạn câu hỏi SGK
- Nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docd2-37-38-ONGLAODANHCA.doc