I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo.
- HS: Đọc bài và học bài cũ ở nhà.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đọc phân vai, phân tích, đàm thoại, bình giảng, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, chia nhóm,
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Cây bút thần” ?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Qua truyện “Cây bút thần” các em hiểu được phần nào truyện cổ tích của nhân dân Trung Quốc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” đến từ đất nước Nga xinh đẹp của thi hào Pu-skin.
KÕ ho¹ch tuÇn iX TiÕt 33 Ng«i kĨ trong v¨n b¶n tù sù TiÕt 34 35 Híng dÉn ®äc thªm: ¤ng l·o ®¸nh c¸ vµ con c¸ vµng TiÕt 36 Thø tù kĨ trong v¨n b¶n tù sù Ngµy so¹n: 11/10/2011 Ngµy d¹y: / / Tiết 33/ Tập làm văn: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức: - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kẻ thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự. - Tự nhận thức, giao tiếp, xử lí thông tin, GQVĐ, 3. Thái độ: - Chủ động tiếp thu, tích cực hoạt động. Ý thức được việc lựa chọn ngôi kể trong việc thực hành các văn bản nghệ thuật. Đặc biệt làn\ văn tự sự II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo. - HS: Soạn bài. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Phân tích, trình bày, đàm thoại, thảo luận nhóm - Kĩ thuật:, Động não, đặt câu hỏi, làm việc cá nhân, chia nhóm IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của Hs, yêu cầu Hs luyện nói theo dàn bài đã lập ? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Khi đọc truyện, các em thấy có truyện người kể xưng tôi, có truyện lại không thấy. Điều này là do ngôi kể quy định. Vậy ngôi kể là gì ? có những ngôi kể nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Khi các em kể một câu chuyện hay nghe người khác kể lại câu chuyện đời thường hoặc trong tác phẩm văn học thì các em thường bắt gặp từ “Tôi” hoặc không có từ “Tôi” mà trong câu chuyên chỉ có gọi tên nhân vật để kể chuyện đó chính là ngôi kể trong văn tự sư ïmà các em hôm nay sẽ được tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động 1 - GV mời HS đọc hai đoạn văn trong sgk/83. ? Trong đoạn 1, người kể gọi các nhân vật bằng gì? Hãy đọc lại những tên gọi ấy? ? Theo cách kể này, người kể (tác giả) đứng ở ngôi thứ mấy để kể lại truyện? ? Trong đoạn 2, người kể tự xưng mình là gì? Hãy nêu lên từ xưng hô ấy? ? Với cách kể này, người kể (nhân vật “tôi”) đứng ở ngôi thứ mấy để kể lại truyện? ? Theo em, người kể xưng “tôi” trong đoạn 2 này là ai? Có phải là tác giả Tô Hoài không? ? Em hãy thử nhận xét về hai ngôi kể đó? ? Nếu thử hoán đổi vị trí của ngôi kể trong hai đoạn văn ta sẽ có hai đoạn văn như thế nào? ? Trong đoạn 1, theo em, em sẽ chọn nhân vật nào để vào vai ngôi kể thứ nhất cho thật thích hợp? - HS rút ra nhận xét về ngôi kể trong văn tự sự. - HS đọc ghi nhớ sgk/89 * Hoạt động 2 GV tổ chức, hướng dẫn HS luyện tập Hướng dẫn tự học - Đóng vai Sơn Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thay từ Sơn Tinh bằng Tôi. Đứng vào địa vị Sơn Tinh để có cách xưng hô phù hợp với Vua Hùng, Mị Nương, Thủy Tinh. - Chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn tự sự. Tìm hiểu thế nào là trình tự kể, cách kể xuôi? Cách kể ngược? I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 1. Ngôi kể là gì? Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. 2. Các loại ngôi kể - Đoạn 1: Ngôi thứ ba: Khi người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng. (Đoạn 1 sgk/88) Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng: vua, đình thần, em bé, hai cha con, chim sẻ. - Đoạn 2: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Người kể tự xưng là “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua. - Vd: đoạn 2 sgk/88 Người kể là Dế Mèn, tự xưng về mình là tôi - Dế Mèn). 2. Đặc điểm của ngôi kể - Kể theo ngôi thứ nhất: thể hiện được cảm xúc riêng, ý nghĩ riêng. Nhân vật xưng “tôi” không phải là tác giả. - Kể theo ngôi thứ ba: lời kể mang tính khách quan, linh hoạt, tự do. * Ghi nhớ (sgk/89) II. Luyện tập Bài tập 1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn: “Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang...” * Nhận xét: ta được một đoạn văn kể theo ngôi thứ ba và dựa vào vị trí của Dế Mèn để kể lại -> sắc thái khách quan Bài tập 2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn: “Một cái bóng lẹ làng... tôi định thần nhìn rõ: con mèo già...” (Thay từ “Thanh”, “chàng” bằng từ “tôi”). * Nhận xét: ta được một đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất. Giọng văn kể trở nên gần gũi,thân thiết, giàu tính trữ tình hơn. Bài tập 3. Truyện “cây bút thần” kể theo ngôi thứ ba (à có thể kể theo ngôi thứ nhất được không) Bài tập 4. Trong các truyền thuyết cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ 3 vì: + Giữ không khí truyền thuyết cổ tích + Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể với các nhân vật trong truyện. Bài 5: Khi viết thư phải sử dụng ngôi kể thứ nhất. III. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất. * Bài mơi: Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự 4. Dặn dò: - Học bài, thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Danh từ V. Rút kinh nghiệm sau tiết 33: Ưu điểm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngµy so¹n: 14/10/2011 Ngµy d¹y: / / Tiết 33 – 34/ Đọc văn: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG [Hướng dẫn đọc thêm] I. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Phân tích các sự kiện trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ: - Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo. - HS: Đọc bài và học bài cũ ở nhà. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đọc phân vai, phân tích, đàm thoại, bình giảng, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, chia nhóm, IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Cây bút thần” ? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Qua truyện “Cây bút thần” các em hiểu được phần nào truyện cổ tích của nhân dân Trung Quốc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” đến từ đất nước Nga xinh đẹp của thi hào Pu-skin. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động 1 - HS đọc chú thích - Em hãy cho biết xuất xứ của truyện? - Hs: Trả lời. - Gv: Giới thiệu chân dung và đôi nét về thi hào Pu-skin. - Hs: Nghe ghi - GV hướng dẫn HS cách đọc + Trước hết các em phải đọc đúng(dấu phẩy thì ngắt ít, dấu chấm thì ngắt dài hơn) + Bài này chúng ta đọc với dọng thương cảm đối với ông lão và dọng căm tức đối với bà lão - vợ của ông lão. + Thái độ căm tức bà lão càng tăng dần cùng với từng đợt sóng dâng cao. - GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS khác đọc tiếp (3 em đọc) - GV - HS tìm hiểu một số chú thích khó sgk. - Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? - Hs: Chia bố cục và nêu nội dung từng phần. * Hoạt động 2 - Em hãy cho biết hoàn cảnh của gia đình ông bà lão ? - Trong câu truyện có mấy nhân vật? Em có nhận xét gì về nhân vật ông lão đánh cá, cá vàng cùng mụ vợ sau khi đọc xong truyện? - Theo em, mỗi nhân vật trong truyện đã đại diện cho điều gì? - Em hãy kể lại tóm tắt các sự kiện chính có trong truyện? - Trong truyện, chi tiết nào mang tính tưởng tượng, hoang đường? - Em có nhận xét gì về tác dụng của những chi tiết hoang đường, tưởng tượng ấy đối với nội dung truyện. - Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? - Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển được miêu tả như thế nào? - Cảnh biển đã thay đổi theo từng giai đoạn, theo em vì sao lại có sự thay đổi này? Biển có tham gia vào câu chuyện không? - Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại nhưng ở mức độ như thế nào? - Em hãy nêu tác dụng của biện pháp này - Nhân vật mụ vợ, ngoài lòng tham lam còn rất bội bạc. Hãy tìm những chi tiết chứng minh cho sự bội bạc của mụ? - Kết quả cuối cùng dành cho lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ là gì? Kết quả ấy chứng minh cho câu nói gì trong dân gian? * Hoạt động 3 - Nhận xét về nghệ thuật được thể hiện trong truyện? - Cá vàng - nhân vật thần kì - đã thể hiện công lí của nhân dân như thế nào? Theo em, cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? à HS rút ra ý nghĩa truyện - HS đọc ghi nhớ sgk/96 * Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học - Chọn một chi tiết mà em thích nhất như chi tiết ông lão thả cá về biển, chi tiết mụ vợ ngồi trước túp lều nát... - Chuẩn bị bài Ếch ngồi đáy giếng.Đọc văn bản, tập tóm tắt. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu I. Tìm hiểu chung - “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-Skin kể lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga. - Nội dung: Thói tham lam, bội bạc của mụ vợ Ông lão đánh cá. - Bố cục: 3 phần * Mở truyện: Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông lão đánh cá. * Thân truyện: Diễn biến 5 lần ông lão ra biển. * Kết truyện: Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống như xưa. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh gia đình ông lão - Hai vợ chồng sống trong một túp lều nát. - Chồng thả lưới,vợ kéo sợi. 2. Nhân vật a) Ông lão đánh cá: hiền lành, thật thà, nhân hậu. à Đại diện cho lòng tốt, cái thiện. b) Cá vàng: có phép thuật thần kì, biết trả ơn người giúp mình. à đại diện cho công lý của nhân dân c) Mụ vợ: tham lam, bội bạc à tượng trưng cho cái ác, sự tham lam. 3. Các sự kiện chính - Ông lão bắt được một con cá vàng. - Con cá vàng biết nói tiếng người à van xin thả à đền ơn - Mụ vợ đòi cá vàng trả ơn: TT Thái độ và đòi hỏi Cảnh biển Lần 1 - Mắng - Đòi máng lợn mới -> Có máng Gợn sóng êm ả. Lần 2 - Quát to: Đồ ngu - Đòi nhà rộng-> Có nhà rộng, đẹp. Nổi sóng Lần 3 - Mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu, đđồ ngốc - Đòi nhất phẩm phu nhân. - Bắt quét chuồng ngựa Nổi sóng dữ dội Lần 4 - Nổi trận lôi đđình tát vào mặt, đuổi đi. - Đòi làm nữ hoàng ->Toại nguyện - Đuổi chồng đđi Nổi sóng mù mịt Lần 5 - Nổi cơn thịnh nộ, - Đòi làm Long Vương - Bắt cá vàng hầu hạ Giông tố kéo đến, sóng ầm ầm à Lặp lại, tăng tiến: ông lão càng hiền lành, chân chất bao nhiêu thì mụ vợ lại càng quá quắt, tham lam, bội bạc bấy nhiêu. 4. Kết quả Mụ vợ trở về với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. à “Vong ân bội nghĩa”, “Tham thì thâm”. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng cácyếu tố tưởng tượng hoang đđường. - Kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến. - Hình tượng nhân vật đđối lập. 2. Ý nghĩa: Truyện ca ngợi những con người biết ơn đđối với những người nhân hậu và nêu bài học cho những kẻ tham lam bội bạc. * Ghi nhớ (sgk/96) 4. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện. * Bài mới: - Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự V. Rút kinh nghiệm sau tiết 34 - 35: Ưu điểm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngµy so¹n: 18/10/2011 Ngµy d¹y: / / Tiết 36/ Tập làm văn: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức: - Hai cách kể-hai thứ tự kể: Kể “Xuôi”, kể “ ngược. - Điều kiện cần có khi kể ngược. 2. Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. - Tự nhận thức, giao tiếp, xử lí thông tin, GQVĐ, 3. Thái độ: - Có ý thức sáng tạo khi kể chuyện để câu chuyện hấp dẫn, mới mẻ. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo. - HS: Soạn bài và học bài cũ “Ngôi kể trong văn bản tự sự” III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Phân tích, trình bày, đàm thoại, thảo luận nhóm - Kĩ thuật:, Động não, đặt câu hỏi, làm việc cá nhân, chia nhóm IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ : - Em hãy nói vai trò của ngôi kể thứ nhất và thứ ba? - Hãy kể miệng theo ngôi thứ nhất những điều em thấy mỗi khi đến lớp. 3. Bài mới : Muốn kể một câu chuyện cho người khác nghe và dễ hiểu thì người kể phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Để cho câu chuyện trở nên hấp dẫn người kể thường kể theo một trật tự nhất định như kể xuôi, kể ngược hay đảo trật tự. Vậy để biết được cách kể này như thế nào thì hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động 1 Bước 1 - GV dùng văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” để làm dẫn chứng minh họa. - Em hãy nêu các sự việc trong truyện “Ông lão đánh các và con cá vàng”. - HS liệt kê các sự việc trong truyện - GV theo dõi điều chỉnh cho HS. - Em hãy cho biết sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? - Với cách kể truyện ấy đã tạo nên tác dụng như thế nào đối với nội dung truyện? - Theo em, người kể lại truyện nằm ở ngôi thứ mấy? - Em hãy thử nhận xét về cách kể ở ngôi thứ ba đó? Bước 2 - GV lấy đoạn văn SGK trang 97 - HS đọc đoạn văn. - Theo em, thứ tự thực tế các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? - Bài văn kể theo thứ tự nào ? - Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ? - HS đọc ghi n hớ sgk/98 * Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS luyện tập Hướng dẫn tự học - Kể xuôi và kể ngược truyện “ Oâng lão đánh cá và con cá vàng” Dựa vào văn bản để đảo ngược sự việc khi kể ngược. - Chú ý hai dạng đề: kể sự việc và kể về nhân vật, đặc biệt là dạng đề kể về nhân vật. Ôn lại kiểu lời văn kể về nhân vật. Lập dàn ý cho kểu đề này theo hai ngôi kể thứ nhất và thứ ba. I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 1. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ông lão bắt được cá vàng à cá vàng hứa trả ơn. - Năm lần ra biển cùng kết quả của năm lần: lần 1 - cái máng lợn, lần 2 - toà nhà đẹp, lần 3 - bà nhất phẩm phu nhân, lần 4 - nữ hoàng, lần 5 - Long Vương à túp lều cũ và cái máng lợn sứt mẻ. à các sự việc liên tiếp nhau, được kể theo một thứ tự tự nhiên (trước à kể trước, sau à kể sau): lòng tham lam vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục cuối cùng “tham thì thâm”. 2. Đoạn văn (sgk/97) - Thứ tự kể bắt đầu từ hậu quả xấu ngược lên kể nguyên nhân . - Bài văn đã kể theo thứ tự tự nhiên . - Cách kể này có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của bài học * Ghi nhớ: (sgk/98) II. Luyện tập Bài tập 1 - Thứ tự kể ngược theo hồi tưởng - Kể theo ngôi thứ nhất - Thứ tự kể: +Tôi và Liên là bạn thân (Hiện tại ) +Trước đó tôi rất ghét Liên (Quá khứ) +Liên biết, Liên không nói gì còn giúp tôi. + Tôi và Liên là đôi bạn thân (hiện tại) Hồi tưởng đóng vai trò quan trọng, là cơ sở của kể ngược 4. Hướng dẫn tự học - Tập kể xuôi, kể ngược một số truyện dân gian. - Hướng dẫn bài viết số 2: Lập dàn ý một đề văn kể về nhân vật theo hai ngôi kể. - Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập số 2 - Chuẩn bị bài: ôn tập văn tự sự tiết sau kiểm tra 2 tiết. V. Rút kinh nghiệm sau tiết 36: Ưu điểm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tồn tại: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: