Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 10 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 10 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì

- Sự lặp lại tăng tiến của cá tình tiết , sự đói lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tươngt tượng , hoang đường .

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích

- Phân tích các sự kiện trong truyện

- Kể lại được câu truyện

3. Thái độ:

- Lên án lòng tham và sự bội bạc, ca ngợi lòng tốt của con người.

II. CHUẨN BỊ :

1.GV: Tranh T- NV6- 07/ 01

2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK

III. TIẾN TRÌNH

1. Kiểm tra : Nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài :Giờ học trước các em đã tìm hiểu một tác phẩm truyện cổ tích Trung Quốc. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm cổ tích nước Nga của tác giả A. Puskin. Văn bản " ông lão đánh cá và con cá vàng".

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 10 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng .
 	 Tiết 33 : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự
- Sự khác nhâu giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp
- Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự
3. Thái độ: 
- Có thái độ lựa chọn ngôi kể phù hợp
II. Chuẩn bị :
1.GV: Bài soạn , bảng phụ ghi đoạn văn 1,2 SGK 
2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
Giới thiệu bài : Trong khi kể chuyện, người kể căn cứ vào nội dung câu chuyện để lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Vậy ngôi kể là gì? ngôi kể có vai trò như thế nào? giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
GV giới thiệu các ngôi kể : Trong bài luyện nói kể chuyện, khi giới thiệu về mình bạn Trịnh Xuân Minh xưng tôi với người đọc. Trong truyện "cây bút thần" tác giả dân gian không xưng tôi mà chỉ kể các sự vật với tên gọi của chúng. Vậy khi kể chuyện gọi sự vật bằng tên gọi của chúng hoặc xưng tôi chính là ngôi kể trong văn tự sự. Em hiểu thế nào là ngôi kể ? 
GV: treo bảng phụ ghi đoạn văn 1, 2
HS đọc đoạn 1, 2
GV:Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ mấy?
Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Vì sao em nhận ra điều đó?
HS: trả lời
GV: nhận xét
GV: Người xưng tôi ở đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay tác giả (Tô Hoài)?
HS: phát biểu
GV: chốt
GV: Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do không bị hạn chế? Ngôi kể nào chỉ kể được những điều mình biết và trải qua?
HS: trả lời
GV: khẳng định
GV: Thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3 (thay “tôi” bằng “Dế Mèn”) em sẽ có một đoạn văn như thế nào?
HS: Đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình
GV:Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất được không? Vì sao?
HS: Khó. Vì khó tìm người có mặt mọi nơi trong câu truyện như vậy
GV: Qua tìm hiểu, em hãy cho biết ngôi kể là gì? Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? Thế nào là kể theo ngôi thứ ba?
HS: khái quát / trả lời
GV: chuẩn 
 HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
HS : đọc yêu cầu bài tập 1
GV: chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 
GV giao nhiệm vụ: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3 và nhận xét về ngôi kể?
HS: Các nhóm thảo luận trong 3'
Đại diện nhóm lên bảng gắn phiếu học tập của nhóm/ nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận.
HS: đọc yêu cầu bài tập 2
GV: HD hs làm bài tập như bài 1
GV : gọi 1-2 em trả lời
HS : trả lời / hs khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận
HS đọc yêu cầu bài tập 3
GV: HD hs suy nghĩ làm bài
GV: gọi 2-3 HS trả lời
HS : trả lời / hs khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận
GV: cho học sinh làm bài tập thêm
GV: Em, hãy viết thư sử dụng ngôi kể thứ nhất.
HS: viết theo yêu cầu 
GV: gọi một số học sinh đọc thư mình viết
HS : trình bày / hs khác nhận xét ngôi kể bạn sử dụng trong thư
GV : nhận xét, kết luận.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
1. Ngôi kể:
* Đoạn văn 1:
- Kể theo ngôi thứ ba
- Dấu hiệu: Người kể giấu mình, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt ở khắp 
mọi nơi
* Đoạn văn 2: 
- Người kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể hiện diện xưng “tôi”
- Người xưng “tôi” là nhân vật (Dế Mèn)
2. Vai trò của ngôi kể:
* Ngôi kể thứ ba: người kể được tự do đi lại và hiểu rõ các nhân vật khác. 
* Ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi” chỉ kể được những gì “tôi” biết và được trải qua.
- Là vị trí giao tiếp mà người kể vận dụng khi kể chuyện.
- Xưng tôi: ngôi thứ nhất.
- Người kể giấu mình: ngôi thứ ba.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T.89)
- Thay “tôi” thành “Dế Mèn” -> Đoạn văn mang sắc thái khách quan.
2.Bài tập 2 (T.89)
- Thay “tôi” thành “Thanh” -> Tô đậm sắc thái tình cảm.
3. Bài tập 3 (T. 90)
- Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ ba
- Vì người kể giấu mình và xuất hiện được ở nhiều nơi và biết cả ý nghĩ của nhân vật.
4. Bài tập thêm
- Viết thư sử dụng ngội kể thứ nhất.
3. Củng cố: 
- Lu ý HS lựa chọn ngôi kể phù hợp khi tự sự
4. Hướng dẫn : 
- Học bài
- Vận dụng kiến thức ngôi kể thứ nhất làm bài tập 5,6 sgk Tr 90.
- Tập kể truyện bằng ngôi kể thứ nhất
- Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng
..
Ngày giảng..
 Tiết 34 - Hướng dẫn đọc thêm :
 Ông lão đánh cá và con cá vàng
 (Truyện cổ tích của A.Pu-skin)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì
- Sự lặp lại tăng tiến của cá tình tiết , sự đói lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tươngt tượng , hoang đường .
2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích
- Phân tích các sự kiện trong truyện
- Kể lại được câu truyện	
3. Thái độ:
- Lên án lòng tham và sự bội bạc, ca ngợi lòng tốt của con người.
II. Chuẩn bị :
1.GV: Tranh T- NV6- 07/ 01
2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra : Nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần ? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài :Giờ học trước các em đã tìm hiểu một tác phẩm truyện cổ tích Trung Quốc. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm cổ tích nước Nga của tác giả A. Puskin. Văn bản " ông lão đánh cá và con cá vàng". 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 
GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, lời mụ vợ đọc giọng cao, nanh nọc, nhịp nhanh. Giọng ông lão hạ thấp, cam chịu. Giọng cá vàng chậm, nhẹ.
GV đọc mẫu một đoạn
HS nhận xét giọng đọc
GV nhận xét, sửa giọng đọc cho học sinh.
HS đọc chú thích * SGK
GV giới thiệu thêm về tác giả.
GV lưu ý học sinh một số chú thích 2, 5, 10,11.
HĐ3:GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện 
GV: Truyện bắt đầu bằng sự việc gì?
HS: Ông lão đánh cá được con cá vàng
GV: Cách bắt được cá vàng có gì khác thường không? đó là gì?
HS: Ba lần chăng lưới
GV: Con số ba lần có phải là chủ ý của tác giả không?
HS: Con só 3 là sự lặp lại có chủ ý, thường có trong truyện dân gian
GV:Theo em đó là ý gì?
(Báo trước điều kì lạ)
GV: Vậy điều kì lạ đó là gì?
HS: Con cá cất tiếng van xin
GV: Trước lời van xin của con cá vàng ông lão đã làm gì ?
HS: Thả cá vàng và nhận lời hứa của cá vàng
GV: Trong truyện kể mấy lần ông lão ra biển tìm cá vàng?
HS: trả lời
GV: Việc lặp lại ông lão ra biển gọi cá vàng là sự lặp lại có chủ ý, thường có trong truyện cổ tích
GV:Truyện có lặp lại giống nhau không?
HS: Lặp lại có thay đổi, tăng tiến
GV:Tác dụng của biện pháp lặp?
HS: + Tạo tình huống, gây hồi hộp
 + Mỗi lần lặp lại, chi tiết mới lại xuất hiện
 + Qua mỗi lần lặp lại, tính cách nhân vật và chủ đề của truyện được tô đậm
GV: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại thay đổi như thế nào? Vì sao?
HS: suy nghĩ /trả lời
GV:Thái độ của biển có sự lặp lại không? (có)
GV:Đó có phải là sự lặp lại đơn thuần không?
HS: Lặp lại tăng tiến
GV:Theo em, thái độ của biển tượng trưng cho ai?
HS: Thái độ phản ứng của nhân dân trước thói xấu
GV: Qua cách cư sử với chồng, em thấy mụ vợ là người đàn bà như thế nào?
HS: Tham lam, bội bạc, thô bỉ, tàn nhẫn
GV:Thói xấu nào nổi bật hơn cả?
HS: Tham lam, bội bạc
GV: Sự tham lam của mụ vợ được biểu hiện như thế nào?
HS: trả lời
GV: Những lần đòi hỏi ấy khác nhau như thế nào?Theo em nếu lần đòi hỏi thứ năm được đáp ứng thì mụ đã dừng ở đó chưa? Vì sao?
HS: phát biểu
GV:Sự tham lam và bội bạc, cái gì đáng ghét hơn
HS suy nghĩ / trả lời:
GV: Mụ vợ bội bạc với ai? Sự bội bạc thể hiện như thế nào?
HS:Mắng chồng -> Quát to hơn -> Mắng như tát nước vào mặt -> Nổi trận lôi đình, tát -> Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt -> Bắt cá vàng hầu hạ
GV:Truyện kết thúc như thế nào?
HS:Trở lại cảnh ban đầu
HS quan sát tranh SGK
GV: Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh này?
HS: trình bày cảm nhận
GV:Theo em, để mụ vợ trở lại cuộc sống như xưa có phải là trừng phạt không? Vì sao?
HS: Sự trừng phạt đích đáng
GV:Cá vàng tượng trưng cho ai?
HS: trả lời
GV:Truyện lên án điều gì, ca ngợi điều gì ?
HS: khái quát
GV: Qua truyện, em rút ra bài học gì?
GV:Truyện có nét đặc sắc nghệ thuật nào?
HS : trả lời / đọc ghi nhớ
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập 1
GV: Gọi HS nêu ý kiến
HS: Đặt tên: “Mụ vợ ông lão và” là có cơ sở vì: Mụ vợ là nhân vật chính. ý nghĩa chính của truyện là phê phán, nêu bài học cho những kẻ tham lam, bội bạc như nhân vật mụ vợ
GV nêu ý nghiã sâu sắc của tên truyện do A. Pu-skin đặt.
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
III/ Tìm hiểu văn bản
1/ Nội dung:
- Truyện lên án thói tham lam, bội bạc, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn đối với người nhân hậu.
2. Nghệ thuật:
Truyện sử dụng nghệ thuật lặp tăng tiến, sự đối lập giữa các nhân vật, các yếu tố tưởng tượng 
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T. 97)
3. Củng cố: 
-Theo em, thái độ của biển tượng trưng cho ai?
- Qua cách cư sử với chồng, em thấy mụ vợ là người đàn bà như thế nào?
- Biện pháp nghệ thuật đặc sắc của truyện ? 
4. Hướng dẫn: (2 phút)
- Học bài , hs đọc phần đọc thêm sgk Tr 97
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu truyệnbằng ngôI kể thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một số chi tiết đặc sắc trong truyện
- Chuẩn bị bài : Thứ tự kể trong văn tự sự
..
 Ngày giảng
 Tiết 35 : Thứ tự kể trong văn tự sự
I. Mục tiêu:
1./ Kiến thức: Giúp HS:
- Hai cách kể ,hai thứ tự kể : Kể “ xuôi” , kể “ ngược”
- Điều kiện cần có khi kể “ ngược ” 
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loạivà nhu cầu biểu hiện nội dung
- Vận dụng hai cách kể vào bài của mình
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể chuyện.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Bài soạn, bảng phụ ghi bài tập phần luyện tập củng cố. 
2. HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra: 
- Trong truyện kể mấy lần ông lão ra biển tìm cá vàng? Qua cách cư sử với chồng, em thấy mụ vợ là người đàn bà như thế nào ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể và sử dụng tốt lời kể mà còn phải chọn thứ tự kể cho phù hợp. Vậy thứ tự kể là gì, chúng ta đi tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
GV cho HS thảo luận nhóm (Theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Hãy tóm tắt sự việc chính trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng? 
HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập
GV: chọn 2 nhóm  ...  kể ếch đi nghênh ngang đọc giọng châm biếm, chế giễu. 
GV đọc mẫu một đoạn
HS đọc/hs khác nhận xét
GV: nhận xét, uốn nắn.
GV:Em hãy kể diễn cảm lại truyện ?
HS kể / hs khác nhận xét
GV : nhận xét giọng kể của học sinh.
GV:Em hiểu thế nào là ngụ ngôn ?
 (ngụ : hàm chứa ý kín đáo; ngôn : lời nói)
GV: Là lời nói ngụ ý, tức là lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà
hiểu.
GV:Vậy em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ? 
HS: trả lời
GV: khái quát
GV lưu ý học sinh chú thích khó sgk
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
GV:Truyện kể về ai ? (Một chú ếch)
GV:Có mấy sự việc xoay quanh nhân vật chú ếch này ? 
HS; Hai sự việc: Kể chuyện ếch khi ở trong giếng; ếch khi ra khỏi giếng 
GV:Mở đầu văn bản giới thiệu môi trường sống của ếch ở đâu ?
HS: trả lời
GV:Giếng là một không gian như thế nào ?
(Trật hẹp, không thay đổi) 
GV: Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch? 
GV:Hàng xóm của ếch gồm có những ai ? 
HS: vài con nhái, cua, ốc -> là những con vật nhỏ bé, còn ếch chỉ cần kêu ồm ộp là khiến những con vật kia hoảng sợ
GV:Trong môi trường ấy ếch có tầm nhìn và hiểu biết như thế nào ? 
HS: phát biểu
GV:Tác giả dân gian sử dụng ghệ thuật gì để diễn tả nhận thức của ếch ? Tác dụng của biện pháp ghệ thuật này ? 
HS: suy nghĩ /trả lời
GV: khẳng định
GV:Sống trong môi trường nhỏ bé, tầm nhìn lại hạn hẹp, ít hiểu biết khiến cho ếch không biết mình là ai, nên dẫn đến "mục hạ vô nhân"- dưới con mắt không coi ai ra gì- và tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn, không biết mình biết người.
GV: Nói về tầm nhìn và hiểu biết của ếch, nhưng tác giả dan gian ám chỉ ai ?
HS: nói về con người, con người sống trong môi trường hạn hẹp cũng dễ khiến người ta không biết mình, biết người
GV: Theo em với cách nhìn nhận về thế giới xung quanh của ếch thì điều tất yếu nào sẽ sảy ra ?
HS: Chính ếch sẽ tự hại mình
GV: Việc ếch ra khỏi giếng do ý muốn chủ quan hay khách quan ?
HS: trả lời
GV: Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch lúc này ? 
HS: phát biểu
GV: ếch có nhận ra sự thay đổi đó không ? ếch có thái độ và hành động nào ? 
HS: trả lời
GV:Tai sao ếch lại có thái độ " nhâng nháo" và " chẳng thèm để ý" như thế ?
HS: thảo luận /trả lời / nhận xét /bổ sung
GV:Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả thái độ và hành động của ếch? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?
HS: phát biểu
GV; Kết cục chuyện gì đã sảy ra với ếch ? Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch là gì ?
HS: phát biểu
GV:Truyện kể về một con ếch nhưng thực chất nói con người 
GV: cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Truyện "ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn điều gì ?
HS: Các nhóm thảo luận / Đại diện nhóm trình bày / Nhóm khác nhận xét
GV : nhận xét, kết luận.
GV: Qua nội dung bài học em rút ra được điều gì cho bản thân ?
HS: nêu cảm nhận 
GV: Trong cuộc sống, ta luôn phải thường xuyên học tập, mở mang hiểu biết, khiêm tốn.
GV:Thành ngữ :" ếch ngồi đáy giếng" có nội dung gì, được vận dụng vào trường hợp nào ?
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập :
GV: Hãy tìm và gạch chân 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện ?
HS: tìm /gạch chân /trả lời
GV:gọi học sinh trả lời.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản:
2. Kể 
3. Chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản . 
1. ếch khi ở trong giếng:
- ếch sống lâu ngày trong một cái giếng.
à môi trường sống của ếch nhỏ bé 
- ếch: tưởng trời bé bằng chiếc vung, còn mình thì oai như một vị chúa tể 
à Nghệ thuật so sánh: làm nổi bật hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang của ếch.
2. ếch khi ra khỏi giếng:
- Môi trường sống thay đổi : hẹp à rộng . 
- ếch : nghênh ngang , nhâng nháo 
àTác giả sử dụng từ láy, biện pháp nghệ thuật nhân hóa à khắc họa rõ tính cách kiêu ngạo không coi ai ra gì . 
- ếch chết . 
à do chủ quan , kiêu ngạo . 
3. Bài học: 
- Không được chủ quan kiêu ngạo, dù ở môi trường nào, hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng học hỏi để mở rộng kiến thức hiểu biết . 
* Ghi nhớ : sgk .
III. Luyện tập : 
1.Bài tập 1 :
- " ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể"
- " Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, trả thèm..giẫm bẹp "
3. Củng cố : 
- Thế nào là truyện ngụ ngôn ?
- Truyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa gì ?
- Em hãy đặt câu với thành ngữ " ếch ngồi đáy giếng"?
4. Hướng dẫn : 
- Đọc kĩ truyện , tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc
- Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác
- Chuẩn bị bài : Thầy bói xem voi
.
Ngày giảng
 Tiết 40 : Thầy bói xem voi 
 (Truyện ngụ ngôn) 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được :
- Đặc điểm của nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- ý nghĩa giáo huấn ssâu sắc của truyện ngụ ngôn
- Cách kể truyện ý vị , tự nhiên , độc đáo 
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
- Kể diễn cảm truyện : Thầy bói xem voi
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh cách nhận thức sự vật: để đánh giá đúng sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện. 
II/ Chuẩn bị : 
1.GV: Một số câu ca dao, thành ngữ về thầy bói; bảng phụ ghi bài tập.
2. HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III/ Tiến trình : 
1. Kiểm tra 
- Thế nào là truyện ngụ ngôn ? Qua truyện " ếch ngồi đáy giếng" em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài : Gìơ học trước các em đã tìm hiểu câu chuyện ngụ ngôn " ếch ngồi đáy giếng", tác giả dân gian đã mượn truyện loài vật để khuyên nhủ con người cần mở mang hiểu biết và không nên kiêu ngạo dù ở môi trường nào. Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một câu chuyện ngụ ngôn nữa, truyện " Thầy bói xem voi ". Truyện phản ánh nọi dung gì, bài học rút ra qua truyện như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy và trò .
 Nội dung .
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc phân biệt rõ giọng của từng ông thầy bói. Đoạn kể 5 ông thầy bói to tiếng đọc nhịp nhanh, giọng gay gắt để thấy không khí cuộc tranh luận. Câu cuối" không ai chịu ai, thành xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu" hạ thấp giọng thể hiện sự mỉa mai, châm biếm. 
GV đọc mẫu- HS đọc
HS khác nhận xét
GV nhận xét, uấn nắn.
Ngoài các từ khó trong SGK, giáo viên lưu ý HS từ: Phàn nàn, hình dáng .
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: 
GV:Căn cứ vào nội dung truyện, em thấy truyện có bố cục mấy phần ? nội dung từng phần ? 
HS: Các sự việc diễn ra theo quan hệ nhân - quả
GV: Các thầy bói xem voi đều có đặc điểm chung nào? 
HS: Đều mù
 GV:Các thầy bói nảy sinh ý định xem voi trong hoàn cảnh nào ? 
HS: buổi ế hàng Việc xem voi đã có dấu hiệu không bình thường: vui chuyện tán gẫu chứ không có ý định nghiêm túc
GV:Thông thường muốn xem sự vật ta phải dùng giác quan nào ?
HS: phát biểu
GV:Vậy cách xem của các thầy có gì đặc biệt ? (Dùng tay sờ)
GV:Qua việc giới thiệu cách xem voi của các thầy bói, nhân dân muốn biểu hiện thái độ gì đối với các thầy bói ?
HS: Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói 
GV: Sau khi tận tay sờ voi, các thầy lần lượt nhận định về voi như thế nào ? 
HS: trả lời
GV: khẳng định
GV:Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong việc diễn tả các thầy bói phán về voi ? tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ? 
HS : suy nghĩ /trả lời
GV: Việc các thầy đều khẳng định mình là đúng có cơ sở không ? (có)
GV: Đâu là sai lầm trong nhận thức của các thầy? HS :chỉ sờ một bộ phận – nói toàn thể 
GV: Em có nhận xét gì về cái đúng của các thầy khi phán voi ?
HS: chỉ đúng với một bộ phận chứ không đúng với toàn bộ con voi
GV: Thái độ của các thầy khi phán voi như thế nào?
HS: Thầy nào cùng khẳng định mình đúng, phủ định ý kiến người khác: "tưởnghoá ra"; "không phải"; " đâu có"; "ai bảo"
GV: Theo em, nhận thức sai lầm của các thầy bói về voi là do mắt kém hay còn do nguyên nhân nào khác ?
HS : Các thầy bói sai về phương pháp nhận thức sự vật: lấy bộ phận riêng lẻ của voi để định nghĩa về voi, nghĩa là sai về phương pháp tư duy chứ không đơn giản là sai về con mắt
GV: Cuộc tranh luận dẫn tới kết quả như thế nào? 
GV:Em hãy cho biết nguyên nhân của kết cục đó ? 
HS: sai lầm trong nhận thức
GV: Đánh nhau có thể dẫn đến điều đúng, chính xác được không ? 
GV: Qua sự việc này, nhân dân muốn tỏ thái độ gì đối với nghề thầy bói ?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn này là gì ?
HS: Các nhóm thảo luận/ trả lời /nhận xét
GV nhận xét, kết luận
GV:Qua văn bản em hiểu thêm gì về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn ? 
HS : Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn người đời một bài học sâu sắc
GV: Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì cho bản thân ? 
HS: nêu bài học 
GV: Hãy tìm 1 số câu ca dao có nội dung phê phán nghề thầy bói ?
HS: Chập chập  hàm răng chẳng còn ; Số cô chẳng đàn ông 
GV: Thành ngữ : Thầy bói xem voi có nội dung gì ? 
HS: phê phán hạng người thiếu hiểu biết nhưng tỏ ra thông thái 
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
HS : làm / trình bày/ nhận xét
GV nhận xét
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản:
2. Từ khó : sgk 
II. Tìm hiểu văn bản . 
1. Các thầy bói xem voi: 
- Hoàn cảnh xem voi: buổi ế hàng, ngồi tán gẫu 
- Cách xem voi: Mỗi người sờ một bộ phận. 
2. Các thầy bói phán về voi:
-Voi là: + xun xun như con đỉa . 
 + chần chẫn như cái đòn càn 
 + bè bè như cái quạt thóc . 
 + sừng sững như cái cột đình 
 + tun tủn như cái chổi sể cùn 
à NT so sánh, sử dụng từ láy à tô đậm về cách phán voi của các thầy . 
-> Do phương pháp tư duy sai dẫn đến nhận thức sai. 
3. Hậu quả của việc xem voi và phán voi:
- Kết cục : Đánh nhau toặc đầu chảy máu .
à Châm biếm thói hồ đồ của nghề thầy bói. 
4 . Bài học:
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật ,sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện
* Ghi nhớ : sgk . 
III. Luyện tập . 
1. Bài tập 1 T103
3. Củng cố: 
- Truyện " Thầy bói xem voi" lên án và khuyên nhủ chúng ta điều gì ?
- Em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
4. Hướng dẫn :
- Đọc kĩ truyện , tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc
- Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định , đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ Thầy bói xem voi” và hậu quả của việc đáhn giá sai lầm này ( hoàn thiện bài tập 1)
- Chuẩn bị bài " Danh từ " (tiếp)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9+10.doc