Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

-HS biết: thể loại và xuất xứ của truyện “ Cây bút thần”.

- HS hiểu:

+ Nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.

+Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

+Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

+Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

1.2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

- Kể lại câu chuyện một cách diễn cảm.

1.3.Thái độ:

- Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập, biết giúp đỡ mọi người.

2.TRỌNG TÂM:

-Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ về khả năng kì diệu của con người.

-Cốt truyện hấp dẫn, sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: Bảng phụ, tranh vẽ bài “Cây bút thần”.

3.2.Học sinh: Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi SGK/85, tìm hiểu nhân vật Mã Lương và ý nghĩa truyện.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 GV kiểm diện: 6A1:

4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 1:

Em bé thông minh đã có kế sách gì để giải câu đố của sứ thần nước ngoài?

Hát một câu mang nội dung giải đáp: “Bắt con kiến càng .kiến mừng kiến sang”

Câu 2:

Lời giải đố của em bé dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm dân gian? Vì sao?

Kinh nghiệm dân gian, vì: rất đơn giản mà hiệu nghiệm.

 

doc 21 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 7 - tiết 29	
Tuần dạy: 8
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- HS biết luyện nói, làm quen với phát biểu miệng, biết lập dàn bài kể chuyện và kể chuyện trước tập thể một cách chân thật, dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nói lưu loát cho HS.
- HS lập được dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
Thái độ: 
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác, mạnh dạn trước tập thể.
2.TRỌNG TÂM:
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài, dàn bài.
3.2.Học sinh: Học bài, dụng cụ học tập, chuẩn bị đề bài trong SGK: Tự giới thiệu về bản thân.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 GV kiểm diện: 6A1:	
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Để rèn luyện cho các em thói quen tự tin, mạnh dạn và nói năng lưu loát trước đông người, tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em “Luyện nói kể chuyện”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.	
Gọi HS đọc các đề bài SGK/77.	
Yêu cầu một số HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị.
GV treo bảng phụ, ghi dàn bài tham khảo.
GV diễn giảng, hướng dẫn HS cách lập dàn bài.
GV hướng dẫn HS cách nói một trong số các đề bài mình chọn.
HS chia làm 4 nhóm. GV cho HS lần lượt tự phát biểu với nhau trong nhóm (10’).
Hoạt động 2: HS thực hành nói trên lớp.
GV hướng dẫn HS:
-Xác định và sắp xếp các sự việc chính theo thứ tự hợp lí để kể.
-Chọn vị trí kể chuyện đối diện với người nghe.
-Lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ.
Yêu cầu HS ở dưới chú ý lắng nghe và nhận xét những ưu, nhược điểm, những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong bài nói của bạn (về nội dung, hình thức: đủ ý, nói to rõ, mạch lạc, lưu loát, tự tin hay chưa?)
Giáo viên nhận xét, ghi điểm, công bố kết quả mà các nhóm đã đạt được. 
Uốn nắn, sửa chữa để HS nói sao cho đạt, không ngập ngừng, ngắt quãng.
GV cho HS nhận xét, bình chọn bạn nói tốt nhất về nội dung và hình thức. 
GV tuyên dương những HS nói đủ ý và lưu loát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài nói tham khảo. 	 
Gọi HS đọc bài thơ tham khảo SGK / 78	Nhận xét các bài nói tham khảo?
Các đoạn văn trên đều ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng phù hợp với việc luyện nói.
GV nhắc nhở HS dựa vào bài nói tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
Chuẩn bị:
Đề bài: Tự giới thiệu về bản thân.
Lập dàn bài:
Mở bài:
Lời chào và lí do giới thiệu.
Thân bài:
Tên tuổi, vài nét về hình dáng.
Gia đình gồm những ai?
Công việc hằng ngày.
Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ
Kết bài:
Lời cảm ơn người nghe.
Luyện nói trên lớp:
Tự giới thiệu về mình.
Kể về gia đình mình.
Tìm hiểu bài nói tham khảo:SGK/ 78
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV nêu câu hỏi, yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và thực hiện: 
 Câu hỏi: 
pHãy ghi ngắn gọn dàn ý các sự việc kể về sự thông minh của em bé trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh” và nhìn vào dàn ý đó, kể miệng lại sự việc?
Đáp án: 
˜+Giải lời đố của viên quan bằng cách vặn lại: một ngày ngựa đi được mấy bước.
+Vua lệnh cho làng em nuôi ba con trâu đực để đẻ chín nghé, em bảo dân làng thịt ăn hết trâu rồi lên kinh khóc, tâu vua rằng bố không chịu đẻ em bé.
+Vua lệnh thịt chim sẻ làm thành ba mâm cổ, em bé xin vua trước hết hãy rèn cái kim khâu thành con dao để mổ chim.
+Khi cả triều đình không giải được câu đố xâu sợi chỉ mãnh qua ruột vỏ ốc của sứ thần phương Bắc, em đã giải được bằng cách buộc chỉ vào lưng kiến càng cho kiến đi qua.
 ĩGV nhắc nhở HS nên thường xuyên luyện nói ở nhà để tập thói quen tự nhiên và lời kể lưu loát hơn.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+ Lập dàn của đề: “Kể về một ngày hoạt động của em”.
+Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Tìm hiểu bài “ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”, đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi trong SGK/86.
 +Soạn bài “Cây bút thần”: Trả lời các câu hỏi SGK; tìm hiểu các ý: Mã Lương học vẽ, Mã Lương vẽ cho người nghèo.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài: 8 - tiết 30	
Tuần dạy: 8
CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HS biết: thể loại và xuất xứ của truyện “ Cây bút thần”.
- HS hiểu:
+ Nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
+Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
+Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
+Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
1.2.Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện một cách diễn cảm.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập, biết giúp đỡ mọi người.
2.TRỌNG TÂM:
-Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
-Cốt truyện hấp dẫn, sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Bảng phụ, tranh vẽ bài “Cây bút thần”.
3.2.Học sinh: Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi SGK/85, tìm hiểu nhân vật Mã Lương và ý nghĩa truyện.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 GV kiểm diện: 6A1:	
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: 
pEm bé thông minh đã có kế sách gì để giải câu đố của sứ thần nước ngoài?
˜Hát một câu mang nội dung giải đáp: “Bắt con kiến càng ..kiến mừng kiến sang” 
Câu 2:
pLời giải đố của em bé dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm dân gian? Vì sao?
˜Kinh nghiệm dân gian, vì: rất đơn giản mà hiệu nghiệm.
4.3..Bài mới:
Giới thiệu bài: Ở những tiết trước, các em đã được tìm hiểu hai câu chuyện cổ tích rất hay của Việt Nam là “ Thạch Sanh” và “ Em bé thông minh”, tiết này, các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện cổ tích rất thú vị của Trung Quốc, đó là câu chuyện “Cây bút thần”.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV giới thiệu tranh về cậu bé nghèo Mã Lương học vẽ.
GV hướng dẫn HS đọc.
GV đọc một đoạn, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.	
GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
GV nhận xét, sửa sai, chấm điểm.	
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Truyện “Cây bút thần” có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
5 phần:
Phần 1: Từ đầu “lấy làm lạ”: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
Phần 2: Tiếp “vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Phần 3: Tiếp “phóng như bay”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
Phần 4: Tiếp “lớp sóng hung dữ”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
Phần 5: Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 
Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết?
Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ: Em bé (Em bé thông minh), Thạch Sanh (Thạch Sanh).
Mã Lương được giới thiệu qua những điểm nào về số phận, tính nết và khả năng? Trong đó điểm nào nổi bật nhất?
Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ và có tài vẽ là đặc điểm nổi bật.	
Vì sao thần cho Mã Lương cây bút vẽ?
Mã Lương mồ côi, nghèo nhưng ham vẽ, có tài vẽ, tài đức của Mã Lương có thể làm được những điều tốt.
Vì sao thần không cho Mã Lương cây bút vẽ từ trước?
Tài năng không phải là thứ ban phát, tài năng do công sức rèn luyện mà có.
Điều kì diệu nào đã xảy ra dưới ngòi bút thần của Mã Lương?
Vẽ chim, chim tung cánh bay; vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi.
Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy?	
Sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê có tâm, có tài, có chí, khổ tâm học tập.	
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét chốt ý.
Em hãy tìm và đọc câu ca dao hoặc câu tục ngữ nào thể hiện sự cần cù, chăm chỉ sẽ thành công?
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?
Quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không ai khác được thần cho cây bút thần.
Qua sự việc Mã Lương học vẽ thành tài, nội dung muốn thể hiện quan niệm về khả năng kì diệu của con người. Theo em đó là quan niệm nào?
Con người có khả năng vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công phu rèn luyện.
GV treo tranh và đặt câu hỏi:
Quan sát tranh và cho cô biết: Khi đã thành tài lại có thêm cây bút thần, Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo?	
Cày, cuốc, đèn, thùng nước
Em nhận thấy những thứ Mã Lương vẽ đối với cuộc sống lao động như thế nào?
Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có?
Mã Lương là người lao động nên rất coi trọng lao động, tin rằng lao động sẽ làm ra của cải. Qua đó, giáo dục con người yêu quý lao động, sống vươn lên và không ỷ lại.
Nếu có cây bút thần, em sẽ vẽ những gì cho người nghèo?
Ngôi nhà, ruộng lúa, vườn rau, xe .
GD HS: Trong đời người ai cũng có quyền và ít  ...  Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn trong tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.
Cây bút thần thực hiện công lí giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác; thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
*Ngoài ra, HS cò thể trình bày những ý kiến cá nhân của mình.
Qua tìm hiểu, em thấy truyện “Cây bút thần” có ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.	
Giáo dục HS về lòng căm ghét cái ác, yêu cái thiện.
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV cho HS kể diễn cảm lại câu chuyện 
Gọi HS nhận xét. 
GV nhận xét, chấm điểm.	 
Gọi HS đọc BT2.	
GV hướng dẫn HS làm.
Cho HS nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích.
 Kể tên những truyện cổ tích mà em đã học?
Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
Theo em, những truyện này đã phản ánh những phương diện nào của con người?
Thạch Sanh: dũng sĩ, Em bé: trí khôn dân gian, Mã Lương: tài năng nghệ thuật.
Mã Lương đã hội đủ những yếu tố nào?
Ba yếu tố: Thông minh trời phú, chăm chỉ khổ luyện, được thần cho cây bút thần.
HS làm bài tập, trình bày.
Gv nhận xét, sửa chữa.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
3. Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ: 
- Vẽ cung tên và mũi tên bắn chết hắn.
4.Mã Lương vẽ để trừng trị bọn vua quan:
- Mã Lương vẽ thuyền, biển, gió bão, sóng lớùn ập xuống thuyền dìm chết bọn vua quan.
-Quyết tâm diệt trừ cái ác.
Tài năng không phục vụ mà chống lại cái ác.
5. Ý nghĩa của truyện:
- Khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
-Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
Ghi nhớ SGK/85.
Luyện tập:
 Bài 1: Kể diễn cảm.
 Bài 2: 
Định nghĩa truyện cổ tích:
Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh.
Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ.
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
Nhân vật là động vật.
Những truyện cổ tích đã học: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
Củng cố và luyện tập: 
GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi:
Câu 1:
Cuộc đấu tranh trong truyện “Cây bút thần” là cuộc đấu tranh nào?
 A. Chống bọn địa chủ.
 B. Chống bọn vua chúa.
 C. Chống áp bức bóc lột.
 D. Chống lại những kẻ tham lam độc ác.
Câu 2:
Truyện thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
Công lí xã hội ( sự công bằng); khả năng kì diệu của con người.
GD HS biết chống lại cái ác, yêu cái thiện.
Cây bút thần tập trung phản ánh điều gì?
 A. Quan niệm về chức năng của nghệ thuật.
 B. Cội rễ của tài năng và giá trị nghệ thuật.
 C. Ước mơ công lí xã hội.
 D. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng.
Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Đọc kĩ, kể diễn cảm câu chuyện theo trình tự sự việc.
Học bài, làm bài tập trong VBT.
Nắm kĩ nội dung, nghệ thuật của truyện.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Danh từ” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK; Tìm hiểu: Đặc điểm của danh từ, Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
 üĐọc, tìm hiểu cốt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” SGK/91.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Bài 8 - tiết:32	
 Tuần dạy: 8
DANH TỪ
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HS biết: khái niệm danh từ, các loại danh từ.
-HS hiểu, xác định được các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
1.2.Kĩ năng: 
-Rèn kĩ năng nhận biết danh từ trong văn bản, phân biệt danh từ với các từ loại khác.
-Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-Sử dụng danh từ để đặt câu.
1.3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức sử dụng từ loại một cách chính xác.
2.TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm của danh từ, phân biệt các nhóm danh từ: chỉ sự vật và chỉ đơn vị.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các ví dụ.
3.2.Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm của danh từ, xác định trước các danh từ trong ví dụ SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
GV kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
pKhi dùng từ em thường mắc phải những lỗi nào?
˜Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
Câu 2:
GV treo bảng phụ có ghi câu “ Nga vừa biếu bạn Hân một chiếc kẹp tóc rất đẹp”
Câu trên có một từ dùng không đúng. Hãy gạch chân từ đó và ghi phía dưới từ mà em cho là đúng? Cho biết câu trên mắc lỗi gì về dùng từ?
˜ “ Biếu “ => thay từ đúng: “tặng”; Lỗi: Dùng từ không đúng nghĩa.
HS làm bài tập, gọi HS khác nhận xét.
Giáo viên kiểm tra vở bài tập, nhận xét lại và ghi điểm.
4.3.Bài mới:
Giới thiệu bài Ở bậc tiểu học các em đã tìm hiểu khái quát về từ loại Danh từ. Tiết học họm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm và phân loại danh từ. 
Hoạt động của GV và học HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của danh từ.	
Giáo viên treo bảng phụ, ghi ví dụ SGK
Hãy xác định danh từ trong cụm từ in đậm ở ví dụ trên?
Tìm thêm các danh từ khác?	 
Ngoài danh từ con trâu, trong câu còn có các danh từ khác nữa: vua, làng, thúng, gạo, nếp.
Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?	
HS trả lời. Giáo viên nhận xét. 	
Danh từ biểu thị những gì? Giữ chức vụ gì trong câu?	
HS trả lời, giáo viên nhận xét	.
ĩGV treo bảng phụ ghi các câu:
-“Mưa to quá!”
-“Quê hương là chùm khế ngọt”
-“Nhân đi học rồi”
Đặt câu với các danh từ em mới tìm được?
 - Vua là người đứng đầu một nước.
 - Làng tôi rất yên ả.
 - Sáng nào bà ngoại tôi cũng đội một thúng thóc đầy.
 - Gạo nếp có thể làm được rất nhiều thứ bánh.
Danh từ là gì? Cho biết khả năng kết hợp của danh từ và chức vụ của danh từ trong câu?
HS trả lời, giáo viên chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	 
Hoạt động 2: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.	
Giáo viên treo bảng phụ, ghi ví dụ SGK.
Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau? 
HS trả lời.	
Thử thay các danh từ in đậm nói trên bằng các từ khác?
Thay: thúngà rá. Viênà ông. Conà chú. Tạà cân
Rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?
Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác chỉ đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo.
Khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.
Tại sao có thể nói nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói nhà có 6 tạ thóc rất nặng? 
Khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng nữa. Còn khi sự vật chỉ được tính đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng.
Danh từ Tiếng Việt được chia thành mấy loại?
HS trả lời, giáo viên chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Gọi HS đọc BT1.
Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với các danh từ vừa tìm được?
Giáo viên hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, thời gian: 4’
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
Goị HS đọc bài tập 2.
Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người?
Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật?
Cho HS lên bảng làm bài.
Nhận xét.
GD HS ý thức sử dụng tốt các loại danh từ trong nói, viết.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác?
Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng?
Nhận xét.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
Giáo viên đọc cho HS viết đoạn: Từ đầu đến “dày đặc hình vẽ”.
Cho HS đổi bài tự bắt lỗi chính tả lẫn nhau. 
Giáo viên kiểm tra lại. Có thể chấm 1 số bài.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả.
Đặc điểm của danh từ:
Ví dụ:
Danh từ: con trâu.
Kết hợp với:
Từ chỉ số lượng đứng trước “ba”.
Từ “ấy” đứng sauà cụm danh từ.
Danh từ chỉ người: vua, thầy giáo.
Danh từ chỉ vật: trâu, bò, heo, gà
Danh từ chỉ hiện tượng: Mưa, sấm, chớp, bão, lũ
Danh từ chỉ khái niệm: Quê hương, độc lập, tự do, bình đẳng.
Danh từ làm chủ ngữ: Nhân.
Ghi nhớ SGK/86
Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
Ví dụ:
 - Con, viên, thúng, tạ.
 à Danh từ chỉ đơn vị
 - Trâu, quan, gạo, thóc.
 à Danh từ chỉ sự vật.
Ghi nhớ SGK/87
Luyện tập:
Bài 1: Liệt kê các danh từ chỉ sự vật:
Tập, viết, thước , bàn, ghế, nhà, cây, tủ lạnh, cửa, cặp, xe đạp
Đặt câu:
Cây viết này đẹp quá.
Chiếc cặp của em có hình Đôrêmon.
Bài 2: Liệt kê các loại từ:
- Ông, bà, cô, chú, bác, dì, ngài
- Chiếc, quyển, pho, bộ, tờ
 Bài 3: Liệt kê các danh từ:
gam, hecta, hải lí, dặm
thúng, đấu, vốc, gang, đoạn
Bài 4: Chính tả 
Bài viết: Cây bút thần.
 Củng cố và luyện tập:
GV treo bảng phụ ghi câu:
“ Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn ít quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn”.
 pTìm danh từ trong câu văn trên và cho biết đó là những danh từ gì?
˜
+Danh từ chỉ sự vật: Vua, vàng.
+Danh từ chỉ đơn vị: thỏi.
Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, làm BT5 trong VBT: thống kê các loại danh từ trong đoạn trích.
Tập đặt câu và xác định chức vụ cú pháp của các danh từ trong câu.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn bài “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về:
+Ngôi kể.
 +Lời kể.
 üĐọc, tìm hiểu cốt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” trả lời các câu hỏi SGK/91.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 8.doc