Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

2.TRỌNG TÂM:

- Nội dung cốt truyện, nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng.

3.CHUẨN BỊ:

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

GV kiểm diện: 6A1: 6A2

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS

Câu hỏi 1:

Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh?

Câu hỏi 2: GV treo bảng phụ.

Tác giả đang kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì?

HS kể.

A. Thể hiện ước mơ về một sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.

B. Thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.

 C. Thỏa mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.

 D. Ca ngợi phẩm chất tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động.

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
Bài 6 - Tiết: 21	 	
Tuần dạy: 6
1.MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết: khái niệm truyện cổ tích, nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng tà gian của tác giả dân gian.
- HS hiểu: nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
1.2. Kĩ năng: 
- Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. Biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.Kể lại được truyện.
1.3. Thái độ: 
- GD lòng hướng thiện, căm ghét cái ác.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm của truyện cổ tích, đọc hiểu văn bản Thánh Gióng.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: tranh Thạch Sanh.
 3.2.HS: SGK, tập, VBT, tìm hiểu về nhân vật Thạch Sanh và nhân vật Lí Thông.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV kiểm diện: 6A1:	 6A2
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Em hãy kể tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm”?(8đ)
Câu hỏi 2:
Nêu ý nghĩa truyện? (2đ)
HS kể, giáo viên nhận xét.
Ca ngợi tính chất khởi nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, thể hiện khát vọng của dân tộc.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áHoạt động 1: 
Giới thiệu bài: Các tiết học trước các em đã tìm hiểu những văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một thể loại truyện dân gian tiếp theo, đó là truyện cổ tích qua văn bản “Thạch Sanh”.
áHoạt động 2:
 GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
GV nhận xét, sửa sai. 
Lưu ý một số từ ngữ khó trong SGK.	
Có thể chia văn bản Thạch Sanh thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Hai phần.
Phần 1: Từ đầu “mọi phép thần thông”: Sự ra đời của Thạch Sanh.
Phần 2: Còn lại: Các chiến công và thử thách của Thạch Sanh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản	
Suy nghĩ và cho biết sự ra đời, lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường? Có gì khác thường?	
HS thảo luận nhóm, trình bày	
GV sử dụng kỹ thuật động não, GV nêu câu hỏi thảo luận trước lớp về vấn đề Thạch Sanh:
Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, truyện muốn thể hiện điều gì? 
HS phát biểu, đóng góp ý kiến.
Liệt kê tất cả ý kiến, ghi lên bảng.
Phân loại ý kiến, lực chọn ra ý kiến chính xác.	
 GV nhận xét, làm sáng tỏ ý chưa rõ ràng, chốt ý.	 	
Thạch Sanh là con của người nông dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.
 Tô đậm tính chất kì la, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng, làm tăng sức hấp dan cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng: nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến công. Và những người khác thường cũng là những người có khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường.
óGD kĩ năng sống cho HS qua nhân vật Thạch Sanh: dũng cảm, tự lập 
Đọc- hiểu văn bản:
Đọc:
Kể:
Chú thích: SGK / 66
Giải nghĩa từ
Bố cục: 
Hai phần
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật Thạch Sanh:
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
Bình thường:
Là con của một người nông dân tốt bụng.
Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
Khác thường:
Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Vừa bình thường, vừa kì lạ.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1: GV treo tranh ( nếu có)
Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện?
Câu hỏi 2: GV treo bảng phụ.
Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
Tranh 1: Thạch Sanh diệt Chằn Tinh.
Tranh 2: Thạch Sanh diệt Đại Bàng.
 A. Từ thế giới thần linh.
 B. Từ những người chịu nhiều đau khổ.
 C. Từ chú bé mồ côi.
 D. Từ những người đấu tranh quật khởi.
4.5.Hướng học học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, nắm các ý về nhân vật Thạch Sanh.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Thạch Sanh” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK. 
Tìm hiểu về:
 + Những chiến công của Thạch Sanh.
 + Nhân vật Lí Thông.
Chuẩn bị bài “Chữa lỗi dùng từ”.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
THẠCH SANH (tt)
(Truyện cổ tích)
Bài 6 - Tiết:22
Tuần dạy: 6 	
1.MỤC TIÊU:
2.TRỌNG TÂM:
- Nội dung cốt truyện, nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng.
3.CHUẨN BỊ:
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV kiểm diện: 6A1:	 6A2
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1: 
Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh? 
Câu hỏi 2: GV treo bảng phụ.
Tác giả đang kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? 
HS kể.
A. Thể hiện ước mơ về một sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.
B. Thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.
 C. Thỏa mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.
 D. Ca ngợi phẩm chất tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động..
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những chiến công của Thạch Sanh và nhân vật Lí Thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chiến công của Thạch Sanh
Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã có những chiến công như thế nào?	 
HS thảo luận nhóm, trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.	 
GV nhận xét, chốt ý.	 
Bên cạnh những chiến công đó Thạch Sanh đã gặp phải những thử thách gì?
Cứu công chúa, bị Lí Thông sai lính lấp cửa hang, hồn chằn tinh và đại bàng hại bị hạ ngục, quân 18 nước sang đánh 
Nhưng kết quả ra sao?
Cuối cùng Thạch Sanh đã được trình bày toàn bộ sự thật, được vua giao cho xử mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã tha cho về quê
Qua những chi tiết trên Thạch Sanh thể hiện phẩm chất gì?	
HS trả lời.
Gv nhận xét, chốt ý. 
áHoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật Lý Thông
 Trong truyện, Lí Thông đã nhiều lần lừa hãm hại Thạch Sanh. Đó là những lần nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Những sự việc đó cho thấy Lí Thông là người như thế nào?	
HS trả lời.GV nhận xét.	 
Chỉ ra sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông về tính cách và hành động?
Thật thà >< Xảo quyệt.
Vị tha >< ích kỉ. 
Thiện >< ác.
óGD HD học tập những tính tốt, đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn Thạch Sanh và niêu cơm đãi quân nghĩa 18 nước chư hầu? Hai chi tiết thần kì đó có ý nghĩa gì?
ó HS chia nhóm thảo luận nhóm 4’: Nhóm 1,2 tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn; nhóm 3,4 tìm hiểu ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần.
Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh được giải thoát, Lí Thông bị vạch mặt. Đây là tiếng đàn của công lí. Chi tiết thần kì thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí. Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
Niêu cơm thần kì có khả năng phi thường, lúc đầu quân 18 nước chư hầu coi thường chế giễu, sau đó ngạc nhiên, khâm phục. Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân 18 nước chư hầu. Tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Truyện kết thúc thế nào?
Mẹ con Lí Thông chết. Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua.
Qua cách kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
Cái ác nhất định bị trừng trị, chiến thắng cuối cùng thuộc ve cái thiện. Đó là ước mơ, về niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng.
Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã hội và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời.
Cách kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ?
Phổ biến: Sọ Dừa, Tấm Cám
Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện? 
HS trả lời.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	 
Hoạt động 4: Luyện tập.
Gọi HS đọc BT1, 2.
Nếu vẽ tranh minh họa cho truyện, em sẽ chọn chi tiết nào để vẽ? Vì sao? Em có thể đặt tên gọi cho bức tranh ấy như thế nào?
GV hướng dẫn HS : chi tiết chọn vẽ là chi tiết hay, có ấn tượng. Tên gọi bức tranh phải đúng với nội dung tranh, gọn và hay.
VD: Thạch Sanh và túp lều bên cạnh cây đa, Thạch Sanh diệt chằn tinh, Thạch Sanh diệt Đại Bàng.
GV hướng dẫn HS kể đúng các chi tiết và trình tự, dùng ngôn ngữ của mình để kể, kể diễn cảm.
Gọi HS kể.
Nhận xét cách kể.
Những chiến công của Thạch Sanh:
Đi canh miếu thờ và diệt được chằn tinh.
Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa. 
Cứu con trai vua Thủy Tề.
Gảy đàn làm cho công chúa nói, cười trở lại.
Kết hôn với công chúa. 
Gảy đàn làm cho quân của 18 nước chư hầu không còn nghĩ tới việc đánh nhau nữa.
Đãi binh lính thua ăn no.
Thật thà, dũng cảm, chất phát, tài năng, nhân đạo, yêu hoà bình.
c. Nhân vật Lí Thông:
Lừa kết nghĩa anh em nhưng thực chất là để lợi dụng Thạch Sanh
Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ để chết thay mình.
Lừa Thạch Sanh trốn đi để cướp công diệt chằn tinh.
Lừa Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa để cướp công làm phò mã.
Không can thiệp khi Thạch Sanh bị hạ ngục.
Xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nhân bất nghĩa.
Ghi nhớ: SGK/67.
Luyện tập:
 Bài 1: 
Vẽ tranh minh họa:
Bài 2: Kể diễn cảm.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1: 
GV treo tranh.
Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện?
Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về nhân vật Thạch Sanh, Lí Thông. Từ hai nhân vật này em có được bài học gì cho bản thân?
Câu hỏi 3:GV treo bảng phụ.
Ước mơ lớn nhất của nhân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào?
Tranh 1: Thạch Sanh xin tội cho mẹ con Lí Thông.
Tranh 2: Thạch Sanh nấu niêu cơm đãi kẻ thua trận.
Thạch Sanh: Thật thà, chất phát, dũng cảm, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình.
Lí Thông: Xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nhân bất nghĩa.
Bài học: phải biết sống thật thà, chất phát, dũng cảm, nhân đạo không xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác
 A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.
 B. Thạch Sanh giúp vua dẹp được họa xâm lăng.
 C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho. 
 D. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK trang 67; 
Đọc kĩ truyện, nhớ các chiến công của Thạch Sanh và kể lại theo đúng trình tự; tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.
Làm bài tập VBT.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Đọc, tóm tắt văn bản, tập trả lời những câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản, chuẩn bị phần luyện tập của văn bản “Em bé thông minh”.
Đọc, tìm hiểu trước về lỗi lặp từ; lẫn lộn giữa các từ gần âm trong bài” Chữa lỗi dùng từ”.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
Bài 6 - Tiết 23	
Tuần dạy: 6
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
- Giúp HS: Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. 
- Biết cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
1.2.Kĩ năng: 
- Bước đầu có kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
-Biết dùng từ chính xác khi nói, viết.
1.3.Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ phù hợp, không bị lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
- GD kĩ năng sống.
2.TRỌNG TÂM:
- Nhận ra lỗi dùng từ và biết cách sữa lỗi. 
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: bảng phụ ghi ví dụ.
 3.2.HS: Tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm.
TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- GV kiểm diện: 6A1:	 6A2:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Từ có thể có mấy nghĩa? (2đ)
Câu hỏi 2:
Làm BT3 (a) trong VBT? (8đ)
A. Một nghĩa	 C. Ba nghĩa 
B. Hai nghĩa 	 D. Có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
Cái khoan: khoan tường; 
hộp sơn: sơn cửa; 
cân muối: muối dưa.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài: Khi nói, viết ta thường mắc một số lỗi dùng từ như: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và phương hướng khắc phục lỗi dùng từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lỗi lặp từ.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
 Trong đoạn a, b có những từ ngữ nào được lặp lại?
Việc lặp này nhằm mục đích gì?
HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
Việc lặp đi lặp lại từ tre, giữ, anh hùng ở ví dụ a có gì khác việc lặp lại từ truyện dân gian ở ví dụ b?
Ở ví dụ a là nhấn mạnh ý, b là do thiếu vốn từ, không có tác dụng nghệ thuật->lỗi lặp từ.
Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ?
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lặp từ?
Hướng khắc phục như thế nào?
Hoạt động 3:Tìm hiểu về lỗi lẫn lộn các từ gần âm.	 
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Trong các câu trên những từ nào dùng không đúng?
HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý.
Tham quan (xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm), nhớ không chính xác thành thăm quan (không có từ này trong tiếng Việt).
Mấp máy (cử động khẽ và liên tiếp) nhớ không chính xác thành nhấp nháy.
Mở ra nhắm lại liên tiếp.
Có ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp
Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? 
HS trả lời.GV nhận xét.	
Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng?
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lặp từ?
Hướng khắc phục như thế nào?
GDHS ý thức đọc nhiều sách báo, tra từ điểnđể làm giàu vốn từ và tránh lẫn lộn các từ gần âm.
HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập	 
Gọi HS đọc BT1	 
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
Các nhóm khác nhận xét. 
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc bài tập 2.
Hãy thay các từ dùng sai bằng từ khác?
Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
GD HS ý thức dùng từ chính xác.
Lặp từ:
Tre (7 lần)
Giữ (4 lần)
Anh hùng (2 lần)
Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi.
Truyện dân gian (2 lần)
Lỗi lặp từ.
Nguyên nhân: nghèo về vốn từ
Hướng khắc phục: đọc nhiều sách báo
Lẫn lộn các từ gần âm:
Thăm quan à Tham quan.
Nhấp nháyà mấp máy.
Nguyên nhân: nhớ không chính xác ngữ âm của từ.
Hướng khắc phục: đọc nhiều sách báo, tra từ điển
Luyện tập:
Bài 1:
Bỏ từ “câu chuyện ấy”.Thay từ “Câu chuytện này” bằng cụm từ “câu chuyện ấy”. Thay cụm từ “những nhân vật ấy” bằng từ “họ”.
Bỏ từ “lớn lên”.	
 Bài 2: Thay từ dùng sai:
Linh động : sinh động.
Bàng quang: bàng quan.
Thủ tục: hủ tục.
Lẫn lộn các từ gần âm.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
GV treo bảng phu:
Gạch dưới những từ không đúng trong các câu văn sau:
	 A. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
	 B. Đô vật là những người có thân hình lực lượng.
Câu hỏi 2:
Tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong các đoạn văn sau:
A. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì 
B. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng. 
	 A. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
	 B. Đô vật là những người có thân hình lực lượng.
A. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì .(của họ)
B. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng. (hắn)
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, làm bài tập VBT.
Nhớ 2 loại lỗi (lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm) để có ý thức tránh mắc lỗi.
Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Xem lại dàn bài, bài viết Tập làm văn số 1, tiết 24 trả bài Tập làm văn số 1.
Tìm hiểu lỗi dùng từ không chính xác, nguyên nhân và hướng khắc phục qua bài “Chữa lỗi dùng từ” (tt)
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài 6 - Tiết 24	
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
Tuần dạy: 6 
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS: 
- HS biết được những ưu, khuyết điểm của mình qua bài làm. 
- HS hiểu yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
	1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng chữa lỗi sai cho HS, kĩ năng dùng từ, viế câu chính xác, kĩ năng viết bài văn đúng, hay.
1.3.Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức chữa lỗi sai của bản thân, của bạn bè trong bài viết.
2.TRỌNG TÂM:
- HS làm bài viết hoàn chỉnh bằng lời của chính mình.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ ghi lỗi sai.
3.2.HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý cho đề số 1.
4.TIẾN TRÌNH:
	4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:	 6A2	
4.2.Kiểm tra miệng
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Tiết học này, cô sẽ “ Trả bài làm văn số 1” cho các em để giúp các em thấy được ưu, khuyết điểm trong bài tập làm văn số 1 của mình.
Hoạt động 2: GV cho HS nhắc lại đề bài:	
GV ghi đề lên bảng.	
GV gọi HS đọc lại đề bài.	
Hoạt động 3: Phân tích đề:
GV hướng dẫn HS phân tích đề.
Hoạt động 4: Nhận xét bài văn: 
GV nhận xét ưu điểm, tồn tại qua bài làm của HS.
Ưu điểm: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài. 
Một số em làm bài khá tốt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
Một số bài trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
Tồn tại: Còn một số HS viết sơ sài, câu văn lủng củng, rườm rà, dùng từ, đặt câu chưa chính xác. Sai nhiều lỗi chính tả, tẩy xoá nhiều trong bài làm.
Hoạt động 5:Công bố kết quả:	 
GV công bố điểm cho HS nắm:
Trên TB :
Dưới TB:	
Hoạt động 6: Trả bài cho HS.
GV cho lớp trưởng phát bài cho HS.
Hoạt động 7 : Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.
GV hướng dẫn HS lập dàn bài.
Phần mở bài em làm như thế nào?
HS trả lời.	 
GV nhận xét, sửa sai.	 
	Nêu trình tự các ý phần thân bài?	 
HS trả lời.	 	
GV nhận xét, sửa sai.	
Phần kết bài em nêu ý gì ?	 
HS trả lời.	
GV nhận xét, sửa sai.	
Hoạt động 8: Sửa lỗi sai: 
GV treo bảng phụ ghi các lỗi sai.	 	
Gọi HS lên sửa lỗi sai về chính tả, về cách dùng từ, cách diễn đạt.	
GV nhận xét, sửa sai. 	
Đề bài: 
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Phân tích đề:
Thể loại :Văn tự sự.
Yêu cầu: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Nhận xét:
Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Công bố điểm:
Lớp 6A1: điểm 5 trở lên:
Lớp 6A2: điểm 5 trở lên:
5.Trả bài: 
6.Dàn bài:
Mở bài:
Thời đại lịch sử: Đời Hùng Vương thứ 6.
Kể sơ bộ nhân vật Thánh Gióng và cha mẹ Gióng.
b.Thân bài:
Thời thơ ấu của Thánh Gióng:
Sự ra đời kì lạ.
Thời thơ ấu của Thánh Gióng.
Thánh Gióng đánh giặc cứu nước:
Giặc Ân xâm lấn nước ta.
Thánh Gióng đòi đi đánh giặc.
Thánh Gióng biến thành tráng sĩ, ra trận.
Tan giặc, Gióng bay về trời.
c.Kết bài:
Vua nhớ ơn Gióng.
Những di tích còn lại của Thánh Gióng.
7.Sửa lỗi:
Sai chính tả.
Thánh Giốngà Thánh Gióng.
Sứ giãà sứ giả
Sâm lượtà xâm lược
Mặt áo à mặc áo
Vợ trồngàchồng
Roi sắcàsắt
bàn chưng àbàn chân 
chắm gítà chấm dứt
Dàng bạcà vàng bạc
b.Lỗi lặp từ, dùng từ, đặt câu:
Bày mưa tính kế àbày mưu tính kế
Cấp tấpà cấp tốc.
Có chửaàcó thai
Có một vị vua Hùng (vương)
“thì”
c.Sai về cách diễn đạt.
Vua nhớ ơn, lập đền thờ để nhớ ơn Thánh Gióng.
d.Các lỗi khác:
-Viết tắt, viết số, viết hoa tùy tiện, sử dụng viết đỏ trong bài làm, chữ cẩu thả, sai nội dung kiến thức 
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV củng cố lại một số kiến thức về văn tự sự, cách viết một bài văn tự sự cho HS.
GD HS ý thức viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc 	
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Xem lại dàn bài, những lỗi sai thường gặp để tránh trong bài làm sau.
Đọc kĩ truyện, nhớ các chiến công của Thạch Sanh và kể lại theo đúng trình tự; tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.
Làm bài tập VBT.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Đọc, tóm tắt văn bản, tập trả lời những câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản, chuẩn bị phần luyện tập của văn bản “Em bé thông minh”; Tìm hiểu về cách em bé giải câu đố của viên quan.
Đọc, tìm hiểu trước về lỗi lặp từ; lẫn lộn giữa các từ gần âm trong bài” Chữa lỗi dùng từ”
Soạn bài “Luyện nói kể chuyện”: trả lời các câu hỏi SGK. Chuẩn bị trước các đề bài trong phần : “Chuẩn bị”. Lập dàn ý cho 1 trong 4 đề ở SGK trang 77.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 6.doc