I. Mức độ cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức.
1. Kiến thức.
- Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng.
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
III. Hướng dẫn thực hiện.
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ : Hãy nêu cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
3. Bài mới
* Giới thiệu bài : Yếu tố chính trong bài văn tự sự là nhân vật và sự việc vậy cách giới thiệu nhân vật và cách kể diễn biến sự việc như thế nào ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung.
HS đọc đoạn văn.
H: Đoạn 1, câu văn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu như thế nào ?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét.
Đoạn 1: có 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối.
Câu a: một ý về Hùng Vương; một ý về Mỵ Nương.
Câu b. một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng.
H: Đoạn 2, câu văn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu như thế nào ?
Đoạn 2: có 6 câu. Câu 1: Giới thiệu chung; câu 2,3 giới thiệu Sơn Tinh; câu 4,5 giới thiệu Thuỷ Tinh; câu 6 kết lại rất chặt chẽ.
H: Câu văn giới thiệu thường dùng những từ nào ?
Kiểu câu tự sự với chữ “ có”
Giáo viên nhấn mạnh : Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng . Sử dụng kiểu câu tự sự với từ “ có “.
Gv gọi học sinh đọc đoạn văn.
H: Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật?
Gạch dưới những từ chỉ hành động đó?
Học sinh thảo luận và chỉ ra. Gv nhận xét .
H: Các hành động đó được kể theo thứ tự nào?
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét: Kể trận đánh theo thứ tự trước sau; từ nguyên nhân đến kết quả.
H: Vậy khi kể việc thì phải kể như thế nào ?
Giáo viên nhấn mạnh : Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm , kết quả . .
Giáo viên gọi học sinh đọc lại các đoạn văn trên .
H: Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào ? câu nào khái quát được ý chính đó ?
Học sinh làm. Gv nhận xét và ghi .
-> Đó là câu chủ để .
- Hãy chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính .
H: Hãy quan sát 3 đoạn văn tự sự và cho biết: đoạn văn tự sự được đánh dấu như thế nào?
Học sinh trả lời.
Gv nhận xét chung và ghi tóm tắt.
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: HD luyện tập.
- HS thảo luận nhóm : Bài tập 1 :
làm bảng phụ – GV nhận xét .
- Bài 2 : HS làm - đọc – GV nhận xét .
Hoạt động 3: HD tự học I. Tìm hiểu chung.
1. Lời văn tự sự .
a. Lời văn giới thiệu nhân vật.
- Đoạn 1 : Giới thiệu Vua Hùng và Mỵ Nương :
Tên , lai lịch, quan hệ, tính tình.
- Đoạn 2 : Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh : lai lịch , tài năng .
=> Lời văn kể người là giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nhĩa của nhân vật.
b. Lời văn kể việc :
- Sự việc : Thuỷ Tinh tức giận đem quân đánh Sơn Tinh.
- Dùng từ : dùng nhiều động từ .
- Thứ tự kể : Nguyên nhân – kết quả .
=> Lời văn kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
2. Đoạn văn tự sự :
- Đoạn 1 : ( 1) Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề .
- Đoạn 2 : (1) : câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề .
- Đoạn văn (3 ): Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề .
=> Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính.
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
a. ý chính : tài chăn bò của Sọ Dừa ( câu 2 )
b. ý chính : Hai cô chị độc ác, cô em út hiền lành ( câu 1 )
c. ý chính : Tính cô còn trẻ con lắm . ( câu 2 )
Bài tập 2.
Câu a : sai : Sự việc chưa lôgic .
câu b: đúng : Sự việc có trình tự .
III. Hướng dẫn tự học.
Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
Tuần 5 tiết 17,18 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Sọan : 19/9/2011 Dạy : 20/9/2011 I. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh Biết kể 1 câu chuyện đã học bằng lời văn của chính mình. Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý II. Đề bài: Kể lại truyện “ Thánh Gióng” bằng lời văn của em. III. Đáp án - biểu điểm: 1 – Yêu cầu: Xuất phát từ yêu cầu kể lại 1 chuyện có chủ đề, có nội dung dựa trên cơ sở là văn bản sẵn có. Từ đó, học sinh dùng lời văn của mình để kể lại, sao cho đảm bảo được nội dung chính, nhân vật chính của cốt truyện. 2 - Biểu điểm: Điểm 8, 9: trình bày đủ các phần của bài văn kể chuyện. văn viết mạch lạc, lời lẽ tự nhiên nhưng đầy sáng tạo, gây được sự hấp dẫn cao, tình cảm người kể có thể bộc lộ. không quá 3 lỗi chính tả, độ dài phù hợp với yêu cầu. Điểm 6, 7: Bài viết trình bày đầy đủ các phần của văn kể chuyện. Văn viết mạch lạc, lời lẽ tự nhiên sáng tạo, gây hấp dẫn, dung lượng tương đối với yêu cầu, không quá 5 lỗi chính tả Điểm 4, 5: Có trình bày đầy đủ bố cục bài văn kể chuyện, Văn viết tương đối, lời lẽ còn đơn điệu chưa thật sự sáng tạo, ít gây hấp dẫn, dung lượng còn cách xa với yêu cầu, không quá 7 lỗi chính tả Điểm 2, 3: Có trình bày bố cục của bài văn tự sự . song văn viết chưa mạch lạc, lời lẽ chưa sáng tạo, không gây hấp dẫn, 1 vài sự việc còn lộn xộn, dung lượng chưa đạt yêu cầu, lỗi chính tả còn nhiều Điểm 1: Có nội dung bài kể, chi tiết không sắp xếp theo trình tự hợp lý, hoặc viết nguyên như VB Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng Cộng 1 điểm đối với bài viết sạch sẽ, thật sự sáng tạo, diễn đạt hay, nhiều chi tiết sáng tạo gây hấp dẫn Tuần 5 - Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG Sọan : 21/9/2011 CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ Dạy : 22/9/ 2011 I. Mức độ cần đạt : Giúp học sinh : - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. - Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. - Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển. II. Trọng tâm kiến thức. 1. Kiến thức. - Từ nhiều nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng. - Nhận diện được từ nhiều nghĩa. - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp. III. Hướng dẫn thực hiện : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ : Nghĩa của từ là gì ? Hãy nêu các cách giải nghĩa từ . Giải nghĩa từ : gia nhân, tuấn tú. 3. Bài mới * Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, thường từ chỉ dùng với một nghĩa nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhiều sự vật được con người khám phá và vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới . Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người đã thêm nghĩa mới vào . Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiều nghĩa . Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung. Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. H: Bài thơ nói về những cái chân, đó là những chân gì ? Hãy giải nghĩa của từ “ chân” . Học sinh giải thích. Gv nhận xét và ghi bảng. H: Hãy tìm thêm các từ “ chân” khác và giải nghĩa ? -> Từ chân có nhiều nghĩa . H: Hãy tìm thêm các từ có nhiều nghĩa ? Ví dụ: Xuân, chết..... H: Có từ nào chỉ có một nghĩa không ? Cho ví dụ ? Học sinh trả lời. Gv nhận xét và ghi bảng. Giáo viên nhấn mạnh : Trong Tiếng Việt từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa . Từ có từ 2 nghĩa trở lên gọi là từ nhiều nghĩa ) Học sinh đọc ghi nhớ . H: Hãy tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “ chân “ . Học sinh trả lời. Gv nhận xét: Gv nhấn mạnh: Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Từ chân1 là nghĩa xuất hiện đầu tiên ( nghĩa vốn có của nó) ta gọi là nghĩa gốc. - Từ chân (2.3.3 ) nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, ta gọi là nghĩa chuyển. => Như vậy, từ chỉ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. H: Trong bài thơ “ Những cái chân”, từ chân được dùng với mấy nghĩa ? 2 nghĩa - Những cái chân => Nghĩa gốc . - chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn => nghĩa chuyển . Gv nhấn mạnh: Trong tác phẩm văn học, người nói, người viết nhiều khi cố ý dùng từ với vài nghĩa khác nhau, có khi được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Đây chính là giá trị biểu đạt của từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp. HS đọc mục ghi nhớ . Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài tập 1, 2: - HS thảo luận nhóm : bài 1,2 . HS làm bảng phụ : - GV nhận xét . Bài tập 3. Học sinh dựa vào mẫu để làm. Phát biểu. - GV đọc – HS viết chính tả. 2 em trao đổi bài, kiểm tra lỗi . Hoạt động 3: HD tự học. I. Tìm hiểu chung. 1. Từ nhiều nghĩa. Ví dụ. a. Từ nhiều nghĩa : “ chân “ - chân ( 1) : -> bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng . - chân ( 2) – Bộ phận dưới cùng của đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác . - chân ( 3) : Bộ phận dưới cùng của đồ vật tiếp giáp và bám chặt với mặt nền . - chân ( 4) : Địa vị , phần chỗ trong xã hội . b. Từ có một nghĩa : thước, bút , *Từ nhiều nghĩa. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ví dụ. - Chân (1) : Nghĩa xuất hiện từ đầu -> nghĩa gốc . - Chân ( 2,3,4 ) : Nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc -> Nghĩa chuyển * Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 3. Giá trị biểu đạt của từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp. Trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, tạo ra nhiều tầng lớp nghĩa, làm cho người nghe có những liên tưởng phong phú. II. Luyện tập : Bài 1: Một số từ chỉ bộ phận cơ thể có sự chuyển nghĩa: đầu +đau đầu, nhức đầu. + đều sông, đầu mối, đầu đường. mũi + mũi tẹt, sổ mũi. + mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền. Bài 2: lá : lá gan, lá phổi . quả : quả thận, quả tim . Bài 3: - hộp sơn- sơn cửa; cái bào- bào gỗ; - đang bó lúa- gánh ba bó lúa; đang nắm cơm- ba nắm cơm. Bài 5: Viết chính tả . III. Hướng dẫn tự học. Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa. Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa. 4/ Hướng dẫn về nhà : Học bài và làm bài tập 4 Tuần 5 Tiết 20 LỜI VĂN – ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Soạn : 22/9/2011 Dạy : 24/9//2011 I. Mức độ cần đạt : Giúp học sinh - Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự. - Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản. II. Trọng tâm kiến thức. Kiến thức. - Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc. - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2. Kĩ năng. - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc- hiểu văn bản tự sự. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. III. Hướng dẫn thực hiện. Ổn định : Kiểm tra sĩ số . Bài cũ : Hãy nêu cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự . Bài mới * Giới thiệu bài : Yếu tố chính trong bài văn tự sự là nhân vật và sự việc vậy cách giới thiệu nhân vật và cách kể diễn biến sự việc như thế nào ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . * Tiến trình bài học : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung. HS đọc đoạn văn. H: Đoạn 1, câu văn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu như thế nào ? Học sinh trả lời. Gv nhận xét. Đoạn 1: có 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối. Câu a: một ý về Hùng Vương; một ý về Mỵ Nương. Câu b. một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng. H: Đoạn 2, câu văn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu như thế nào ? Đoạn 2: có 6 câu. Câu 1: Giới thiệu chung; câu 2,3 giới thiệu Sơn Tinh; câu 4,5 giới thiệu Thuỷ Tinh; câu 6 kết lại rất chặt chẽ. H: Câu văn giới thiệu thường dùng những từ nào ? Kiểu câu tự sự với chữ “ có” Giáo viên nhấn mạnh : Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng . Sử dụng kiểu câu tự sự với từ “ có “. Gv gọi học sinh đọc đoạn văn. H: Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó? Học sinh thảo luận và chỉ ra. Gv nhận xét . H: Các hành động đó được kể theo thứ tự nào? Học sinh phát biểu. Gv nhận xét: Kể trận đánh theo thứ tự trước sau; từ nguyên nhân đến kết quả. H: Vậy khi kể việc thì phải kể như thế nào ? Giáo viên nhấn mạnh : Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm , kết quả . .. Giáo viên gọi học sinh đọc lại các đoạn văn trên . H: Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào ? câu nào khái quát được ý chính đó ? Học sinh làm. Gv nhận xét và ghi . -> Đó là câu chủ để . - Hãy chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính . H: Hãy quan sát 3 đoạn văn tự sự và cho biết: đoạn văn tự sự được đánh dấu như thế nào? Học sinh trả lời. Gv nhận xét chung và ghi tóm tắt. Học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: HD luyện tập. - HS thảo luận nhóm : Bài tập 1 : làm bảng phụ – GV nhận xét . - Bài 2 : HS làm - đọc – GV nhận xét . Hoạt động 3: HD tự học I. Tìm hiểu chung. 1. Lời văn tự sự . a. Lời văn giới thiệu nhân vật. - Đoạn 1 : Giới thiệu Vua Hùng và Mỵ Nương : Tên , lai lịch, quan hệ, tính tình. - Đoạn 2 : Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh : lai lịch , tài năng . => Lời văn kể người là giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nhĩa của nhân vật. b. Lời văn kể việc : - Sự việc : Thuỷ Tinh tức giận đem quân đánh Sơn Tinh. - Dùng từ : dùng nhiều động từ . - Thứ tự kể : Nguyên nhân – kết quả . => Lời văn kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 2. Đoạn văn tự sự : - Đoạn 1 : ( 1) Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . - Đoạn 2 : (1) : câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . - Đoạn văn (3 ): Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . => Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính. II. Luyện tập : Bài tập 1: a. ý chính : tài chăn bò của Sọ Dừa ( câu 2 ) b. ý chính : Hai cô chị độc ác, cô em út hiền lành ( câu 1 ) c. ý chính : Tính cô còn trẻ con lắm . ( câu 2 ) Bài tập 2. Câu a : sai : Sự việc chưa lôgic . câu b: đúng : Sự việc có trình tự . III. Hướng dẫn tự học. Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn. 4 Củng cố dặn dò. : Học bài và làm bài 3,4 Soạn bài : Thạch Sanh .
Tài liệu đính kèm: