Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên

1 . Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng việt lớp 6.

- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: DT, ĐT, TT, ST, LT, Câu đơn, câu ghép. so sánh, ẩn dụ.

- Biết phân tích đơn vị và các hiện tượng ngôn ngữ đó.

 2. Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 GV: Đọc bài , nghiên cứu soạn bài.

 HS: Học bài cũ, đọc bài, Soạn bài.

 3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 b. Nội dung bài mới

*Giới thiệu bài: ( 1)

 Để hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, nội dung cơ bản đã học, tiết hôm nay .

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36
NGỮ VĂN - BÀI 32 - 33 - 34
 Kết quả cần đạt:
- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó.
- Nắm được phương thức biểu đạt đã sử dụng trong văn bản đã học 
- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt và sự thâm nhập lẫn nhau của các phương thức trong một văn bản.
Ngày soạn: /5/2009 Ngày giảng:6A: /5/2009
 6B: /5/2009
Tiết :133- 134
Tổng kết phần văn và tập làm văn
 1 . Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình năm học . Nắm được nhân vật chính trong các truyện, các đặc trưng về thể loại của văn bản; củng cố và nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ vẻ đẹp của một số hình tượng vẻ đẹp của một hình tượng văn học tiêu biểu; nhận thức được hai chủ đề chính : truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 GV: Đọc bài , nghiên cứu soạn bài.
 HS: Học bài cũ, đọc bài, Soạn bài.
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: 
 Sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 b. Dạy bài mới 
*Giới thiệu bài: ( 1’) 
 Để hệ thống lại các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, nội dung cơ bản đã học, tiết hôm nay..
 *Nội dung: 
?
?
?
?
?
?
?
Tiết 1
Em hãy nhớ ghi lại tên thể loại văn bản đã học trong năm học ?
Thế nào là truyền thuyết?
Thế nào là truyện cổ tích ?
Thế nào là Truyện ngụ ngôn?
Thế nào là truyện trung đại?
Thế nào là văn bản nhật dụng?
Lập bảng kê các văn bản đã học theo mẫu trong SGK?
I Nội dung: 
Phần Văn:
1. 
- Văn học dân gian ( truyện dân gian, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.) 
- Truyện trung đại.
- Truyện hiện đại.
- Thơ hiện đại ( thơ trữ tình) 
- Kí.
- Văn bản nhật dụng
2. Khái niệm các thể loại 
- Truyền thuyết: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Truyện cổ tích:
Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời và một số kiểu nhân vật quen thuộc: Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần, mượn truyện nhỏ về loài vật đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ răn dạy người ta bài học kín đáo nào đó trong cuộc sống
- Truyện trung đại: - Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn. Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện
- Văn bản nhật dụng: Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện tại 
Bảng hệ thống
STT
Nhan đề văn bản
Nhân vật chính
Tính cách và ý nghĩa của nhân vật chính
 1
Con rồng cháu tiên
Lạc Long Quân Âu Cơ
Mạnh mẽ, xinh đẹp, cha mẹ đầu tiên của người Việt
 2
Bánh trưng bánh giầy
Lang Liêu 
Trung hiếu, nhân hậu, khéo léo, người làm ra hai thứ bánh quí
Thánh Gióng
Gióng
Người anh hùng đánh giặc ân cứu nước
Sơn tinh Thuỷ tinh
Sơn tinh Thuỷ tinh
- Tài giỏi đắp đê ngăn nước cứu dân. 
- Anh hùng nhưng ghen tuông hại nước hại dân
Sự tích hồ Gươm
Lê Lợi
Anh hùng dân tộc đánh thắng giặc Minh cứu dân cứu nước
Sọ Dừa
Sọ Dừa
Nghèo khổ, thông minh, trung hậu
Thạch Sanh
Thạch Sanh
Nghèo khổ, thật thà, trung thực, dũng cảm.
Em bé thông minh
Em bé
Nghèo khổ rất thông minh, dũng cảm, khôn khéo
Cây bút thần
Mã Lương
Nghèo khổ , thông minh, vẽ rất giỏi, dũng cảm
Ông lão đánh cá vàng
ông lão, mụ vợ, cá vàng
- Hiền lành, tốt bụng, nhu nhược. 
- Tham lam, ác mà ngu. 
- Đền ơn đáp nghĩa tận tình
Êch ngồiđáy giếng
ếch
Bảo thủ, chủ quan, ngu xuẩn, lố bịch
Thầy bói xem voi
Các thầy bói
Bảo thủ, chủ quan, lố bịch
Đeo nhạc cho mèo
Chuột cống, nhắt, chù
Sáng kiến viển vông. sợ mèo, vô trách nhiệm cho kẻ khác
Chân, Tay, Mắt, 
Chân, Tay, Mắt, 
Ghen tức vô lối, không hiểu chân lí đơn giản, hối hận, biết sữa lỗi
Treo biển
Anh treo biển
Không có lập trường riêng
Lợn cới áo mới
Hai chàng trai
Cùng thích khoe khoang lố bịch
Con hổ có nghĩa
Hai con hổ 
Nhận ơn, hết lòng hết sức trả ơn đáp nghĩa.
Mẹ hiền dạy con
Bà mẹ
Hiền minh, nhân hậu, nghiêm khắc, công bằng khi dạy con
Thầy thuốc giỏi..
Lương y Phạm Bân
Lương y như từ mẫu, giỏi nghề, thương ngưòi bệnh, cương trực
Dế Mèn phiêu lu
Dế Mèn
Hung hăng, hống hách, láo, ân hận, ăn năn thì đã muộn
Bức tranh của em
Anh trai
Ghen tức, đố kị, mặc cảm, ân hận, sửa lỗi kịp thời
Buổi học cuối cùng
Thầy Hamen
Yêu nước, yêu tiếng pháp, căm giận quân Đức xâm lược.
?
?
?
?
Giữa các loại truyện dân gian, trung đại, hiện đại có điểm gì giống nhau về phương thức biểu đạt?
Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước là những văn bản nào ? 
Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái?
Đọc bảng tra cứu yếu tố Hán Việt. 
4. Phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả.
5
* Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước
- Thánh gióng, Sự tích hồ gơm, Lượm, cây tre, lòng yêu nước, buổi học cuối cùng, cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, bức thư của thủ lĩnh da đỏ, động Phong Nha.
* Văn bản thể hiện tinh thần nhân ái:
- Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sọ Dừa, Thạch Sanh, cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng, Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn phu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, lao xao,
6. Học sinh đọc bảng tra cứu trong SGK.
- Ghi vào sổ tay các từ khó hiểu, tra nghĩa trong từ điển.
Tiết 2
 Phần Tập Làm Văn
 I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học:
1. Dẫn ra một số bài văn đã học trong Sgk từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt; tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Thống kê ra vở theo bảng sau? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà, kẻ sẵn bảng vào vở, đến lớp ôn miệng , gọi học sinh phát biểu, giáo viên uốn nắn
Bảng thống kê
STT
Các phương thức biểu đạt
Các bài văn đã học
1
Tự sự 
 Con Rồng cháu tiên
 Truyền thuyết Bánh trưng bánh giầy
Cổ tích: Sọ dừa
 Thạch Sanh 
Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng
 Thầy bói xem voi
Truyện cười: Treo biển
 Lợn cưới áo mới
Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa
 Thầy thuốc giỏi cốt nhất..
2
Miêu tả
- Tiểu thuyết: ( truyện) : Bài học đường đời đầu tiên; Vượt thác 
- Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ 
3
Biểu cảm
Lượm
Mưa
4
Nghị luận
- Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh
Văn bản nhật dụng: Động Phong Nha, Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
6
Hành chính công vụ
Đơn từ 
2. Xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
Tên văn bản
Phơng thức biểu đạt chính
Thạch Sanh
Tự sự
Lượm
Tự sự , Miêu tả, biểu cảm
Mưa
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự , Miêu tả,
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm
3. Trong SGK Ngữ văn 6 em đã được luyện tập làm cácc loại văn bản theo những phương thức nào? Thống kê ra vở theo bảng sau?
Phơng thức biểu đạt
Đã tập làm
Tự sự
x
Miêu tả
x
Biểu cảm
 II Đặc điểm và cách làm:
1. Theo em các văn bản miêu tả,tự sự và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày theo bảng sau?
STT
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả 
Văn xuôi tự do
2
Miêu tả
Cho hình dung cảm nhận
tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi tự do
3
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau?
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc
Giới thiệu đối tượng được miêu tả
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết: A, B, C, Đ
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới ( theo một trật tự quan sát)
3
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ
Cảm xúc, suy nghĩ( cảm tưởng)
3. Nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản tự sự?
- Có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua yếu tố:
- Chân dung ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ, hành động, suy nghĩ.
- Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của ngời kể, tả.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài làm bài tập ở nhà
- Ôn tập toàn bộ phần văn bản và tập làm văn để kiểm tra kì II.
- Xem lại một số đề bài trong SGK 
Ngày soạn: /5/2009 Ngày giảng:6A: /5/2009
 6B: /5/2009
Tiết :135:
Tổng kết phần tiếng việt
 1 . Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng việt lớp 6.
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: DT, ĐT, TT, ST, LT, Câu đơn, câu ghép.. so sánh, ẩn dụ..
- Biết phân tích đơn vị và các hiện tượng ngôn ngữ đó.
 2. Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 GV: Đọc bài , nghiên cứu soạn bài.
 HS: Học bài cũ, đọc bài, Soạn bài.
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 b. Nội dung bài mới 
*Giới thiệu bài: ( 1’) 
 Để hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, nội dung cơ bản đã học, tiết hôm nay..
 *Nội dung: 
 I. Các từ loại đã học: 
 1. Danh từ:
 - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
 2. Động từ:
 - Động từ là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật.
 3. Tính từ:
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
 4. Số từ: 
 - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của vật. Khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh từ.
 5. Lượng từ:
 - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của vật.
 6. Chỉ từ:
 - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian trong thời gian.
 7. Phó từ:
 - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.( phótừ không bổ sung ý nghĩa cho danh từ).
II. Các phép tu từ đã học:
 1. So sánh: 
 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
 2. Nhân hoá:
 Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật bằng những từ ngữ vốn đợc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. Biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
 3. ẩn dụ:
 Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
 4. Hoán dụ:
 Là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
III. Các kiểu cấu tạo câu đã học.
 1. Câu đơn :
 Câu có một kết cấu chủ vị
 2. Câu ghép:
 Câu có từ hai kết cấu chủ vị trở nên
 3. Câu trần thuật đơn có từ là:
 Trong câu trần thuật đơn có từ là: Vị ngữ thường do từ là kết hợp với DT hoặc cụm DT( cụm tính từ) ĐT hoặc cụm động từ tạo thành.
 4. Câu trần thuật đơn không có từ là: Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
IV. Các dấu câu đã học:
1. Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật 
2. Dấu chấm hỏi: kết thúc câu ghi vấn
3. Chấm than: kết thức câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4. Dấu phẩy: Phân cách các thành phần và các bộ phận câu.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài làm bài tập ở nhà:
 - Ôn tập toàn bộ phần Tiếng Việt .
 - Xem lại các bài tập trong sách SGK .
Ngày soạn: /5/2009 Ngày giảng:6A: /5/2009
 6B: /5/2009
Tiết :136
Ôn tập tổng hợp
 1 . Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức Ngữ văn đã học trong lớp 6.
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản, một số bài tập.
- Giáo dục ý thức tự giác trong quá trình ôn tập.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 GV: Đọc bài , nghiên cứu soạn bài.
 HS: Học bài cũ, đọc bài, Soạn bài.
 3. Tiến trình lên lớp:
 a. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 b. Nội dung bài mới 
*Giới thiệu bài: ( 1’) 
 Để hệ thống lại các kiến thức môn Ngữ văn đã học trong chương trình kì II lớp 6, tiết hôm nay..
 *Nội dung: 
 A. Phần văn bản:
 1. Truyện :
 - Bài học đường đời đầu tiên.
 - Sông nuớc Cà Mau.
 - Bức tranh của em gái tôi.
 - Vượt thác.
 - Buổi học cuối cùng.
 2. Thơ:
 - Đêm nay Bác không ngủ
 - Lượm
 - Mưa
 3. Kí:
 - Cô Tô
 - Cây tre Việt Nam
 - Lòng yêu nước
 - Lao xao
 4. Văn bản nhật dụng:
 - Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
 - Động Phong Nha
 => Lưu ý:
 - Trình bày các đặc điểm từng loại văn bản.
 - Những nội dung cần nắm vững: 
 + Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
 + Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện
 + Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ đã học 
 + Chủ đề và ý nghĩa của văn bản
 B. Phần Tiếng Việt:
 1. Từ loại: 
 - Phó từ.
 2. Các phép tu từ:
 - So sánh: 
 - Nhân hoá:
 - ẩn dụ:
 - Hoán dụ:
 3. Các vấn đề về câu:
 - Các thành phần chính của câu: Chủ ngữ, Vị ngữ
 - Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn
 - Chữa lỗi về CN- VN.
 => Học sinh cần nắm vững các khái niệm cơ bản, các dấu hiệu và ý nghĩa ngữ pháp đặc trưng và có ý thức vận dụng vào phần văn và tập làm văn trong nói và viết .
 C. Phần Tập Làm Văn
 1. Miêu tả:
 - Cảnh thiên nhiên
 - Tả đồ vật và tả con vật
 - Tả người ( chân dung và hành động)
 - Tả cảnh sinh hoạt ( thiên nhiên, sự vật, con người, hoạt động,)
 - Miêu tả tưởng tượng sáng tạo.
 2. Đơn từ:
 - Theo mẫu
 - Không theo mẫu
 => Vai trò quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn miểu tả
 - Miêu tả và kể chuyện. Từ miêu tả đến kể chuyện. Trong kể chuyện xen miêu tả
 - Xác định trình tự miêu tả 
 - Lựa chọn và xác định ngôi của người tả 
 - Về đơn: Cách làm đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu. Nắm vững các loại lỗi hay gặp và cách sửa chữa chúng khi viết đơn.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài làm bài tập ở nhà
 - Ôn tập toàn bộ các phần.
 - Xem lại các bài tập , đề bài trong sách SGK .
 - Tiết sau kiểm tra học kì.
Tiết : 137- 138: 
Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
( Đề bài- đáp án của Phòng Giáo dục Mai Sơn)
Ngày soạn: 7- 5- 2007 Ngày giảng: 14- 5- 2007
Tiết :139- 140
Chơng trình ngữ văn địa phơng
A Phần chuẩn bị:
I . Mục tiêu cần đạt:
 - giúp học sinh biết đợc một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử .
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học 
- Bớc đầu tổng kết một số quy luật ngữ âm, ngữ pháp 
- So sánh, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề đã học.
II. Phần chuẩn bị:
1.Phần thầy: Đọc bài , nghiên cứu soạn bài.
2.Phần trò: Tìm hiểu, nghiên cứu, Soạn bài.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
II. Dạy bài mới 
*Giới thiệu bài: ( 1’) 
 Để giúp các em tìm hiểu thực tế địa phơng : di tích danh lam thắng cảnh, các vấn đề về môi trờng. Tổng kết một số qui luật ngữ âm, ngữ pháp các phơng ngữ tiết hôm nay..
 *Nội dung: 
1. Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh:
Nội dung : 
a.
- Kể tên tác phẩm, tác gải, nội dung chính của ba văn bản nhật dụng đã học
- Tìm hiểu qua sách báo, ấn phẩm văn hoá, tranh ảnh.. lời kể của những ngời hiểu biết ở gai đình, địa phơng về một danh lam thắng cảnh theo nội dung:
+ Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh.
+ vị trí địa lí
+ có tự bao giờ? Phát hiện khi nào? bởi ai? Nhân tạo hay tự nhiên
+ Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hay danh lam.
+ ý nghĩa lịch sử.
+ giá trị văn hoá kinh tế du lịch 
+ Tình hình tôn tạo và sử dụng hiện nay.
tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi truờng ở địa phơng hiện nay:
- Những u điểm, những việc làm của nhân dân và chính quyền địa phơng nhằm bảo vệ môi trờng xanh, sạch đẹp.
2. Hoạt động trên lớp:
* phần văn và tập làm văn
- Trao đổi các nhóm, tổ những kết quả đã chuẩn bị ở nhà.
- Các nhóm lựa chọn vấn đề và trình bày trớc lớp.
- Trình bày trớc lớp
-Giáo viên tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm 
* Phần tiếng việt:
A. Phơng ngữ miền Bắc:
1/ Phân biệt phụ âm tr/ ch
- qui tắc trong âm tiết:
+ Tr không kết hợp với oa, oă, oe.
+ Ch kết hợp với oa, oă, oe.
- Quy tắc trong từ láy:
+ Tr/ ch không láy với nhau
- Quy tắc ngữ nghĩa:
+ Nhữgn từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, ý phủ định ..viết ch
+ Chỉ thời gian hoặc vị trí: Viết Tr
2 / Phân biệt phụ âm s/ x
- qui tắc trong âm tiết:
+ s không kết hợp với vần oă, oe, uê
+ X kết hợp với vần oă, oe, uê
- Quy tắc trong từ láy:
+ S và X không láy với nhau
- Quy tắc ngữ nghĩa:
+ Những từ chỉ loài vật cây cối thườngviết là s
+ những từ chỉ mức dộ tính chất thờng viết là x 
3 / Phân biệt phụ âm R/D/ GI
- qui tắc trong âm tiết:
+ R, gi không kết hợp được với các vần oa, oă, oe, uê, uy, uâ
+ D kết hợp được với các vần oa, oă, oe, uê, uy, uâ
- Quy tắc trong từ láy:
+ Có thể láy hết được với các phụ âm trên.
- Quy tắc ngữ nghĩa
+ chỉ có phụ âm R mới biểu thị được những sác thái ý nghĩa : mô phỏng âm thanh, tiếng động, mô phỏng hình ảnh, chuyển động. Mô tả ánh sáng, màu sắc
4 / Phân biệt phụ âm L. N
- qui tắc trong âm tiết:
+ N không kết hợp với các vần oa, oă, ơ, uê.
- Quy tắc ngũ nghĩa:
+ Chỉ có L mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có phụ âm đầu NH
+ Chỉ có N mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có âm đầu là Đ
- Quy tắc trong từ láy:
+ N không láy với các âm đầu khác
+ L có thể láy với các âm đầu khác.
III/ Hớng dẫn học sinh học bài làm bài tập ở nhà
- Ôn tập toàn bộ các phần.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 33.doc