1. Mục tiêu bài dạy.
a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về công dụng và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
b) Về kỹ năng: Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Rèn kỹ năng cho HS biết tự phát hiện ra và sửa lại các lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Rèn kĩ năng sống: Tự giác, tích cực
c) Về thái độ: Giáo dục HS có ý thức cao trong việc dùng các kiểu dấu kết thúc câu.
2. Chuẩn bị của Gv và Hs:
a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án.
b- Học sinh: Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ: (3phút).
GV: Kiểm tra vở bài tập của HS, thu chấm một số em (10em).
Nhận xét.
* Giới thiệu (1 phút): Khi viết bài, các em nên sử dụng dấu câu, nếu các em biết sử dụng dấu câu đúng chỗ bài viết sẽ có ý nghĩa, sinh động, tạo hứng thú cho người đọc, người nghe. trong tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).
* GV: Ghi đầu bài lên bảng.
b) Dạy nội dung bài mới.
Ngày soạn: /4/2012 Ngày giảng: /4/2012 lớp 6A Tiết 129. Văn bản: ĐỘNG PHONG NHA 1. Mục tiêu bài dạy: a) Về kiến thức: Giúp học sinh: - Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng; thấy được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí của nó trong cuộc sống Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó, có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước. - Thấy vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha. b) Về kỹ năng: - Đọc, hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. - Tích hợp với phần TLV để viết một bài văn miêu tả. - Rèn kĩ năng sống: Tôn trọng giá trị văn hoá thiên nhiên. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có lòng yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của ngành kinh tế Việt nam thế kỷ XXI. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án. b. - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút- Miệng). * Câu hỏi: ? Vì sao có ý kiến cho rằng, bức thư bàn về chuyện mua bán đất giữa một thủ lĩnh da đỏ và Tổng thống Mĩ lại được coi là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái? ? Nêu những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta? * Đáp án - biểu điểm: (5 điểm) - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ được coi là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường vì: + Nó đề cập đến vấn đề muôn thuở của nhân loại: Quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên. + Bức thư được viết bằng tình yêu sâu sắc, mãnh liệt dành cho quê hương, đất nước, bằng lời văn giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục. (5 điểm) - Học sinh liên hệ được với thực tế theo đúng yêu cầu. * Giới thiệu: (1 phút) - Đất nước ta có rất nhiều những hang động nổi tiếng như chùa Hương Tích, Bích Đôngj, Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long. mỗi nơi có một vẻ đẹp thần tiên kì vĩ do thiên tạo. Động Phong Nha là một kì quan, một “Đệ nhất động”. Bài giới thiệu “Động Phong Nha” của Trần Hoàng mà chúng ta học trong tiết học hôm nay sẽ giúp ta có được những hiểu biết sâu sắc hơn về kì quan này. b) Dạy nội dung bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Đọc và tìm hiểu chung. GV - Hướng dẫn đọc: Đây là một bài văn thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh nên việc miêu tả thiên nhiên được sử dụng là chủ yếu. Khi đọc cần chú ý giọng to, rõ ràng như lời mời gọi hiếu khách. GV - Đọc mẫu đoạn từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”. HS 1 - Đọc tiếp từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” “nơi cảnh chùa, đất Bụt”. HS 2 - Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc” hết văn bản GV - Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh. ? K * Giải nghĩa các từ: Đệ nhất kì quan, vân nhũ, ngọc bích, du lịch, thám hiểm, nguyên sinh, huyền bí, kì ảo, khánh, kim cương, hội địa lý Hoàng gia Anh? HS - Giải thích theo ý hiểu. GV - Cùng HS theo dõi, bổ sung. ? K * Căn cứ vào nội dung, hãy xác định bố cục của văn bản? Cho biết nội dung chính của của từng phần? HS - Văn bản chia làm 3 phần: 1. Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí của động Phong Nha 2. Tiếp đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Vẻ đẹp của động Phong nha 3. Còn lại: Giá trị của động Phong Nha. GV Chuyển: Động Phong Nha được giới thiệu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. II. Phân tích văn bản. HS ? Tb - Đọc lại đoạn văn bản 1. * Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này? HS - Giới thiệu khái quát vị trí của động Phong Nha. 1. Vị trí động Phong Nha. ? Tb * Tìm những chi tiết giới thiệu động Phong Nha trong đoạn đầu của văn bản? HS - " Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường: Đường thuỷ ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha [... ] Ngồi trên thuyền, nhìn hai bên bờ, ta thấy những khối núi đã vôi trùng điệp,... ? K Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? HS Câu văn đầu tiên của bài viết giới thiệu một cách khái quát nhất về vị trí, nguồn chất tạo thành (khối núi đá vôi) và giá trị của động Phong Nha. Tiếp theo, người viết chỉ ra 2 con đường thuỷ, bộ đều đến được động Phong Nha một cách cụ thể tường tận: Đi theo đường nào, từ đâu đến đâu, bao nhiêu km? Tưởng như theo chỉ dẫn trên, khách du lịch hoàn toàn có thể dễ dàng tới động Phong Nha. Để người chưa đến hình dung thêm, tác giả còn giải thích màu nước sông trong thực tế không giống như tên của nó, tả cảnh đôi bờ: Núi non, xóm làng, bờ bãi... khá ngoạn mục. ?K Chúng ta cảm nhận được gì về thắng cảnh, vị trí của động Phong Nha? Động Phong Nha nằm ở miền tây Quảng Bình được coi là "Đệ nhất kỳ quan". ?Tb Toàn cảnh động Phong Nha được giới thiệu qua mấy bộ phận? là những bộ phận nào? 2. Toàn cảnh động Phong Nha HS -Trình tự miêu tả của người viết theo trật tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong gồm ba bộ phận: Động khô, động nước, động Phong Nha. ?Tb Em hãy tìm những chi tiết giới thiệu cảnh động khô Phong Nha? HS [...] Động khô nằm ở độ cao 200m, nhiều vòm đá vân nhũ, nhiều cột đá xanh ngọc bích. ?Tb ?Tb ?K HS Theo em tại sao người ta gọi động là động khô? - Vì thuở xưa, vốn là dòng sông ngầm nay đã kiệt nước, chỉ còn vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh -> tác giả gọi tên động theo đặc điểm của động. Em có nhận xét gì về cách miêu tả động khô của tác giả? - Tác giả miêu tả động khô theo trình tự thời gian, giới thiệu vắn tắt song đầy đủ cả về nguồn gốc lẫn vẻ đẹp bằng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm. Em hình dung về cảnh khô động Phong Nha như thế nào? Chú ý đoạn tiếp theo - Động khô Phong Nha là hang động lớn nằm trên núi cao nhiều nhũ đá, cột đá đẹp, rất hấp dẫn khách tham quan. ?Tb ?Tb ?K ?Tb ?Tb ?K ?K ?G ?K ?K Động nước Phong Nha được kể và tả qua những chi tiết nào? - Là một con sông dài, chảy suốt ngày đêm, khi vào phải đi bằng thuyền, động chính chứa nhiều buồng, buồng thấp nhất là 10m, cao nhất là 40m, có nhiều điều bí mật chưa được khám phá. - Cảnh sắc lộng lẫy, kỳ ảo, thạch nhũ đủ thứ hình khối, màu sắc (con gà, con cóc, đồi trúc, mâm xôi), lóng lánh như ông tiên đánh cờ... lóng lánh như kim cương, vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc, có bờ cát, bãi đá để thuyền ghé lại. Em có nhận xét gì về trình tự kể và tả của tác giả? - Tác giả kể từ khái quát (kể những nét chung về quy mô động) đến cụ thể (tả cảnh sắc cụ thể trong động) khiến cho người đọc đễ hình dung ra cảnh sắc của động, lời văn kết hợp kể, tả với bày tỏ thái độ (chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc, thích thú... không bút nào lột tả hết được) lời văn vừa chứa thông tin tài liệu, vừa gợi hình gợi cảm, vừa biểu hiện cảm xúc. Em hình dung cảnh động nước Phong Nha như thế nào? Cảnh ngoài động Phong Nha được tác gủa cảm nhận như thế nào? - Tiên cảnh: là cảnh nơi tiên ở; - Cảnh đẹp hư ảo, như không có thật, chỉ có trong tưởng tượng. - Cảnh ấy thoát tục. Tiên cảnh ngoài động được tăng thêm "chất thơ" bởi âm thanh vọng ra từ trong động - đó là âm thanh nào? - Đó là tiếng nước gõ long tong. Cách miêu tả âm thanh đó có gì đặc sắc? tác dụng. - So sánh tiếng nước với tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất bụt - Từ đó gợi cảm giác về sự huyền bí thiêng liêng của động nước Phong Nha. Nhà thám hiểm khoa học người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha? - Đó là hang động có bảy cái nhất (HS chỉ ra 7 cái nhất đó). Em có cảm nghĩ gì về lời đánh giá đó? - Đó là một đánh giá đúng vì đó là đánh giá của một nhà khoa học, ông đã khẳng định "kỳ quan đệ nhất động" thuộc về Phong Nha - Phong Nha là thắng cảnh của Việt nam và thế giới. Em nghĩ gì về triển vọng của động Phong Nha? Qua phân tích bài văn, em cảm nhận được gì về nghệ thuật và nội dung của văn bản? - Cảnh động nước Phong Nha đẹp lộng lẫy và kỳ ảo, danh lam thắng cảnh ở đây là nước non hữu tình, hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ. - Cảnh ngoài động là tiên cảnh đẹp hư ảo. 3. Giá trị của động Phong Nha. - Động Phong Nha là nơi hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu hang động và là điểm du lịch hấp dẫn góp phần giới thiệu đất nước Việt nam với thế giới. III. Tổng kết - ghi nhớ. - Nghệ thuật: Kết hợp kể, tả và bày tỏ cảm xúc, lời văn vừa chứa đựng thông tin tài liệu, vừa gợi hình, gợi cảm. - Nội dung: Động Phong Nha ở miền tây Quảng Bình được xem là kỳ quan thứ nhất (Đệ nhất kỳ quan). Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác. * Ghi nhớ(SGK-148) ?K Thử đóng vai người hướng dẫn du lịch giới thiệu cho khách tham quan về quần thể động Phong Nha? - HS dựa vào việc kể, tả ĐPN của tác giả kể và tả lại. Trọng tâm là vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động. Liệt kê các dạng hình khối, hình tượng thạch nhũ, màu sắc, âm thanh. IV. Luyện tập c) Củng cố, luyện tập ? Em hãy nêu cảm nhận của em về cảnh động Phong Nha? HS: Nêu cảm nhận của mình. GV: Nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội dung tiết học. d) Hướng dẫn học bài ở nhà. - Đọc lại toàn bộ văn bản, tập phân tích lại nội dung đã tìm hiểu; nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài văn. Tập giới thiệu với khách du lịch về danh lam động Phong Nha - Chuẩn bị bài Tổng kết Văn - Tập làm văn.. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: /4/2012 Ngày giảng: /4/2012 Dạy lớp 6A Tiết 130: Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) 1. Mục tiêu bài dạy. a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về công dụng và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. b) Về kỹ năng: Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Rèn kỹ năng cho HS biết tự phát hiện ra và sửa lại các lỗ ... t tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp như có nhát dao lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch rộn rã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung lên một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn” 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5điểm) 2. Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0,5điểm) 3. Việc sử dụng các tính từ: chừng mực, điều độ, cường tháng, mẫm bóng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? (0,5điểm) 4. Thế nào là từ láy? (0,5điểm) 5. Chép lại 4 từ láy trong đoạn văn trên? (0,5điểm) 6. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Những ngọn cỏ gãy rạp như có nhát dao lia qua.” (0,5điểm) 7. Dấu phẩy trong câu văn “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” Nhằm đánh dấu ranh giới giữa các thành phần nào? (0,5điểm) 8. Viết đoạn văn nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đọan văn trên? (1,5điểm) 9. Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của 1 em bé mà em quý mến? (5điểm) 3. Đáp án Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Tự sự kết hợp với miêu tả (0,5điểm) Câu 2: đoạn văn trên đã tái hiện được ngoại hìmh và hành động của nhân vật Dế Mèn. (0,5điểm) Câu 3: Tác dụng: góp phần tái hiện sinh động, cụ thể ngoại hìmh và hành động của nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn trên. (0,5điểm) Câu 4: Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. (0,5điểm) Câu 5: Chép đúng 5 từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch/ rộn rã, rung rinh(0,5điểm) Câu 6: Phép tu từ so sánh trong câu văn có tác dụng miêu tả cụ thể sinh động hình ảnh những ngọn cỏ bị gãy(0,5điểm) Câu 7: Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó. (0,5điểm) Câu 8: HS biết dung từ, dặt câu, sử dụng được câu chốt nêu chủ đề và những câu triển khai, diễn đạt trôi chảy, trong sang khi viết đoạn văn trình bày những nhận xét cá nhân về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên. (1,5điểm) Câu 9: Viết bài văn tả em bé: - Giới thiệu được em bé mà mình yêu thích (0,5điểm) Tả được các nét đáng yêu của em bé theo một trình tự hợp lí trên các phương diện: + Các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình. (1 điểm) + Các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động. (1 điểm) + Các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về cử chỉ. (1 điểm) + Các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngôn ngữ. (1 điểm) Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình với em bé. (0,5điểm) 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra: (Tiết trả bài) * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: /5/2012 Ngày giảng: /5/2012 lớp 6A Tiết 139+140: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn và tập làm văn). 1. Mục tiêu bài dạy: a) Về kiến thức: Giúp HS: - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. - vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. b) Về kỹ năng: Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương - Quan sát, tìm hiểu, ghi chép các thông tin cụ thể về đối tượng. - Trình bày trước tập thể lớp. c) Về thái độ: Giáo dục HS bảo vệ và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường ở địa phương mình đang sinh sống. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án. b- Học sinh: Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Nhận xét. * Giới thiệu bài (1phút): Tiết học này, cô cùng các em tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống. * GV ghi đầu bài lên bảng. b) Dạy nội dung bài mới. I. Nội dung chương trình. GV: Nhắc lại mục đích, yêu cầu, ý nghĩa tiết chương trình địa phương; Nội dung lớn có liên quan nhiều đến các địa phương trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2 là phần văn bản nhật dụng với ba chủ đề chính: - Nội dung và ý nghĩa của một số di tích lịch sử; - Vẻ đẹp của một số danh lam thắng cảnh; - Vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường. Những nội dung trên đều là các vấn đề có ý nghĩa đối với tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội. SGK đã nêu phương hướng giúp các em chuẩn bị tốt cả ba vấn đề trên. ? TB: Em hãy kể tên những bài văn giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường trong SGK Ngữ văn 6, tập 2? HS: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (di tích lịch sử); Động Phong Nha (danh lam thắng cảnh); Bức thư của thủ lĩng da đỏ (bảo vệ thiên nhiên và môi trường). ? KH: Em hãy kể tên những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Sơn La mà em biết ? * Di tích lịch sử: * Danh lam thắng cảnh - Nhà tù Sơn La; - Hang Thẳm Tát Tòng; - Kì đài Thuận Châu; - Hồ Chiềng Khoi (Yên Châu) - Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế; - Hang Dơi; - Ngã ba Cò Nòi; - Hang Co Noong (Mường La) - Tập đoàn cứ điểm Nà Sản; - Hồ Tiền Phong; - Đồn Mộc Lị (Mộc Châu); - Hang Chi Đảy; - Đồn Mường Chiến (Mường La); ... - Bia căm thù ở Bản Giảng; - Kì đài chiến thắng Chiềng Đông (Yên Châu); - Thành cổ Chiềng Khương; ... HS: Dựa vào câu hỏi 2 trong SGK - 161, để xem lại bài mình đã chuẩn bị. ? TB: Môi trường xung quanh địa phương em có xanh, sạch, đẹp chưa? còn những việc làm nào làm cho môi trường đang bị ô nhiễm? HS: Trả lời theo tình hình môi trường ở địa phương mình. ? KH: Hiện nay địa phương và trường em có những chủ trương, chính sách gì để bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp? HS: Trả lời. GV: Nhấn mạnh lại. II. Hoạt động trên lớp. GV: Chia lớp làm 4 nhóm, cho hs trao đổi theo nhóm trong thời gian 30'. HS: Thảo luận. GV: - Yêu cầu HS đại diện cho các nhóm trình bày kết quả trao đổi của nhóm mình. - Nhận xét, đọc bài cho hs tham khảo. Đầu năm 1908, nhà tù Sơn La được xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908, với diện tích: 500 mét vuông. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống từ lâu đơi, trước năm 1908 Sơn La nằm trong địa phận tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị đặt tại tỉnh Sà Giang bên bờ sông Đà. Đầu năm 1908 chính quyền thực dân cho rời tỉnh lị về thị trấn Sơn La, lấy tên của thị trấn nhỏ này đặt tên cho tỉnh ngay khi chuyển tỉnh lị về đây. Đầu năm 1930, Đảng CSVN ra đời lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đấu tranh chống lại thực dân phong kiến, chúng tìm đủ mọi cách đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Chúng gấp rút xây dựng nhà tù gấp ba lần trên 1200 mét vuông trở thành trung tâm đầy ải giam giữ, tiêu hao lực lượng cách mạng Việt Nam. Sau này đổi tên là nhà ngục Sơn La. Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, từ đây có thể bao quát được toàn cảnh của Thị Xã Sơn La. Đặc biệt khu đồi này nằm độc lập gần như tách rời với vùng dân cư bên ngoài. Chúng chọn đồi Khau Cả để xây dựng nhà tù Sơn la để thực hiện âm mưu đen tối và tội ác của chúng rất có hiệu quả, địa điểm nằm trên cao chúng có thể dễ dàng bao quát được mọi hoạt động xung quanh nhà tù và cách li những tù nhân chính trị với người dân các dân tộc bản địa. Chúng xây dựng nhà tù Sơn La để thực hiện âm mưu thâm độc đó là giết dần, giết mòn lực lượng cách mạng và tiêu hao ý chí cách mạng. Thực dân Pháp ban hành ở nhà tù Sơn La một chế độ tù đày hết sức dã man thể hiện trên ba mặt: Ăn, ở, làm việc khổ ải. Nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị giam cầm ở đây như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh nghị, Văn Tiến Dũng, Tô Hiệu, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu,... Họ đã phải làm việc vất vả như: đục đá, đẩy xe chở đá, chở nước,..., ăn ở khổ cực, bẩn thỉu, mỗi người chỉ được một nắm cơm nhão nhoét lẫn trấu sạn, thức ăn là muối trắng; nhiều căn bệnh hoành hành: cơn sốt rét ác tính, đái ra máu, ghẻ lở, hắc lào,... Giai đoạn 1930 - 1939 hàng trăm chiến sĩ bị giết và giữ xác tại gốc ổi. Riêng năm 1933 sau 8 tháng có 43 người chết. Năm 1941 để uy hiếp tinh thần của tù chính trị và quần chúng nhân dân các dân tộc tên cai ngục Cut Xô đã đọc lệnh bêu đầu đồng chí Đoàn Văn Lí ở cổng nhà tù và chợ Chiềng Lề. Tháng 12 - 1939 các đồng chí trong nhà tù đã bí mật họp và lập ra chi bộ lâm thời gồm 10 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm bí thư. Tháng 12 - 1940 Chi bộ lâm thời được chuyển chính thức bác Tô Hiệu được bầu làm bí thư. Có thể nói Chi bộ nhà tù Sơn La là vườn ươm hạt giống, nơi toả sáng nhân dân các dân tộc Sơn La. Từ cơ sở cách mạng và những cốt cán trung kiên được Chi bộ nhà tù Sơn La đã vững mạnh sau này. Trong đó có các hạt giống như anh hùng Lò Văn Giá, Chu Văn Thịnh,... Qua việc tìm hiểu di tích lịch sử này, chúng ta rất khâm phục và tự hào về truyền thống cách mạng của cha ông đi trước. Chúng ta quyết tâm phấn đấu rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, để xứng đáng với những gì mà các chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ cho độc lập dân tộc. GV: Tổng kết và đánh giá kết quả tiết học: - Những nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của các nội dung đã học trong 2 tiết này. - Nhận xét, đánh giá ý thức và kết quả học tập của một số học sinh tiêu biểu. - Rút ra bài học chung khi học chương trình địa phương. c) Củng cố, luyện tập ? Em rút ra bài học gì qua 2 tiết học này? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, nhấn mạnh lại. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà sưu tầm các văn bản về các nội dung trên. - Tự viết một bài thuyết minh về các nội dung trên. - Chuẩn bị ôn hè, lớp 7. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .................................................................................. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: