Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1. Mục tiêu:

 Giúp HS.

 a. Kiến thức:

 - Nhận ra được những lỡi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.

 - Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.

 - Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng viết đơn cho HS.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận khi viết đơn cho HS.

2. Chuẩn bị:

a.GV: Một số mẫu đơn

b.HS: Tìm hiểu các lỗi về đơn.

3. Phương pháp dạy học:

Phát vấn, gợi tìm, phân tích, nêu vấn đề.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện : 6A1: 6A2: 6A3:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Khi nào cần viết đơn? Nêu hình thức và những nội dung bắt buộc trong đơn? (8đ)

 * Đơn được viết ra giấy để đề đạt một nguyện vọng với một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết.

 * Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

 * GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :

 ? Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào? (2đ)

 A. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.

 B. Đơn gửi ai? ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

 C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.

 D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.

 * Nhận xét, chấm điểm.

 4.3. Giảng bài mới:

 Giới thiệu bài:

 Để giúp các em nắm chắc cách viết đôn và không sai lỗi về đơn, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập cách viết đơn và sữa lỗi.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG PHONG NHA
(Trần Hoàng)
Bài 31 - Tiết 129 	
Tuần dạy: 34	
1.MỤC TIÊU: Giúp HS : 
	1.1. Kiến thức:
	- Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn Động Phong Nha đã cho em thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động để mọi người VN càng thêm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch – một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.
	1.2. Kĩ năng:
	- Đọc, hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
	- Tích hợp với TLV để viết một bài văn miêu tả.
	1.3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho HS.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2.TRỌNG TÂM:
	- Vẻ đẹp đáng tự hào và tìm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Anh chụp Động Phong Nha (nếu có)
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, nét chính về nội dung, nghệ thuật.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:	
	4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1:
	Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ “ ? (7đ)
	lQua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổ thống Mĩ Phreng – klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn, bằng một giọng văn đềy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Câu hỏi 2:
óGV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
	Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư này là gì? (2đ)
	 A. Bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
	 B. Bảo vệ di sản văn hóa.
	 C. Phát triển dân số.
	 D. Chống chiến tranh.
Câu hỏi 3:
 Động Phong Nha nằm ở tỉnh nào của nước ta? Đó là địa danh như thế nào? (1 đ)
l Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình, là thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp.
 ó Nhận xét, chấm điểm.
	4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài:Để giúp các em có thêm kiến thức về Động Phong Nha – một kì quan thế giới của đất nước, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua bài “Động Phong Nha”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích.
ó GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
ó GV nhận xét, sửa chữa.
 Cho biết đôi nét về TG – TP?
ó Lưu ý một số từ ngữ khó trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản.
Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (2 hay 3)? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?
 lHai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu “đất Bụt”: Giới thiệu toàn cảnh đẹp động Phong Nha.
+ Đoạn 2: Còn lại: Giá trị của động Phong Nha.
l Ba đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu “óng ánh”: Giới thiệu chung về động Phong Nha.
+ Đoạn 2: tiếp đến “Đất Bụt”: Vẻ đẹp của động Phong Nha.
+ Đoạn 3: Còn lại: Giá trị của động Phong Nha.
 Vẻ đẹp của động Phong Nha được giới thiệu theo mấy cảnh? Đáng chú ý nhất là cảnh nào?
lBa cảnh: Động khô, động nước và cảnh ngoài động.
 Tóm tắt những chi tiết giới thiệu động khô Phong Nha?
 Tại sao gọi là động khô?
l Xưa vốn là một dòng sông, nay kiệt nước thành hang, gọi theo đặc điểm của động.
 Hình dung của em về động khô Phong Nha từ các chi tiết trên?
l Là hang động lớn nằm trên núi cao, nhiều nhũ đá, cột đá đẹp, rất hấp dẫn khách tham quan.
 Cảnh động khô Phong Nha gợi liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết?
l Động Hương Tích (chùa Hương), động Thiên Cung (Hạ Long).
 Động nước Phong Nha được kể và trải qua những chi tiết nào về: qui mô, cảnh sắc?
 Nhận xét về trình tự kể và tả? 
l Từ khái quát đế cụ thể khiến người đọc dễ hình dung.
 Nhận xét về lời văn?
l Kết hợp kể, tả với bày tỏ thái độ. Lời văn vừa chứa thông tin tài liệu vừa gợi hình vừa biểu hiện cảm xúc.
 Cảnh động Phong Nha được tác giả cảm nhận như một “thế giới của tiên cảnh”. Em hình dung đó là cảnh tượng như thế nào?
l Tiên cảnh là cảnh nơi tiên ở. Cảnh đẹp hư ảo như không có thật chỉ có trong tưởng tượng. Cảnh ấy thoát tục.
 Tiên cảnh ngoài động được tăng thêm “chất thơ” bởi âm thanh vang ra từ trong hang động. Đó là âm thanh nào? Cách miêu tả âm thanh đó có gì đặc sắc? Tác dụng của cách tả này?
l Tiếng gió gõ long tong.
* So sánh tiếng nước với tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa “đất bụt”.
* Gợi cảm giác về sự huyền bí thiêng liêng của Động nước Phong Nha.
 Nhà thám hiểm khoa học người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong nha?
l Bảy cái nhất: Hang dài nhất. Cửa hang đẹp và rộng nhất. Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất. Có những hồ ngầm đẹp nhất. Hang khô rộng và cao nhất. Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất. Sông ngầm dài nhất.
 Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?
 Em nghĩ gì về thiên của động Phong Nha?
 Qua văn bản này, em hiểu gì về động Phong Nha?
ó HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
ó Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
ó GD HS lòng yêu mến và ý thức bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
 SGK/147.
II. Phân tích văn bản:
1. Động khô Phong Nha.
 - Nằm ở độ cao 200m nhiều vòm đá vân nhũ, nhiều cột đá xanh ngọc bích.
2. Động nước Phong Nha:
 - Là một con sông dài chảy suốt ngày đêm, khi vào phải đi bằng thuyền, động chính chứa nhiều buồng, có nhiều điều bí mật chưa được khám phá.
 - Cảnh sắc lộng lẫy, kì ảo đủ hình khối, màu sắc, vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc, có bãi cát, bãi đá để thuyền ghé lại.
3. Cảnh ngoài động Phong Nha:
 - Cảnh đẹp hư ảo, như không có thật chỉ có trong tưởng tượng.
4. Giá trị của động Phong Nha:
 - Khẳng định “kì quan đệ nhất động” thuộc về Phong Nha.
 - Là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới.
 - Là nơi hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu hang động.
 - Là điểm du lịch hấp dẫn.
- Góp phần giới thiệu đất nước Việt Nam với thế giới .
* Ghi nhớ: SGK/148.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Câu 1: 
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Động Phong Nha”?
lGhi nhớ – SGK – 148.
 Câu 2: 
 Cảnh sắc động Phong Nha được miêu tả theo trình tự nào?
	 A. Từ phía ngoài vào động.
	 B. Từ trong động ra ngoài.
	 C. Từ trên vòm hang xuống mặt đất.
	 D. Từ phía trong ra phía ngoài.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 148.
	ü Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập.
	ü Chuẩn bị một đoạn văn ngắn giới thiệu về “ Đệ nhất kì quan” động Phong Nha với khách du lịch.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
ü Chuẩn bị: Tổng kết Văn, tiếng Việt, TLV: Xem, hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học từ đầu năm.
ü Chuẩn bị bài “Trả bài KT Tiếng Việt, bài TLV miêu tả sáng tạo”.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
	Tiết 135	 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
	Ngày dạy:	
1. Mục tiêu:
	Giúp HS.
	a. Kiến thức:
	- Nhận ra được những lỡi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
	- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
	- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.
	b. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng viết đơn cho HS.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục tính cẩn thận khi viết đơn cho HS.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Một số mẫu đơn
b.HS: Tìm hiểu các lỗi về đơn..
3. Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi tìm, phân tích, nêu vấn đề.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện : 6A1:	6A2:	6A3:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Khi nào cần viết đơn? Nêu hình thức và những nội dung bắt buộc trong đơn? (8đ)
	* Đơn được viết ra giấy để đề đạt một nguyện vọng với một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết.
 * Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: Đơn gửi ai? ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
	* GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
	? Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào? (2đ)
	 A. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.
	 B. Đơn gửi ai? ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?
	 C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
	 D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.
 * Nhận xét, chấm điểm.
	4.3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài: 
	Để giúp các em nắm chắc cách viết đôn và không sai lỗi về đơn, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập cách viết đơn và sữa lỗi.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các lỗi thường mắc khi viết đơn.
* Gọi HS đọc đơn 1 SGK.
? Đơn 1 có những lỗi gì và nếu sửa chửa em sẽ sửa chữa như thế nào?
* Bổ sung những phần thiếu.
* Gọi HS đọc đơn 2 SGK.
? Phát hiện lỗi và nêu cách sửa lỗi ở đơn này?
* Bổ sung những phần thiếu, bỏ bớt những chỗ viết thừa.
* Gọi HS đọc đơn 3 SGK.
? Đơn này sai ở chỗ nào? Vì sao?
* GD HS ý thức viết đơn đúng mẫu quy định.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
* Quê em mới có điện. Em hãy thay bố mẹ viết đơn gửi ban quản lí điện của đại phương em bán điện cho nhà mình.
* Cho HS thảo luận nhóm, trong: 5’
* Gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
* Nhận xt lm bi cua nhóm bạn.
* Cho HS lm bi trong vở bi tập.
* Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
? Trướng em đang thành lập đội tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Em hãy viết đơn xin tham gia đội tình nguyện này.
* Tiến hành tương tự như bài tập một.
* Cho HS lm bi trong vở bi tập.
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn:
1. Đơn này thiếu các mục cần thiết sau:
- Thiếu quốc hiệu: CHXH
- Thiếu mục nêu tên người viết đơn.
- Thiếu ngày tháng, nới viết đơn và chữ kí người viết đơn.
2. Đơn này mắc các lỗi:
- Lí do viết đơn tham gia lớp nhạc họa không chính đáng.
- Thiếu ngày tháng và nơi viết đơn.
- Cần chú ý: em tên là chứ không phải tên em là.
3. Đơn này mắc lỗi sau:
- Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục.
- Trong trường hợp này đơn phải do phụ huynh viết thay HS mớiđúng.
- Cần viết em tên là à tên em là.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Bài tập 2:
	4.4. Củng cố và luyện tập:
	 * GV treo bảng phụ.
	 ? Trong những nội dung sau, mục nào không bắt buộc phải có trong đơn?
	 A. Người gửi.
	 B. Nơi gửi.
	 C. Địa điểm làm đơn.
	 D. Trình bày sự việc và nguyện vọng.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Học bài, làm BT.
	 - Chuẩn bị bài “Trả bài làm văn miêu tả sáng tạo”. Lập dàn ý cho đề văn số 7.
	5. Rút kinh nghiệm:
 Tiết 136	 TRẢ BÀI LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
	Ngày dạy:	 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
1. Mục tiêu:
	Giúp HS.
	a. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức về văn miêu tả, về tiếng Việt đã học.
	b. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đánh giá được chất lượng bài làm của mình, sửa lỗi sai.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục cho HS ý thức tự giác sửa lỗi sai của mình và của bạn.
2. Chuẩn bị:
a.GV: SGK, giáo án, bảng phụ, bài kiểm tra.
b.HS: Xem lại bài văn tự sự.
3. Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện : 6A1:	6A2:	6A3:
	4.2. Kiểm tra bài cũ:
	4.3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài:
	Để giúp các em năm được những lỗi sai của mình và và của bạn trong bài TLV miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra tiếng Việt, tiết này, cô sẽ Trả bài làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra TV cho các em.
Hoạt động của GV và HS.
ND bài học.
Bài TLV:
Hoạt động 1:
 * Cho HS nhắc lại đề bài.
* GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động 2. Phân tích đề: 
? Nêu yêu cầu đề?
Hoạt động 3.Nhận xét bài làm:
* GV nhận xét.
- Ưu điểm: HS hiểu yêu cầu đề, một số HS trình bày lưu loát.
- Tồn tại: Một số HS làm sơ sài.
Hoạt động 4. Công bố điểm: 
* GV công bố điểm cho HS nắm.
 Giỏi: Khá: TB: 
Yếu: TB khá:
 Hoạt động 5. Trả bài:
GV gọi HS trả bài cho cả lớp.
Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài. 
? Phần mở bài em sẽ làm như thế nào ?
? Phần thân bài em sẽ nêu những ý gì ?
? Phần kết bài em làm như thế nào ?
Hoạt động 7: Hướng dẫn HS sửa lỗi.
* GV treo bảng phụ, ghi lỗi sai của HS.
* Gọi HS lên bảng sửa.
* GV sửa lại hoàn chỉnh.
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
Hoạt động 1. Cho HS nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS phân tích đề:
 * Nêu yêu cầu đề?
Phần I: Trắc nghiệm.
Phần II: Tự luận.
Hoạt động 3. Nhận xét.
- Ưu điểm: 1 số bài làm sạch sẽ đầy đủ.
- Tồn tại: 1 số HS còn bỏ câu 3 phần tự luận.
Hoạt động 4. Công bố điểm:
GV công bố điểm cho HS nắm.
Giỏi: Khá: TB: 
Yếu: TB khá:
Hoạt động 5. Trả bài:
Hoạt động 6.Đáp án :
* GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động7. Hướng dẫn sửa lỗi:
* GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa.
A. BÀI .TLV:
1.Đề bài: Em hãy tả quan cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
2. Phân tích đề:
 - Kiểu bài: Văn miêu tả sáng tạo.
 - Yêu cầu: Tả quang cảnh một phiên chợ.
3.Nhận xét:
- Ưu điểm:
- Tồn tại: 
4. Công bố kết quả:
5. Trả bài:
6. Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu lí do và thời điểm có mặt tại chợ.
- Giới thiệu quan cảnh chung.
b. Thân bài :
* Ngoài cổng chợ:
Dòng người vào.
Người mua hàng trở ra.
* Trong chợ:
Dãy bán vải.Dãy bán bánh kẹo.
Dãy bán hoa quả.Dãy bán lương thực.
c. Kết bài :
Quan cảnh chợ lúc ra về.
Cảm nghĩ về chợ.
7. Sửa lỗi :
 a)Lỗi chính tả:
Bám hoaà bán hoa.
Nhình à nhìn.
Hột dịchà hột vịt.
b) Lỗi diễn đạt :
 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
1. Đề bài :
2. Phân tích đề:
3. Nhận xét:
- Ưu điểm:
- Tồn tại: 
4. Công bố kết quả:
5. Trả bài:
6.Đáp án :
Phần I: Trắc nghiệm.
1.A 2.D 3.A 
Phần II: Tự luận.
1. Tôi (CN, đại từ)/ đã trở thành (VN, CD0T).
 Đôi càng tôi (CN, CDT)/ mẫm bóng (VN, TT).
2. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
3. HS viết đoạn văn.
7. Sửa lỗi:
- Sai phần trắc nghiệm: Chọn đáp án sai.
- Sai câu 1, 3 phần tự luận.
	4.4. Củng cố và luyện tập:
	 * GV nhắc lại kiến thức TV, TLV miêu tả sáng tạo cho HS nắm.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Xem lại kiến thức đã học.
	 - Chuẩn bị bài tổng kết TV. On lại về các dấu câu.
	5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 35.doc