*.MỤC TIÊU:Giúp HS:
.1.Kiến thức:
- Bắt đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này.
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Biết làm quen với kĩ năng đọc, hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3.Thái độ:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.
*CHUẨN BỊ:
1.GV:Tranh: Cầu Long Biên.
2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
*TIẾN TRÌNH:
A.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1:
B. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 2:
Làm bài tập 4 vở BT? (7đ)
HS thực hiện.
C. Bài mới: Tác giả: Thúy Lan; Nội dung: Cầu long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh .
Tuần 32 Tiết 121-122 Ngày soạn : 13/04/2012 Ngày dạy : /04/2012 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7-VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO *MỤC TIỆU:Giúp HS 1.Kiến thức: Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả . Năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung . 2.Kĩ năng: Rèn các kĩ năng viết nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,...) 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài *CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Đề và đáp án 2. Học sinh: Chuẩn bị giấy, bút để làm bài viết. Xem lại các bài văn miêu tả. *TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: A.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số B.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. C. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Giới thiệu đề bài. GV ghi đề lên bảng cho HS làm bài. GV chuẩn bị dàn ý: HS làm bài. GV theo dõi, nhắc nhở. Nhắc HS tìm hiểu kĩ đề, lập dàn ý, sau đó mới viết thành bài văn GV thu bài để chấm điểm. GD HS ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử. Đề bài : Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. Dàn ý: 1. Mở bài: (1,5đ) - Giới thiệu khái quát về khu vườn em tả buổi sáng. + Đó là khu vườn của ai? Nằm ở đâu?( của ông bà ở quê, của gia đình, của hàng xóm) - Đặc điêm( cái độc đáo hay đặc biệt) của khu vườn(rau, cây ăn trái, hay vườn tổng hợp) 2. Thân bài: (7đ) a. Tả bao quátquang cảnh khu vườn vào buổi sáng: -Khi trời còn sớm, mặt đất phủ sương,hình ảnh những chiếc lá ,bông hoa ướt đẫm sương + Khi mặt trời ló rạng: những tia nắng làm làm cho giọt sương long lanh hơn, màu xanh của cây cối mát lành hơn + Gió sáng sớm làm cho cành lá rung ring sinh động b. Tả cụ thể. - Khu vườn bắt đầu nhộn nhịp bởi tiếng chim ( m/tả một số loài chim): Chim sâu chăm chỉ, chim chích choè ríu rít, chi sáo, chim chìa vôi - Trong vườn có những loại cây gì ? Màu sắc, hình dạng, hoa quả + Rau: xã lách cuộn tròn, rau mùi mọc thẳng tạo thành tấm thảmrau bí mọc lan lên mặt luống như đứa trẻ nghịch ngợm. cải mào gà xanh thẫm, mồng tơi xanh mỡ + Cây ăn trái:Cây bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, Cây tranh bế lũ cháu lít trít cây cam đang ra hoa.. cây nhãn. -Loài hoa: hoa hồng vươn cao kêu hãnh, hoa cúc thấp nhỏ dịu dàng,thược dược nở nhưng bông lỡn, lay ơn chúm chím nụ xanh được trồng trheo hàng thẳng tắp - Bướm, ong, chim trong vườn như thế nào ? -Âm thanh, mùi hương trong khu vườn ? c. kể về kỉ niệm của khu vườn: -Khu vườn gắn bó với ông, bà, cha, mẹ là tài tản quý của gia đình - Khắc sâu ấn tượng nào đó mà em yêu thích nhất 3. Kết bài: (1,5đ) - Nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về khu vườn vào buổi sángđẹp trời. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cuộc sống với thiên nhiên Trách nhiệm : yêu quy bảo vệ và gìn giữ khu vườn . D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Gv nhận xét. Thu bài - Sọan bài : ầu Long Biên chưng nhân lịch sử. ********************************************** CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ (Thuý Lan) Bài 29- Tiết 123 Tuần dạy: 32 *.MỤC TIÊU:Giúp HS: .1.Kiến thức: - Bắt đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này. - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử. - Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này. - Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử. 2.Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng. - Biết làm quen với kĩ năng đọc, hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước. 3.Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS. *CHUẨN BỊ: 1.GV:Tranh: Cầu Long Biên. 2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên. *TIẾN TRÌNH: A.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện : 6A1: B. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 2: Làm bài tập 4 vở BT? (7đ) HS thực hiện. C. Bài mới: Tác giả: Thúy Lan; Nội dung: Cầu long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hướng dẫn HS đọc – Tìm hiểu chú thích. Gọi HS đọc phần chú thích trong SGK. ?Thế nào là văn bản nhật dụng? Cho biết đôi nét về cầu Long Biên. -Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên : môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em dân số, Lưu ý một số từ khó trong SGK. Chứng nhân có nghĩa là gì? Người làm chứng, người chứng kiến. Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn chính. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn? 3 đoạn: -Từ đầu “thủ đô Hà Nội”: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại. -Tiếp đến “dẻo dai vững chắc” : Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện tại. Phân tích văn bản. ?Nội dung của đoạn 2 nói về điều gì? Gọi HS đọc đoạn: “cầu Long Biên mới khánh thành trong quá trình làm cầu”. ?Đoạn nhỏ này nói về điều gì ? Qua đoạn này em biết được điều gì về cầu Long Biên thời thuộc Pháp? -Khi cầu mới khánh thành mang tên toàn quyền pháp. Là kết quả của cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất. Được coi là một thành tựu quan trong về văn minh cầu sắt. Cảnh ăn ở khổ cực của dân phu ta. Cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ pháp. Cho HS làm câu 2 trong vở bài tập. GD HS về tính chất chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên. ?Tên gọi đầu tiên của cây cầu là Đu-me. Điều đó có ý nghĩa gì? ?Đu-me là tên viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Tên cầu Đu-me biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. ?Vì sao cây cầu này được xem là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ? ?Cây cầu được các kĩ sư người Pháp thiết kế có quy mô lớn: Dài 2290m, nặng 17000 tấn. ?Tại sao cầu cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp ở VN? ?Vì sao cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa? ?Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là câu Long Biên. Điều đócó ý nghĩa gì? ?Đó là cây cầu thắng lợi của CMT8 giành độc lập, tự do cho Việt Nam. Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi yên tĩnh trong tâm hồn. ?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn trích đọc thêm về câu Thăng Long và cầu Chương Dương em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên? Cho HS thảo luận. Thời gian: 4’. ?Ở thời ấy cầu Long Biên là cây cầu sắt hiện đại nhất, đồ sộ nhất ở bán đảo Đông Dương là cây cầu duy nhất vượt qua sông Hồng. Hiện nay đã rút về vị trí khiêm nhường. Nhận xét bài của các nhóm. Cho HS làm câu 2b trong vở bài tập. Gọi HS đọc đoạn: “từ 1995 đến nay vững chắc” (trang 124-125). ?Nội dung chính của đoạn văn này nói về điều gì? ?Hãy nêu những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại trong bài văn? Cầu được đưa vào SGK. Cầu trở thành mục tiêu ném bom của không lực Hoa Kì, bị đánh hỏng nhiều lần, ) ?Những cảnh vật và sự việc đó cho biết điều gì về lịch sử? -Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau năm 1954. Những năm tháng chống Mĩ cứu nước. -Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên? ?Vừa chân thực vừa có tác dụng nâng cao ý nghĩa tư tưởng của bài văn, cái tôi hòa quyện với cái ta. Tình cảm đối với quê hương, đất nước của thế hệ sau đã được thế hệ đàn anh nuôi dưỡng. GD HS biết quý trong những di tích lịch sử, tình cảm đối với quê hương đất nước. ?Tìm những chi tiết thể hiện cầu Long Biên, chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng: ?So sánh cách kể ở đoạn này với đoạn trên? Câu hỏi gợi mở: ?Về hình thức biểu hiện của ngôi kể? -Dùng từ tôi 10 lần. ?Về phương thức biểu đạt và cách sử dụng từ ngữ? -Danh từ, động từ, tính từ có sắc thái biểu hiện tình cảm rõ nét: trang trọng, nằm sâu, say mê ngắm, quyến rũ, khát khao, bi thương, hùng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu. ?Những cách kể và dùng từ ngữ ấy có tác dụng thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào? -Tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và thiết tha hơn. Cho HS làm tiếp câu 3 trong vở bài tập. Gọi HS đọc đoạn cuối của đoạn văn. ?Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn văn là cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ?Tác giả dùng thủ pháp nhân hóa đem lại sự sống linh hồn cho vật vô tri, vô giác. ?Có thể thay từ nhân chứng bằng chứng tích được không? Vì sao? -Không, vì cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của Thủ đô của đất nước cùng với con người. ?Nêu ý nghĩa của việc dùng các tính từ sống động, đau thương, anh dũng? -Như một câu chốt của đoạn đầu đã khẳng định. ?Nêu giá trị nghệ thuật của câu cuối? ?Không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài trầm ngâm, suy nghĩ. ?Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim? ?Vì cầu đã góp phần xóa dần khoảng cách -Văn bản đã trình bày các biểu hiện chứng nhân của cầu Long Biên như sau: Chứng nhân của thành tựu kĩ thuật gắn liền với khai thác thuộc địa và xương máu của con người. Chứng nhân của những năm tháng hoà bình tại thủ đô Hà Nội. Chứng nhân của các cuộc chiến tranh đau thương và anh dũng của dân tộc. Chứng nhân của thời kì đổi mới đất nước và của tình yêu đối với Việt Nam. Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương. ?Câu văn cuối cùng “Còn tôi”. Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả bài viết này? ?Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là “Cầu Long Biên– chứng nhân lịch sử” ? Có thể thay từ “chứng nhân” bằng “ chứng tích” được không? -Tác giả nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên không gọi cầu là vật chứng, chứng tích mà gọi là chứng nhân, nhân chứng à đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao t ... công nhân nhà máy X dã hoàn thành 60% kế hoạch năm. -Bằng ..., nhà điêu khắc đã biến khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động. II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu - Những chữ in đậm trong câu trên nói về nhân vật dượng Hương Thư và người quan sát dượng Hương Thư (ta ) - Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa . Nguyên nhân : sắp xếp sai trật tự từ trong câu. Cách chữa: viết lại câu cho đúng trật tự ngữ pháp : chuyển cụm từ " ta thấy dượng Hương Thư " lên vị trí đầu câu. - Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Hoặc : - Ta thây dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. II. LUYỆN TẬP : Bài 1 : Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau : a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên CN VN thành cầu Long Biên. b/ Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh , lòng tôi / lạinhớ CN VN những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. c/ Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc CN VN võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai , vững chắc. Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành những câu hoàn chỉnh và xác định CN,VN trong câu đó. a. Mỗi khi tan trường, học sinh / ùa CN VN ra đường. b. Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng / CN lại bay về. VN c. giữa cánh đồng lúa chín, các bác CN nông dân / đang gặt lúa. VN d..Khi chiếc ô tô về đến đầu làng , chúng tôi / thấy những người ra CN đón đã tập trung đông đủ. Bài 3 : Hãy chỉ ra chỗ sai nguyên nhân dẫn đến câu sai và nêu cách chữa các câu sau đây : -Đây là những câu thiếu cả CN lẫn VN. -Nguyên nhân : chưa phân biệt được trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. -Cách chữa : thêm CN, VN cho phù hợp với trạng ngữ cho trước. a. giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, một cụ rùa nổi lên. Bài 4 : Các câu sau sai ở chỗ nào ? Nguyên nhân dẫn đến câu sai ? Nên chữa như thế nào ? -Các câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. -Nguyên nhân : lỗi về ý nghĩa dùng từ ngữ : cây cầu không thể bóp còi. -Cách chữa : nên chữa thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau: a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh . -Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm các ví dụ câu có sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng. Soạn : Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi : Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn như thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, hoặc thừa nội dung,lí do viết đơn không phù hợp ,... và nêu cách sửa những lỗi này. Tiết 128 Ngày soạn : 20/04/2012 Ngày dạy : /04/2012 LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI * MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Các loại lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức). - Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn. Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn. 2. Kỹ năng: a. Kĩ năng chuyên môn - Phát hiện và sửa được các lỗi thường gặp khi viết đơn.- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng quy định. b. Kĩ năng sống : - Giao tiếp hiệu quả bằng đơn - Ứng xử : Biết sử dụng đơn phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp. 3.Thái độ: Có ý thức viết đúng văn bản hành chính. *CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. *TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: A.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số B.Kiểm tra bài cũ: .Khi nào cần viết đơn ,Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn. Câu Đáp án Điểm Câu1 - Khi cần đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . - Đơn theo mẫu ( thường là in sẵn ) - Đơn không theo mẫu . - Ai gửi đơn ? -Gửi cho ai ?-Vì sao cần gửi đơn ?-Gửi đơn để làm gì ? 10 Đáp án và biểu điểm. C. Bài mới: * Giới thiệu bài: Qua luyện tập thực hành giúp học sinh ghi nhớ được những kiến thức cần chú ý về đơn, từ cách làm đến các lỗi thường mắc phải. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC ? Đơn sau đây có những lỗi gì và nếu sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào? ? Em sẽ sửa như thế nào? ? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau? ? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau? ? Đơn sau sai ở chỗ nào? Vì sao? Luyện tập) Học sinh tự làm. Giáo viên: nhận xét, sửa chữa. I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 1. Đơn xin nghỉ học * Lỗi: Thiếu quốc hiệu (tiêu ngữ). Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn. Nơi gửi không rõ ràng: lớp, trường? Thiếu họ tên, địa chỉ người làm đơn. Không có lời cam kết. Không có chữ ký của người làm đơn. * Cách chữa: Bổ sung vào đơn những mục thiếu hẳn, và những mục chưa đầy đủ. 2. Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ. * Lỗi: - Địa điểm, ngày tháng viết đơn (thiếu). - Nơi gửi: không đầy đủ và không đúng người cần gửi (phải gửi thầy hiệu trưởng). - Họ tên, địa chỉ người làm đơn vừa thừa, vừa lộn xộn, vừa thiếu. - Lí do viết đơn không chính đáng. - Thiếu lời hứa (cam đoan) và cảm ơn. * Cách chữa: - Bổ sung những mục thiếu và không đầy đủ. - Viết lại phần chính của đơn (lí do xin theo học). - Bỏ đi những thông tin thừa về nghề nghiệp của bố mẹ 3. Đơn xin phép nghỉ học. Lỗi: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm sốt li bì không dậy được thì không thể viết đơn được - Trong trường hợp này phải do phụ huynh viết thay học sinh mới đúng. II. Luyện tập D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Một lá đơn đầy đủ gồm có những mục nào? - Nắm cách viết đơn.Làm 2 bài tập . - Chuẩn bị bài :động Phong Nha ********************************************* Ngày soạn : 15/04/2012 Ngày dạy : 19 /04/2012 Tiết 128 Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Lưu ý: Học sinh đã học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 3.Thái độ: Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu. III.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.... IV.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS . 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động I: Công dụng Em hãy nhắc lại công dụng của các loại dấu câu : dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ? Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? ( HS làm). Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy? Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt? Hoạt độngII: Chữa một số lỗi thường gặp So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu? Hoạt độngIII: Luyện tập: - Học sinh tự làm bài tập 1: HS có thể dùng bút chì gạch chéo vào chỗ hết câu, cần đặt dấu chấm.Sau đó HS trao đổi bài với nhau, rồi lên chữa trên bảng lớp. - Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 2,3,4. GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm. I. TÌM HIỂU CHUNG : 1.Hệ thống hóa kiến thức : -Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau : + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. 2.Xét ví dụ 1. a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến. - d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật. - b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. 3. Xét ví dụ 2: Cách dùng đặt biệt : a.(Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. b. Dấu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. 3. Ghi nhớ: (Sgk) II. CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP - 1a: Dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu. -dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy , dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng. - 1b: việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng quan hệ tự vừa ...vừa. Do vậy , vieech dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy ở đây là hợp lí. - 2 a: Dấu chấm hỏi đặt ở cuố câu 1,2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b. " Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên ! " là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than là sai. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1; Dấu chấm có thể đặt sau các từ ngữ dưới đây + ...sông Lương. +... đen xám. + ... đã đến . +... tỏa khói. +... trắng xóa. Bài tập 2: Trước tiên phải xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu không phải là câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai. -Câu (2), (5) dặt dấu chấm hỏi là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.). Bài tập 3: Đặt dấu chấm than câu a. Bài tập 4 : Để đặt đúng dấu câu, phải xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào ( trần thuật, nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ). Lần lượt đặt các dấu câu : ? ! . ? ! ! . VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nêu cách dùng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than. - Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn - Xem trước bài: "Ôn tập về dấu câu “ (dấu phẩy). VII.RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *********************************************
Tài liệu đính kèm: