A. Mức độ cần đạt.
Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn,.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức : - Các lỗi thường gặp khi viết đơn.
- Cách sửa chữa.
2. : Kĩ năng: - Phát hiện và sửa được lỗi sai thường gặp.
- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng quy định.
3. Thái độ: thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, tự giác trong học tập.
C. Phương pháp: Tích hợp, thảo luận, phát vấn.
D. Tiến trình hoạt động.
1. Ổn định.
2. Bài cũ : Nêu các kiểu đơn và cách viết đơn không theo mẫu?
3. Bài mới :
TUẦN 32 - TIẾT 127 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (tt) Ngày soạn : 11.4.2011 Ngày dạy : 12.4.2011 A. Mức độ cần đạt - Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả CN lẫn VN và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa CN với VN. - Biết tránh các lỗi trên. B Trọng tâm kiến thức 1. Kiến thức : giúp học sinh nắm được thế nào là lỗi sai về chủ ngữ, vị ngữ; tự phát hiện ra những lỗi sai về chủ ngữ và vị ngữ để sữa chữa. 2. Giáo dục : thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý sử dụng câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận biết lỗi sai để sửa chữa, kĩ năng sử dụng câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Chữa được các lỗi trên, đảm bảo ý định diễn đạt của người nói. C. Phương pháp: Tích hợp, thảo luận, phát vấn. D. Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định. 2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại kiến thức về các thành phần cính của câu và mối quan hệ giữa CN với VN. Câu thiếu chủ ngữ. ? Nhắc lại các thành phần chính của câu? Lấy ví dụ minh hoạ? Học sinh đọc các ví dụ ở bảng phụ. ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trên? ? Trong hai câu trên, câu nào thiếu chủ ngữ? Hãy viết lại cho đúng? Hoạt động 2: Câu thiếu vị ngữ. Học sinh đọc các ví dụ trang 129. ? Trong những câu trên, câu nào thiếu vị ngữ? Haỹ sửa lại cho đúng? ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ của những câu trên? Hoạt động 3: Học sinh thảo luận bài tập. ? Hãy đặt câu hỏi để kiểm tra xem những câu ở bài tập 1 thiếu chủ ngữ hay vị ngữ? Học sinh đọc các câu ở bài tập 2. ? Trong số những câu trên, những câu nào viết sai? Vì sao? ? Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống ở những câu trong bài tập 3? ? Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống ở những câu trong bài tập 4? Học sinh đọc các câu ghép ở bài tập 5. ? Hãy chuyển mỗi câu ghép trên thành hai câu đơn? I.Tìm hiểu chung 1. Củng cố kiến thức về các thành phần chính của câu 2. Câu thiếu chủ ngữ. 1. Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện. ð thiếu chủ ngữ. ð Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện. 2. Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện. CN VN 3. Câu thiếu vị ngữ. 1. Thánh Gíong / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, CN VN xông thẳng vào quân thù. 2. Hình ảnh Thánh Gíong cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. ð câu thiếu vị ngữ. ð Hình ảnh Thánh Gíong cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại cho em nhiều cảm phục. 3. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. ð câu thiếu vị ngữ. ð Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi. 4. Bạn Lan / là người học giỏi nhất lớp 6A. CN VN II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Các câu ở bài tập 1 có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. 2. Bài tập 2. Những câu viết sai. Câu b. Thiếu chủ ngữ. Ta bỏ từ “với”. Câu c. Thiếu vị ngữ. Sửa : Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời. 3. Bài tập 3. Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống. a. Học sinh lớp 6 A b. Những chú chim c. Những bông hoa d. Chúng em 4. Bài tập 4. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống. a. học rất giỏi. b. rất ân hận. c. chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. d. có dịp gặp nhau. 5. Bài tập 5. Tách câu. a. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ caí thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. c. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. III. Hướng dẫn tự học. Tìm các ví dụ có câu sai về CN, VN và sửa lại cho đúng. Chuẩn bị: Luyện tập viết đơn. Rút kinh nghiệm : TUẦN 32 TIẾT 128 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI Ngày soạn : 11.4.2011 Ngày dạy : 12 .4.2011 A. Mức độ cần đạt. Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn,. B. Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức : - Các lỗi thường gặp khi viết đơn. - Cách sửa chữa. 2. : Kĩ năng: - Phát hiện và sửa được lỗi sai thường gặp. - Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng quy định. 3. Thái độ: thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, tự giác trong học tập. C. Phương pháp: Tích hợp, thảo luận, phát vấn. D. Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định. 2. Bài cũ : Nêu các kiểu đơn và cách viết đơn không theo mẫu? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Họat động 1 : Tìm hiểu các lỗi thường gặp khi viết đơn. Học sinh đọc văn bản thứ nhất trang 142. ? Văn bản trên sai ở chỗ nào? ? Hãy sửa lại cho đúng? Học sinh đọc hai văn bản còn lại. ? Chỉ ra lỗi sai và sửa sai cho hai văn bản trên? Họat động 2 : Thực hành viết đơn. Học sinh thảo luận nhóm, viết bài. Học sinh trình bày trên bảng. Giáo viên cùng các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung, sửa chữa. I. Các lỗi thường gặp khi viết đơn. 1. Văn bản 1. Thiếu các mục cần thiết : - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Tên người viết đơn. - Thời gian, địa điểm viết đơn. - Chữ kí của người viết đơn. 2. Văn bản 2. Các lỗi : - Lí do viết đơn không chính đáng. - Thiếu thời gian, địa điểm. - Em tên là chứ không phải tên em là. 3. Văn bản 3. Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục : bị ốm, sốt li bì, không thể ngồi d65y được thì không thể viết đơn. Trường hợp này phải do phụ huynh viết thay mới hợp lí. II. Thực hành viết đơn. Trường em đang thành lập Đội tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy viết đơn xin được tham gia đội tình nguyện ấy. III. Hướng dẫn tự học: Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập. E. Rút kinh nghiệm : ..
Tài liệu đính kèm: