Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Kiến thức: - Nhận biết được khi nào cần viết đơn, tình huống cần viết đơn.

 - Biết cách viết đơn đúng quy cách ( theo mẫu và không theo mẫu).

 - Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.

2. Kĩ năng: - Viết đơn đúng quy cách.

 - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.

 - Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.

3. Thái độ: - GD ý thức tự giác tìm hiểu cách viết đơn, vận dụng vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Phương pháp:- Phân tích mẫu, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm

2. Phương tiện:- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, mẫu câu.

 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Không

2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)

 Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều trường hợp cần viết đơn. Vây khi nào cần viết đơn và viết như nào cho đúng chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

3. Hoạt động 3. Bài mới:(40’)

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Phạm Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:09/04/2011 Tuần 32 -Tiết 1+2	
 Ngày giảng:12/04/2011	
Tiết 121 + 122. VIẾT BÀI TLV SỐ 7 - VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn miêu tả.
 - Biết tả sáng tạo về cảnh vật và con người, có bố cục và lời văn hợp lí.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm văn: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh theo ngôi kể thứ nhất.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng thái độ yêu thích, tự giác viết văn miêu tả sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp:- Tái hiện kiến thức để viết bài.
2. Phương tiện:- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, đề văn miêu tả + đáp án + biểu điểm.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(1’) 
 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 GV nêu yêu cầu 2 tiết viết bài: Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong khi viết bài.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(90’)
- GV cho HS chép đề trong ngân hàng đề của trường.
 - HS viết bài nghiêm túc, có chất lượng.	
4.Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(1’) - GV thu bài viết của HS.
	- GV nhận xét giờ viết bài.
 - HS về tiếp tục ôn tập về văn miêu tả.
- Chuẩn bị bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
 Ngày soạn: 09/04/2011	Tuần 31- Tiết 3
 Ngày giảng:11/04/2011 
Bài 29. VBND: CẦU LONG BIÊN CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
 (Thúy Lan)
Tiết 123: Đọc – Hiểu văn bản
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Bước đầu nắm được KN VBND và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản
 này.
- Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên của thủ đô- chứng kiến 
cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta qua một bài búy kí có nhiều yếu tố hồi
 kí.
- Thấy được tác dụng của các biện pháp NT trong bài.
2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VBND có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng, hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
 3.Thái độ: - GD thái độ yêu mến, ham tìm hiểu về ý nghĩa của các di tích lịch sử.
II. Chuẩn bị: 
 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Không 
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc qua sông Hồng
 Tàu xe đi lại thong dong
 Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi.
 Đây chính là những câu thơ ca ngợi cây cầu Long Biên- một nhân chứng lịch sử của dân tộc ta...
3. Hoạt động 3. Bài mới:(40’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc chú thích T125.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Đây là bài báo đăng trên báo “Người Hà Nội” của Thúy Lan.
? Em hiểu thế nào là VBND?
- Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy...VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu VB.
- GV: nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng chậm rãi, tình cảm như tâm tình với cây cầu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi HS đọc tiếp.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- GV y/c HS giải thích một vài từ khó và kết hợp giải thích trong giờ học.
? Em hiểu thế nào là chứng nhân?
? khiêm nhường nghĩa là gì?
? trù phú là ntn?
? Truyện thuộc thể loại nào? 
? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? ND của mỗi đoạn là gì?
- 3 đoạn: + Đ1: Từ đầuthủ đô Hà Nội.
 Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.
 + Đ2: Tiếp theodẻo dai, vững chắc.
 Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
+ Đ3: Còn lại.
 CÇu Long Biªn h«m nay vµ mai sau.
- HS chú ý đoạn đầu.
? Đoạn đầu cho ta biết những thông tin gì về cây cầu Long Biên?.
- Lai lịch, tên gọi, thời gian xây dựng...
? Cho biết vị trí và xuất xứ của cầu Long Biên?
? Ai đã thiết kế cây cầu này?
? Em có nhận xét gì về ngôi kể, PTBDD, cách dùng từ ngữ trong đv trên?
? Đối với thời nay ở Hà Nội có thêm những cây cầu mới nào?
- Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
? Vị trí của cây cầu Long Biên trong thời bình ntn?
- Vị trí khiêm nhường.
? So sánh cầu Long Biên với cầu Thăng Long, Chương Dương (Phần đọc thêm) em có nhận xét gì?
- Về quy mô tuy nhỏ hơn song nó có vai trò quan trọng về nhiều mặt: Hơn 100 năm tồn tại ngay cạnh thủ đô cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng lịch sử cho 1 thế kỷ đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
-Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của con người.
? Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kỳ lịch sử nào của dân tộc?
- Thời Pháp thuộc, thời kcc Mĩ, thời bình.
? Cách trình bày của tác giả trong đoạn văn có gì giống và khác so với đoạn văn trên?
- Vẫn từ điểm nhìn của ngôi kể 3, phương thức thuyết minh là chủ yếu.
- Khác: Nhưng những đặc điểm của sự vật được trình bày trong mối tương quan với những vấn đề lịch sử, xã hội khác.
? Tên gọi đầu tiên của cầu là là gì, ý nghĩa ra sao? 
- Tên cầu biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp trên nước Việt Nam.
? Tại sao nói cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp ở Việt Nam? Động cơ xây dựng cầu của Pháp là gì?
- Động cơ: Không phải để mở mang khoa học, văn hóa cho người Việt Nam. Xây dựng cầu để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
? Trong đoạn văn tác giả so sánh cây cầu như 1 dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng... nặng 17 tấn. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
- Sự so sánh bất ngờ, lí thú thể hiện sức mạnh kỹ thuật của cây cầu sắt, là tiến bộ công nghiệp làm cầu đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng tại Việt Nam, xen lẫn trong đó là niềm tự hào của người viết.
? Tóm lại với phương thức thuyết minh là chủ yếu, đoạn văn giúp em nhận thức được gì về cầu Long Biên?
? Năm 1945 cây cầu được đổi tên từ Đu-me sang Long Biên (tên 1 làng bên bờ sông Hồng nơi cầu bắc qua) có ý nghĩa gì?
- Chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc: Là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8.
Bộ đội trở về Hà Nội 10/1954
? Những dòng thơ tả cảnh đông vui nhộn nhịp trên cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh bên bờ bãi sông Hồng đã thể hiện vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu ở thời kỳ nào?
? Em có nhận xét gì về lời văn trong đoạn này? Tác dụng của nó?
? Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với những ngày đầu năm 1947 đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu Long Biên?
- Nhân chứng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
- GV: Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, dân tộc ta lại bước vào cuộc kháng chiến gây go ác liệt chống đế quốc Mỹ. 1 lần nữa cầu Long Biên lại chứng kiến và ghi lại sự kiện đáng nhớ.
? Em hãy tìm những chi tiết tả cây cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
- Đặc biệt 12 ngày đêm tháng 12/1972: Trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, cầu Long Biên đổ gục, bị thương tơi tả nhưng vẫn gồng mình lên chiến đấu và chiến thắng.
- Cây cầu thân thương trở thành mục tiêu...
- Cầu bị đánh 10 lần...
? Hãy so sánh cách kể, lời văn của đoạn này so với đoạn đầu? ? Ngôi kể? Từ ngữ?
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất. Từ "Tôi" xuất hiện 10 lần.
? Với cách trình bày linh hoạt trên, đoạn ký giúp người đọc cảm nhận được điều gì?
GV khái quát: Giờ đây cầu Long Biên đã trở về vị trí khiêm nhường nhưng ý nghĩa lịch sử của nó thì không hề khiêm nhường.
? Khách du lịch nước ngoài, họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu ... có ý nghĩa gì?
- Là cách nói nhân hóa làm cho cây cầu có 1 sự sống, 1 linh hồn. cây cầu không phải là vật vô tri vô giác mà là 1 chứng nhân sống động. Cầu trở thành “nguời đương thời” của bao nhiêu thế hệ. Cách gọi đó làm tăng giá trị diễn đạt của bài văn, gợi bề dày lịch sử của cây cầu, nhắc nhở mọi người yêu quý giữ gìn cây cầu trong tương lai.
- Cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài phải trầm ngâm suy nghĩ.
? Em đánh giá như thế nào về ý tưởng của người viết trong câu văn cuối bài?
- Là 1 ý tưởng đẹp, mới và đầy nhân văn.
? Nhịp cầu vô hình ở đây là nhịp cầu nào?
-GV: Với ý tưởng này, cầu Long Biên sẽ còn sống lau, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân, du lịch khá lí thú đối với du khách 5 châu khi đến thăm đất nước ta.
? Đặc sắc về nghệ thuật là gì?
? ND chủ đề chính của VB ra sao?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
? Hãy miêu tả cầu Long Biên bằng hiểu biết của em?
Đọc
Nêu
Nêu
Đọc
Nhận xét
Giải thích
Phát hiện
Phát hiện
Chia
Phát hiện
Nêu
Trả lời
Thảo luận
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Phát hiện
Nhận xét
Nhận xét
Phát hiện
Phát hiện
Nhận xét
Phát hiện
Tìm
So sánh
Phát hiện
Phát hiện
Đánh giá
Phát hiện
Nêu
Nêu
Làm
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản:(8’)
1. Tác giả, tác phẩm/125:
* Khái niệm VBND: SGK/125 
2. Đọc:
3. Từ khó:
4. Cấu trúc:
- Thể loại: Hồi kí
- PTBĐ: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm.
- Bố cục: 3 đoạn
II. Đọc - Hiểu văn bản(24’):
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:(8’)
-Vị trí: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội.
-Xuất xứ:được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902.
- Do kiến trúc sư Ép-fen người Pháp thiết kế.
Gustave Eiffel 
- Lời kể ngôi thứ 3 tạo tính chân thực khách quan, dùng phương thức TM, dùng từ ngữ miêu tả, tường thuật.
 Là 1 thành tựu quan trọng trong thời kì văn minh cầu sắt.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:(12’)
* Trong thời kì Pháp thuộc:
- Phương thức thuyết minh.
- Tên cầu: Đu-me.
- Cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 1.
Cầu Long Biên như 1 dải lụa
 Khẳng định vai trò của cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử ở nhiều phương diện.
* Cầu Long Biên từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay:
- Là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8.
Pháp rút quân khỏi Hà Nội
- Cầu Long Biên là nhân chứng của cuộc sống trong độc lập,hòa bình ở MB.
 Lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm xúc -> gợi cảm giác êm đềm thư thái cho người đọc.
Bộ đội cao xạ bảo vệ cầu
Cầu LB bị thương
- Từ ngữ bộc lộ tình cảm thiết tha sâu sắc của tác giả.
- Phép nhân hóa, miêu tả, bày tỏ cảm xúc.
 Cầu Long Biên là nhân chứng của cuộc kcc TD Pháp và ĐQ Mỹ. Đồng thời thể hiện tình yêu của tác giả với cây cầu.
3. Cầu Long Biên hôm nay và mai sau:(4’)
- Nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và thân thiện.
IV. Tổng kết: (4')
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp TM với MT, TS và BC.
- Nêu số liệu cụ thể, sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
2. Nội dung: Cầu LB là chứng nhân lịch sử
* Ghi nhớ: SGK/
V. Luyện tập:(4')
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Nêu những đặc điểm của cầu Long Biên?
?Nêu NT và ND của VB trên?
- HS về học bài cũ, chuẩn bị tiết sau Viết đơn. 
 Ngày soạn: 11/04/2011	Tuần 32 - Tiết 4
 Ngày giảng:13/04/2011
Tiết 124. Bài 29: VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Nhận biết được khi nào cần viết đơn, tình huống cần viết đơn. 
 - Biết cách viết đơn đúng quy cách ( theo mẫu và không theo mẫu).
 - Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng: - Viết đơn đúng quy cách.
 - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
 - Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ: - GD ý thức tự giác tìm hiểu cách viết đơn, vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
1. Phương pháp:- Phân tích mẫu, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm
2. Phương tiện:- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, mẫu câu.
 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)	
 Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều trường hợp cần viết đơn. Vây khi nào cần viết đơn và viết như nào cho đúng chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(40’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc các vd T131.
? Qua các tình huống trên, em hãy cho biết khi nào cần viết đơn? lấy vd?
- VD: Đơn xin vào đoàn TNCSHCM, đơn xin nghỉ ốm...
? Trong những trường hợp trên trường hợp nào phải viết đơn? Và viết đơn gửi ai?
? Tại sao gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng lại phải viết đơn? Trường hợp này em phải làm gì?
- Vì không đúng mục đích, yêu cầu phải viết bản kiểm điểm nhận lỗi.
? Từ những tình huống trên, em hiểu ntn về đơn từ?
- Trong cuộc sống con người nhiều khi phải viết đơn...
- Đơn từ là 1 loại văn bản hành chính, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
? Trong thực tế có mấy loại đơn? Là những loại nào?
- Gọi HS đọc 2 lá đơn T 132, 133.
? Hai lá đơn đó có gì giống và khác nhau?
? Quan sát và cho biết các mục trong 2 lá đơn được trình bày theo thứ tự nào? 
? Phần trình bày nào bắt buộc phải có trong đơn? 
? Em có nhận xét gì về cách trình bày và lời lẽ trong đơn?
- Gọi HS đọc GN T 134
- Gọi HS đọc lưu ý T134.
Đọc 
Phát hiện
Phát hiện
Trả lời
Nhận xét
Phát hiện
So sánh
Phát hiện
Phát hiện
Nhận xét
Đọc
I. Khi nào cần viết đơn:(15')
* Mục đích viết đơn:
- Khi muốn trình bày 1 vấn đề, muốn đề đạt 1 nguyện vọng tới 1 người hay 1 cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
* Các trường hợp phải viết đơn:
+ Mất xe đạp: gửi đơn cho công an. 
+ Muốn theo học lớp nhạc họa: Viết đơn gửi BGH nhà trường.
+ Muốn học ở trường mới: Viết đơn xin chuyển trường gửi BGH trường cũ, đơn xin học tiếp lớp 6 gửi BGH trường mới.
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn(15').
* Các loại đơn.
- Có 2 loại đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu.
- Giống: Hình thức trình bày.
- Khác: Đơn theo mẫu chỉ việc điền vào mẫu cho sẵn. Đơn không theo mẫu tùy theo nội dung, sự việc, nguyện vọng.
* Thứ tự trình bày:
- Quốc hiệu.
- Tên đơn, nơi gửi.
- Họ tên, nơi ở của người gửi.
- Sự việc, lí do được trình bày trong đơn.
- Lời cam đoan, lời cảm ơn.
- Ngày tháng làm đơn.
- Người viết, kí tên.
* Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
- Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Lí do gửi đơn?
III. Cách thức viết đơn.(10')
- Trình bày phải trang trọng lời lẽ ngắn gọn, sáng sủa, rõ ràng.
+ Đơn theo mẫu: Đọc kỹ điền mẫu.
+ Không theo mẫu: Chú ý những nội dung không thể thiếu trong 1 lá đơn.
* Ghi nhớ: SGK/134
* Lưu ý:
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Khi nào cần phải viết đơn?
?Cách viết đơn ntn?
- HS về học bài cũ, soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 32.doc