Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Lòng yêu nước được trích từ bài báo "Thử lửa" của I. Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô.

- Lòng yêu nước là 1 t/cảm lớn lao, thiêng liêng nhưng được bắt nguồn từ t/y những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu vùng quê trở thành lòng yêu Tổ quốc.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc VB tuỳ bút - chính luận, cảm và hiểu được chất trữ tình trong văn xuôi.

3. Thái độ:

- GD t/y gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị:

- GV: GA

- HS: Soạn bài

C. Phương pháp:

- HĐ cá nhân và nhóm

- PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định – Tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số: + Lớp 6a:

 + Lớp 6b:

2. Kiểm tra bài cũ:

Qua VB "Cây tre VN", em cảm nhận được điều gì về cây tre VN ? Sức thuyết phục của VB là nhờ những BPNT đặc sắc nào?

3. Giới thiệu bài:

Nhà thơ Chế Lan Viên đã định nghĩa về t/y Tổ quốc và trách nhiệm công dân trong chiến tranh chống Mĩ:

 Ôi Tổ quốc ta, yêu như máu thịt

 Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

 Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

 Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.

Trước đó, năm 1942, nhà văn nhà báo nổi tiếng của Liên Xô Ê-ren-bua cũng đã viết bài tuỳ bút - chính luận "Thử lửa". trình bày rất cảm động về t/y nước và sự bất tử khi chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Trích đoạn "Lòng yêu nước" chúng ta học hôm nay là 1 phần của bài báo đó.

 

docx 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 30
Tiết
113
Hướng dẫn đọc thêm: Lao xao
Tiết
114
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước
Tiết
115
Kiểm tra tiếng Việt
Tiết
116
Trả bài kiểm tra văn + bài viết số 6
Ngày soạn: 01/04/2012
Tiết 113/ Hướng dẫn đọc thêm:	LAO XAO
 	 (Duy Khán)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
"Lao xao" được trích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán, tác phẩm được giả thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
Trong bài văn trích, tác giả đã miêu tả đời sống và tập tính một số loài chim ở vùng quê, có những loài chim hiền, loài chim ác, chim xấu. Tất cả gắn liền với tuổi thơ, với phong cảnh nông thôn chớm vào hè, thể hện sự hiểu biết phong phú, quan sát tinh tế và tình yêu quê hương của người viết. 
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tìm hiểu, cảm thụ văn miêu tả. Củng cố kĩ năng làm văn miêu tả được học trong các giờ TLV.
3. Thái độ:
Ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
GV: GA, tranh minh hoạ
HS: soạn bài
C. Phương pháp:
HĐ cá nhân và cả lớp
PP: đọc sáng tạo, tái tạo, nghiên cứu, gợi tìm ...
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định – Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn:
3. Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Em đã thu nhận được những thông tin nào về tác giả Duy Khán ?
GV: Bổ sung
- Cho biết xuất xứ của tác phẩm?
GV nêu y/c đọc: chậm rãi, tâm tình, chú ý những câu văn ngắn, những khẩu ngữ, câu chuyện dân gian lồng vào bài khi tả về 1 loài chim nào đó. Đọc mẫu, gọi HS đọc
GV: y/c HS giải thích chú thích 4, 5, 7, 8
- Vung tứ linh ?
- Láu táu ?
- VB thuộc thể loại gì ?
- VB có sự kết hợp củ những PTBĐ nào ?
- XĐ bố cục của VB.
- Trong 2 đoạn, đoạn nào gây ấn tượng hơn đối với người đọc ? 
- Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo 1 trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do ?
- Trong bài văn các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài hay không ? Đó là những nhóm, loài chim nào ?
- Trước khi miêu tả các loài chim, nhà văn đã tả cảnh nào ở làng quê ?
- Trung tâm của cảnh này là gì ?
- Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất ? vì sao ?
- Em hiểu ntn về âm thanh "lao xao" trong bài văn này ?
GV: Đó là âm thanh của ong, bướm, của đất trời thiên nhiên làng quê khi mùa hè tới. Trong cái lao xao của đất trời, cỏ cây có cả cái lao xao của tâm hồn tác giả.
- Qua đây , em có nhận xét gì về khung cảnh làng quê vào buổi sớm chớm hè này ?
GV: chuyển ý
GV: y/c HS chú ý vào đoạn 2
- Tác giả bắt đầu giới thiệu loài chim bồ các, bài đồng dao của chị Điệp rồi mới tả các loài chim hiền. Theo em cách miêu tả như thế có gì thú vị ?
- Trong số các loài chim mang vui đến, tác giả tập trung kể về loài nào ?
- Chúng được kể bằng những chi tiết nào ?
- Chúng được kể trên phương diện nào: hình dáng, màu sắc hay hoạt động ?
- Vì sao tác giả gọi chúng là chim "mang tin vui đến cho giời đất" ?
- Trong số các loài chim xấu, chim ác, tác giả tập trung kể về loài nào ?
- Chúng được kể và tả trên những phương diện nào ?
- Diều hâu có điểm xấu và các nào ?
- Điểm xấu nhất ở quạ là gì ?
- Chim cắt ác ở điểm nào ?
- Nếu đánh giá chúng bằng cách nhìn dân gian, em sẽ đặt tên cho mấy thứ chim ác, chim xấu đó ntn ?
- Tại sao tác giả lại gọi chúng là chim ác, chim xấu ?
- Tại sao tác giả gọi chim chèo bẻo là chim trị ác ?
- Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động ?
- Đang kể chuyện chèo bẻo diệt ác, tác giả viết: "Chèo bẻo ơi, chèo bẻo !" Diều đó có ý nghĩa gì ?
- Em thử đặt tên cho chèo bẻo theo thiện cảm của em ?
- Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
- Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xá đáng ?
- Em hiểu thêm gì về thế giới tự nhiên và con người qua VB này ?
- Tình cảm nào được khơi dậy trong em khi tiếp xúc với thế giới loài vật trong VB "Lao xao" ?
- Em học tập được gì từ NT miêu tả và kể chuyện của tác giả trong VB "Lao xao" ?
GV: y/c HS khái quát lại ND và NT của VB
GV:Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: hướng dẫn HS làm BT phần LT
- Đọc, nhận xét
- Vung ra bốn phía
- Nói nhanh, vấp váp, khi không rõ tiếng
1) Từ đầu ... Râm ran: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê
2) Còn lại: Thế giới các loài chim
- Đoạn 2
- Có. Đoạn đầu tả khung cảnh làng quê lúc chớm hè với những màu sắc, hương thơm của các loài hoa cùng vẻ rộn rịp, xôn xao của ong, bướm. Tiếp đó là tiếng kêu của con bồ các bay ngang qua sân, tác giả đã dẫn vào 1 cách tự nhiên đoạn tả và kể về các loài chim.
- Loài chim hiền: bồ các, sáo sậu, tu hú
- Loài chim ác: diều hâu, quạ, cắt
- Chim trị kẻ ác: chèo bẻo
- Vừa miêu tả theo trình tự trong bài đồng dao vừa chú trọng chọn 1, 2 loài tiêu biểu làm cho bài văn sinh động, không rơi vào sự liệt kê, minh hoạ.
- Chim sáo: đậu cả trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi ăn; chiều lại về với chủ
- Chim tu hú: báo mùa tu hú chín; đỗ trên ngon tu hú mà kêu
- Đặc điểm hoạt động: hót, học nói, kêu mùa vải chin
- Vì tiếng hót của chúng vui, chúng đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
- Hình dáng, lai lịch, hoạt động
- Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh
- Lao như mũi tên xuống, tha được gà con, lao vụt lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn
- Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn
- Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn; khi đánh nhau xỉa bằng cánh; vụt đến, vụt biến như quỷ.
- Quạ: chim ăn trộm
- Diều hâu: chim ăn cướp
- Cắt: chim đao phủ
- Chim đoàn kết, hảo hán, dũng sĩ...
- Đồng dao: Bồ các là ...
- Thành ngữ: Dây mơ, dễ má; Kẻ cắp gặp bà già; Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn
- Kể chuyện: Sự tích chim bìm bịp; Sự tích chim chèo bẻo
- Đó là cách nhìn các loài chim trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nêt, phẩm chất như con người. Bên cạnh đó còn có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (VD: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt; hay từ câu thành ngữ "Kẻ cắp gặp bà già" và cách gọi chèo bẻo là kẻ cắp rồi nhận xét rằng: "... người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
- Hiểu biết thêm 1 số loài chim ở làng quê nước ta
- Thấy được sự quan tâm của con người với loài vật
- Yêu quý các loài vật quanh ta
- Yêu làng quê, dân tộc
- Quan sát tinh tường đối tượng miêu tả
- Vốn sống rất cần khi miêu tả, kể chuyện
- Miêu tả, kể chuyện cần được lồng trong cảm xúc, thái độ
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả
- Sinh năm 1934 tại Quế Võ, Bắc Ninh, là nhà văn quân đội
- Đại tá về hưu, mất năm 1995 tại Hải Phòng
 2. Tác phẩm
Trích từ tập hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng"
 3. Đọc - chú thích
II. Phân tích văn bản
 1. Thể loại - PTBĐ - bố cục
 a) Thể loại: Hồi kí tự truyện
 b) PTBĐ: Tự sự + miêu tả
 c) Bố cục: 2 đoạn
 2. Phân tích
 a) Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê
- Trung tâm của cảnh: cây, hoa, ong bướm
- Âm thanh: lao xao
-> Từ láy tượng thanh -> âm hưởng chủ đạo của bài văn
-> Khung cảnh đẹp, thơ mộng mà vui vẻ
 b) Thế giới các loài chim
* Chim hiền
- Chim mang tin vui: chim sáo, chim tu hú
-> Tiếng hót vui, đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người
* Chim ác, chim xấu
- Chim diều hâu, chim quạ, chim cắt
-> Cách gọi kèm theo thái độ yêu ghét, chỉ các loại động vật ăn thịt, hung dữ
* Chim trị ác
- Chim chèo bẻo: dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu
- Hình dáng: như những mũi tên đen hình đuôi cá
- Hành động: 
+ Lao vào đánh diều hâu
+ Vây tứ phía đánh quạ
+ Cả đàn vây vào đánh chim cắt cứu bạn
-> Thể hiện thiện cảm, ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẻo
II. Tổng kết
IV. Luyện tập
4. Hướng dẫn học sinh học tập:
- Học ghi nhớ, làm hết BT
- PT ND và NT của VB
- Ôn tập các bài: So sánh; Nhân hoá; ẩn dụ; Hoán dụ; Các TP chính của câu. Giờ sau KT Tiếng Việt 1 tiết
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 113
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 01/04/2012
Tiết: 114/ Hướng dẫn tự học:	LÒNG YÊU NƯỚC
( I. Ê-ren-bua)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Lòng yêu nước được trích từ bài báo "Thử lửa" của I. Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô.
- Lòng yêu nước là 1 t/cảm lớn lao, thiêng liêng nhưng được bắt nguồn từ t/y những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu vùng quê trở thành lòng yêu Tổ quốc.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc VB tuỳ bút - chính luận, cảm và hiểu được chất trữ tình trong văn xuôi.
3. Thái độ:
- GD t/y gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
- GV: GA
- HS: Soạn bài
C. Phương pháp:
- HĐ cá nhân và nhóm
- PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm...
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định – Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: + Lớp 6a:
 	 + Lớp 6b:
2. Kiểm tra bài cũ:
Qua VB "Cây tre VN", em cảm nhận được điều gì về cây tre VN ? Sức thuyết phục của VB là nhờ những BPNT đặc sắc nào?
3. Giới thiệu bài:
Nhà thơ Chế Lan Viên đã định nghĩa về t/y Tổ quốc và trách nhiệm công dân trong chiến tranh chống Mĩ:
	Ôi Tổ quốc ta, yêu như máu thịt
	Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
	Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
	Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Trước đó, năm 1942, nhà văn nhà báo nổi tiếng của Liên Xô Ê-ren-bua cũng đã viết bài tuỳ bút - chính luận "Thử lửa". trình bày rất cảm động về t/y nước và sự bất tử khi chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Trích đoạn "Lòng yêu nước" chúng ta học hôm nay là 1 phần của bài báo đó.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
GV bổ sung: Ô từng được giải thưởng văn học quốc gia LX năm 1942, 1948, giải thưởng hoà bình quốc tế Lênin 1952.
- Cho biết xuất xứ của tác phẩm? Em biết gì về hoàn cảnh đất nước LX khi Ê-ren-bua viết bài báo này?
GV nêu y/c đọc: giọng vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc. Nhịp điệu chậm, chắc, khoẻ. Chú ý các từ ngữ phiên âm. Đọc mẫu. Gọi HS đọc và nhận xét cách đọc của bạn.
GV: y/c HS giải thích chú thích 1, 7, 8, 13
- XĐ thể loại của VB ?
- VB có sự kết hợp của những PTBĐ nào ?
- VB được chia làm mấy phần ? ND và ranh giới của từng phần ?
- Phần nào đem lại cho em những nhận thức thấm thía về lòng yêu nước ? Vì sao ?
- Theo em, tư tưởng của VB được khái quát trong câu văn lòng cốt nào ?
GV: Chia nhóm ...  xuống ...
- Câu nói của Bác Hồ: Mỗi khi TQ bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước sẽ kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nhấn chìm cả bè lũ cướp nước và bán nước.
- Lòng yêu nước của chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay được biểu hiện bằng những hành động nào ?
- Bài văn nêu lên 1 chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy.
GV: y/c HS khái quát lại ND và NT của bài văn
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm BT phần LT
- Đọc, nhận xét
- Giải thích từ khó
1) Từ đầu ... lòng yêu Tổ quốc: Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
2) Còn lại: Sức mạnh của lòng yêu nước
- Phần 1 vì ta nhận ra lòng êu nước từ những cái rất giản dị hàng ngày
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- Bài văn lí giả ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ t/y những gì thân thuộc, gần gũi; t/y gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ TQ
- Câu mở đầu: Lòng yêu ... hơi rượu mạnh
- Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà ... lòng yêu TQ
- Mở đầu tgiả nêu nhận định rút ra từ thực tiễn: " Lòng yêu nước ... tầm thường nhất. Tiếp đó, tgiả nói đến ty quê hương trong 1 hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh hoạ bằng 1 loạ hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô viết. Từ đó đoạn văn dẫn đến sự khái quát 1 quy luật, 1 chân lí: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vô-ga, con sông Vô-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ.
- Tác giả đã lựa chọn miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau, từ vùng cực bắc nước Nga đến vùng phía tây nam thuộc nước Cộng hoà Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ U-crai-na, từ thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng ...Ở mỗi nơi, tgiả chọn miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng độc đáo của nơi đó.
- Tự nêu
- Lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc một mất một còn. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm 1 với vận mệnh của TQ và lòng yêu nước của người dân Xô viết đã được thể hiện với tất cả sức mạnh mãnh liệt của nó.
- Sự lỗ lực học tập, lao động sáng tạo để XD TQ giàu mạnh, lập những thành tích vẻ vang cho đất nước.
- Lòng yêu nhà ... TQ
- Đọc
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả (1891-1962)
Là nhà văn, nhà báo lỗi lạc của Liên Xô
 2. Tác phẩm
Trích từ bài báo "Thử lửa" viết vào cuối tháng 6 năm 1942.
 3. Đọc - chú thích
II. Phân tích văn bản
 1. Thể loại - PTBĐ - Bố cục
 a) Thể loại:
Tuỳ bút - chính luận
 b) PTBĐ: 
Nghị luận + biểu cảm
 c) Bố cục: 2 phần
 2. Phân tích
 a) Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
 b) Sức mạnh của lòng yêu nước
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
Chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước của bài văn được thể hiện bằng câu văn nào ? Lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay được biểu hiện bằng những hành động nào ?
5. Hướng dẫn học tập:
- Học ghi nhớ, PT ND và NT của bài văn
- CBB: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 114
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 02/04/2012
Tiết 115:	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Ôn lại những kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài làm.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện được các từ loại; những biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc; cấu tạo của các câu trần thuật đơn đã học.
- Sử dụng thành thạo trong giao tiếp; vận dụng được chúng khi làm bài, vào những văn cảnh cụ thể một cách hợp lí
B/ Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn câu hỏi kiểm tra, in đề.
- Học sinh: Học bài, xem lại nội dung bài tập trước ở nhà.
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan, kết hợp với tự luận
- Ma trận đề kiểm tra:
Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phó từ
C1
1
Ẩn dụ
C2
1
Câu T.T Đơn
C3
1
So sánh
C4
1
Các phép tu từ
C5
C2
Viết
1
1
Thành phần chính của câu
C1
Xác định
1
Tổng
Số
Câu
5 câu
1 câu
1 câu
5
2
Điểm
3 điểm
5 điểm
5 điểm
3
7
C/.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
- Phát đề cho HS
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (0.5 điểm) Câu “Mùa xuân xinh đẹp đã về” Phó từ đã bổ sung cho tính từ ý nghĩa gì?
	A. Chỉ quan hệ thời gian 	B. Chỉ kết quả
	C. Chỉ sự tiếp diễn 	D. Chỉ kết quả và hướng.
Câu 2: (0.5 điểm) Câu thơ “ Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.” Đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá
 C. Ẩn dụ	 D. Hoán dụ.
Câu 3: (0.5 điểm) Câu trần thuật đơn “ Trường học là nơi chúng em trưởng thành.” Thuộc kiểu câu: 
	A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu
 C. Câu miêu tả D. Câu đánh giá.
Câu 4: (0.5 điểm) Có mấy kiểu so sánh?
	A. 1 kiểu B. 2 kiểu
	C. 3 kiểu D. 4 kiểu.
Câu 5: (1điểm) Nối nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1. So sánh
a. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hoá
b. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Ẩn dụ
c. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ
d. Là gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người. Làm cho thế giới loài vật, đồ vật trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
 II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
 “ Trong giờ kiểm tra, bạn An đã cho em mượn bút.”
Câu 2: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng phép tu từ nhân hoá, so sánh. Chỉ ra các câu có phép tu từ đó./.
- Quan sát lớp, nhắc nhở HS (nếu có biểu hiện sai phạm)
- HS tiến hành làm bài trong thời gian 1 tiết.
- HS nộp bài cho GV
Đáp án
Câu
Nội dung
Điểm
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1
 A
0,5 đ
2
C
0,5 đ
3
B
0,5 đ
4
B
0,5 đ
5
1 - c; 2 – d; 3 – b; 4 – a (mỗi kết nối đúng được 0,25 điểm)
01 đ
PHẦN TỰ LUẬN
1
TN: Trong giờ kiểm tra (chỉ thời gian)
CN: bạn An (Danh từ)
VN: đã cho em mượn bút (Cụm động từ)
 2 đ
2
- Viết đúng đặc trưng và đạt yêu cầu 7 -10 dòng và diễn đạt trôi chảy
- Có sử dụng 2 phép tu từ nhân hóa và so sánh (phải xác định được bằng cách chỉ ra)
 5 đ
D. Hướng dẫn học tập:
- Xem lại nội dung bài học
- Ôn lại kiểu bài tả người
- Soạn bài “Ôn tập truyện - kí”
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 115
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 02/04/2012
Tiết 116:	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu tiết trả bài:
1. Kiến thức:
	- Học sinh tự nhận ra những ưu nhược điểm trong bài kiểm tra của mình cả về nội dung và hình thức. 
	- Tự tìm cách sửa chữa các lỗi của mình
	- củng cố và ôn tập kiến thức lí thuyết tả người. 
2. Kĩ năng:
	Củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, cách trả lời câu hỏi đúng nhanh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: GA, chấm và chữa bài
 - HS: Xem lại nội dung bài kiểm tra
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định – Tổ chức:
2. Trả bài
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: cho học sinh nhắc lại đề bài, đáp án cùng HS chữa bài.
- Chép đoạn nào ?
- Ý nghĩa của nó là gì ?
- Câu văn ấy sử dụng phép tu từ nào, Tác dụng của nó ?
- Yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi phần ?
- Đề thuộc kiểu văn nào?
- Đối tượng miêu tả ? 
GV : cùng HS lập dàn bài
- Phần mở bài chúng ta cần phải làm gì ?
- Phần thân bài cần miêu tả những gì ?
- Nhiệm vụ của phần kết bài là gì ?
- Gọi những HS hay mắc lỗi lên chữa.
- Đọc bài văn khá nhất.
- Y/c các HS tráo bài cho nhau để cùng chữa lỗi.
HS nhắc lại đề bài
A- Bài kiểm tra Văn
Câu 1.1 ( 1đ ): HS chép chính xác 2 khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ,
 Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 1.2 ( 2 đ ): Ý nghĩa của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
- Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân.
- Tình cảm kính yêu và cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác Hồ.
Câu 2 ( 2 đ ): Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Thể hiện những hành động mạnh mẽ, dứt khoát của Dượng Hương Thư khi điều khiển con thuyền vượt qua thác dữ 
Câu 3 (5 đ ): Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Trích “Dế mèn phiêu lưu kí ” Của Tô Hoài
MB (1 đ)
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
TB (3 đ)
- Bài học đầu tiên để lại ấn tượng gì?
- Viết về ai, sự việc gì?
- Bài học mà em thấy thấm thía
- Em học tập điều gì
KB (1 đ)
- Cảm nghĩ, lời khuyên
B- Bài Tập làm văn tả người
Đề bài: Hãy tả lại một người thân trong gia đình của em.
I. Tìm hiểu đề
 1. Kiểu văn: tả người
 2. Đối tượng: người thân trong gia đình
II. Lập dàn bài
 1. Mở bài
 Giới thiệu chung
 - Người được miêu tả là ai?
 - Có quan hệ với em ntn?
 - Được tả trong hoàn cảnh nào? (trong dịp đi học về).
 2. Thân bài
 * Hình dáng bên ngoài
 - Độ tuổi
 - Tầm vóc (cao, thấp), dáng người (gầy, mập, dỏng cao...)
 - Màu da (trắng, đen...)
 - Gương mặt (tròn, vuông chữ điền, trái xoan...)
 - Mái tóc (đen, nâu, dày, thưa...)
 * Lưu ý: Chọn những chi tiết nổi bật dễ nhớ
 * Tính nết:
 - Giản dị, hiền, vui vẻ, dễ gần, hay giúp đỡ quan tâm đến người khác...
 * Tài năng:
 - Nấu ăn giỏi ( hát hay, múa dẻo, học giỏi...)
 * Sở thích
 - Xem thời sự ( đọc báo, nghe đài...)
 * Công việc thường ngày
 3. Kết bài
 Cảm nghĩ của em về người thân đó.
III. Nhận xét chung
 1. Ưu điểm
 2. Nhược điểm
IV. Chữa lỗi cụ thể
 1. Lỗi chính tả
 2. Lỗi dùng từ, đặt câu
4. Củng cố:
- GV : Y/c HS chỉ ra những lỗi cơ bản trong bài làm của mình. 
5. Hướng dẫn học sinh học tập:
 	- Xem lại ND phần Văn đã ôn tập, xem lại phương pháp làm một bài văn tả người.
 	 - Soạn : Ôn tập truyện và kí
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 116
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT30.docx