Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.

- Biết vận dụng kiến thức nói trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.

II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Các thành phần chính của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

2. Kỹ năng:

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

3.Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu quý môn học.

III.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . Tích hợp với bài “ Cô Tô’.

2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

IV.PHƯƠNG PHÁPPhân tích mẫu .Rèn luyện theo mẫu.Thảo luận nhóm .

V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ: :

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 105+106: Ngày soạn : 10/03/2012
 Ngày dạy : 14/03/2012 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TẢ NGƯỜI
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức: Biết cách tả người qua thực hành viết.
	2.Kĩ năng: diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp.
	3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tôn trọng , yêu quý những người xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên: Đề và đáp án
	2. Học sinh: Chuẩn bị giấy, bút để làm bài viết .
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
	2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
	3. Bài mới:
IV. ĐỀ BÀI KIỂM TRA.
 * Đề ra : - Câu 1: Hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản'' CÔ TÔ'' (3 điểm)
 - Câu 2 : Tả về một người thân mà em yêu quý nhất.(7 điểm)
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 - Gv nhận xét. Thu bài
 - Soạn “Các thành phần chính của câu” .
 VI. RÚT KINH NGHIỆM :
........................................................................................................................................................
. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
 1. Yêu cầu chung 
 - HS viết được bài văn MT hòan chỉnh
 - Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ ba
 - Bố cục bài viết rõ ràng, cân đối .
 - Lời kể mạch lạc, rõ ràng, lưu lóat .
 - Trình bày sạch, đẹp .
 2. yêu cầu cụ thể :
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
3đ
Nghệ thuật :
-Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác , độc đáo.
-Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo
1,5
Ý nghĩa văn bản :Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ dệp của người lao động trên đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
1,5
Câu 2
7đ
* Yêu cầu : Tả về hình dáng, trang phục, việc làm . lời nói , thái độ cư xử đối với em và mọi người.
1
a.Mở bài : Giới thiệu về đối tuợng cần tả , mối quan hệ , nét chung về nhân vật ( vai trò quan trọng của người mẹ).
b.Thân bài : 
+ Hình dáng , tuổi , dáng chung , khuôn mặt , màu da , ánh mắt nụ cười, lời nói 
+ Công việc, tính tình : Công việc chính :
.Công việc thường làm : (...)
.Thái độ đối với mọi người (...)
5 
c.Kết bài : Khẳng định tình yêu thương của em đối với mẹ. 
1
 MA TRẬN BÀI VIẾT SỐ 6 
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
CẤP ĐỘ CAO
Chủ đề 1
Ký Việt Nam
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Hiểu nghệ thuật và ý nghĩa cuả văn bản'' CÔ TÔ'' 
 1
 3
30
 1
 3
30
 Chủ đề 2
Tập làm văn
Viết bài văn MT.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Viết bài văn MT hòan chỉnh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ ba
 - Bố cục bài viết rõ ràng, cân đối .
 - Lời kể mạch lạc, rõ ràng, lưu lóat .
 1
 7
70
 1
 7
70
Tổng Số câu
Tổng Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30
Số câu 1
Số điểm 7
70
Số câu 2
Số điểm 10
100
TUẦN 28: Tiết 107,108: Ngày soạn : 10/03/2012
 Ngày dạy : 15/03/2012
Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
- Biết vận dụng kiến thức nói trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3.Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu quý môn học.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . Tích hợp với bài “ Cô Tô’.
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
IV.PHƯƠNG PHÁPPhân tích mẫu .Rèn luyện theo mẫu.Thảo luận nhóm .
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: : 
Câu hỏi Hoán dụ là gì ? Hãy nêu các kiểu hoán dụ thường gặp? Cho mỗi loại một ví dụ ?
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
HD là gọi tên SV,HT,KN bằng tên của một SV,HT,KN khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
3
- Bàn tay ta làm nên tất cả
 bàn tay -> người lao động
=>(bộ phận ) ( toàn thể )
- Một -> số ít . ba -> số nhiều
=>( cụ thể) ( trừu tượng)
- Đổ máu -> sự hi sinh mất mát của con người
 => ( dấu hiệu) ( sự vật)
- Vì sao ?Trái Đất nặng ân tình.Nhắc mái tên người HCM
 => ( vật chứa đựng) ( vật bị chứa đựng )
7
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Ở cấp 1 các em đã được học về các thành phần chính cùa câu tiết học này chúng ta tìm hiểu 2 thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Phân biệt thành phần chính , thành phần phụ trong câu
- Nhắc lại tên các thành phần câu đã được học ở cấp 1
HS đọc ví dụ SGK /92
Tìm các thành phần câu trong ví dụ ?
Thử lần lượt bỏ từng thành phần cau rồi rút ra nhận xét:
Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu ?
Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ?
HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động II: Vị ngữ
HS đọc lại câu vừa phân tích ở phần I.
Nêu đặc điểm của vị ngữ :
-Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước ?
-Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào ?
GV treo bảng phụ ghi ví dụ.
HS thảo luận nhóm phân tích cấu tạo của vị ngữ.Trả lời các câu hởi :
-VN là từ hay cụm từ ?
-Nếu VN là từ thì từ đó thuộc từ loại nào ?
-Nếu VN là cụm từ thì đó là cụm từ loại nào ?
-Mỗi câu có thể có mấy VN ?
HS rút ra đặc điểm và cấu tạo của VN ?
Hoạt động III: Chủ ngữ
Quan sát ví dụ đã dẫn ở phần II .
Tìm CN và cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái,... nêu ở VN là quan hệ gì ?
- CN thường trả lời cho câu hỏi như thế nào?
Phân tích cấu tạo của CN ?
CN thường do từ loại nào đảm nhận ?
Một câu thường có mấy chủ ngữ ?
HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động IV: Luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn bài 1.
GV kẻ bảng .HS điền.
Bài 2 :
Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hởi.
I.Phân biệt thành phần chính , thành phần phụ trong câu 
1.Ví dụ : trang 92/SGK 
 Chẳng bao lâu, tôi /đã trở... thanh niên cường tráng
 TN – TPP CN VN
-TP chính (CN,VN) bắt buộc phải có mặt trong câu.
-TP phụ ( trạng ngữ ) : không bắt buộc phải có mặt trong câu.
2.Ghi nhớ 1 :( SGK )
II.Vị ngữ :
1. Đặc điểm : (Ví dụ : trang 92/ SGK )
VN kết hợp với phó từ ( đã ) về phía trước.
VN trả lời cho câu hỏi : Làm sao ? như thế nào ? 
Cấu tạo :ĐT (cụm động từ , tính từ (cụm tính từ
Thường có một ví dụ hoặc hơn
2. Cấu tạo :( Ví dụ a,b,c trang 93/SGK)
a.Một buổi chiều , tôi /ra đứng cửa hang như mọi khi, xem 
 CN VN1( cụm ĐT) VN2 
hoàng hôn xuống.
( cụm ĐT)
b.Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ sông, ồn ào , đông vui, 
 CN VN1(cụm ĐT) VN2(TT) VN3(TT)
tấp nập.
VN4 (TT)
c.Cây tre /là bạn thân của nông dân Việt Nam.
 CN VN(cụm DT)
Tre, nứa, trúc, mai,vầu /giúp người trăm nghìn công việc 
 CN VN(cụm ĐT)
khác nhau.
* Ghi nhớ 2 :(SGK)
III.Chủ ngữ :
 1.CN trong các câu đã cho ( tôi, chợ Năm Căn, cây tre, tre, nứa, trúc, mai, vầu ) biểu thị những sự vật có hành động , trạng thái, đặc điểm nêu ở VN.
2.CN thường trả lời các câu hởi : ai ? cái gì ? con gì ?
 3.Cấu tạo :
CN có thể là đại từ ( tôi), danh từ hoặc cụm danh từ ( cây tre, chợ Năm Căn, tre, nứa, trúc , mai, vầu )
-Câu có thể có :
+một CN : tôi, chợ Năm Căn, cây tre.
+ nhiều CN :tre, nứa, trúc, mai, vầu.
* Ghi nhớ 3( SGK )
IV. Luyện tập :
Bài 1 : Xác định CN , VN , cấu tạo của CN, VN đó.
CN
VN
Tôi ( đại từ )
đã trở thành ...cường tráng ( C ĐT)
Đôicàng tôi(CDT)
mẫm bóng(TT)
Những cái vuốt...ởchân(CDT)
cứ cứng dần  hoắt (2cụm TT)
Tôi ( đại từ )
co cẳng  ngọn cỏ (2cụm ĐT)
Những ngọncỏ(CDT)
gẫy rạp  lia qua (1cụm ĐT)
Bài 2 : Đặt ba câu theo yêu cầu sau : ( ví dụ ):
a. Em bé đang tập đi.
b.H'Binh luôn hoà đồng với mọi người.
c.Na là một bé ngoan .
 Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên , nhí nhảnh , yêu đời .
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV củng cố nội dung bài học .
- Nhớ những đặc điểm cơ bản của CN, VN. Xác định được CN, VN trong câu.
Chuẩn bị bài : "CÂY TRE VIỆT NAM".
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V6TUAN 28 MOI NHAT.doc