Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu: Bài kí ghi lại những ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh những co người LĐ ở vùng đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ mà tác giả thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo: cảnh trí thiên nhiên đẹp tuyệt vời và con người LĐ ở đây thật đáng yêu, đáng mến.

2. Kĩ năng:

Luyện kĩ năng tìm bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả, điểm nhìn miêu tả.

3. Thái độ:

Lòng yêu mến những con người LĐ, tình yêu đối với thiên nhiên mĩ lệ, yêu tiếng mẹ đẻ trong sáng, giàu có.

B. Chuẩn bị:

- GV: GA, tranh minh hoạ

- HS: Soạn bài

C. Phương pháp:

- HĐ: Cá nhân và cả lớp

- PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm.

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định – Tổ chức:

Kiểm tra sĩ số: + Lớp 6a:

 + Lớp 6b:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”. Hình ảnh Lượm hiện lên như thế nào?

3. Bài mới:

Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí - tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng. Bài văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển, đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích học ở gần cuối bài, tái hiện cảnh một buổi sớm trên đảo Thanh Luân sau cơn bão,

 

docx 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 27
Tiết
101
Hoán dụ
Tiết
102
Tập làm thơ 4 chữ
Tiết
103
104
Cô Tô
Ngày soạn: 03/3/2012
Tiết 101/ Tiếng Việt:	HOÁN DỤ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
Giúp HS nắm vững:
- Khái niệm hoán dụ.
- Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.
- Các kiểu hoán dụ.
2. Kĩ năng:
- Phân tích giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.
- Bước đầu vận dụng vào bài làm văn và khi nói
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác
B. Chuẩn bị:
- GV: GA, bảng phụ
- HS: SGK, SBT
C. Phương pháp:
- HĐ: cá nhân, nhóm và cả lớp
- PP: quy nạp, phân tích ngôn ngữ, luyện tập
D. Tiến trình lê lớp:
1. Ổn định – Tổ chức
Kiểm tra sĩ số: - Lớp 6a:
 	 - Lớp 6b:
2. Kiểm tra bài cũ:
Ẩn dụ là gì? Cho một VD minh hoạ.
Ghi nhớ SGK - 68, 69
 	VD: Thuyền về có nhớ bến chăng ...
3. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Treo bảng phụ. Gọi HS đọc ngữ liệu
- Các từ ngữ "áo nâu", "áo xanh" trong câu thơ trên chỉ ai? Vì sao có thể nói như vậy? (Cách nói như vậy dựa vào quan hệ nào?)
- Các từ ngữ "nông thôn" và "thành thị" dùng để chỉ ai? Cách nói như vậy dựa vào quan hệ nào?
- Cách diễn đạt này có TD gì?
GV: KL
- Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1
GV: Treo bảng phụ. Gọi HS đọc ngữ liệu (Giáo viên chỉ giới thiệu qua cho hs biết)
- Bàn tay một bộ phận của con người, được dùng thay cho ai? Mối quan hệ giữa chúng ntn?
- Một và ba là những số lượng cụ thể được dùng thay cho cái gì? Mối qhệ của chúng ntn?
- Đổ máu là dấu hiệu được dùng thay cho sự việc nào? Mối qhệ giữa chúng ra sao?
- Từ những VD đã PT ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 2
GV: Y/c HS lấy VD minh hoạ cho mỗi kiểu hoán dụ.
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm BT 1
GV: Cho HS thảo luận nhóm BT 2
GV: Y/c HS về nhà làm BT 3
- Đọc ngữ liệu
- Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó - người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
- Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị)
- Ngày Huế đổ máu có thể hiểu là ngày Huế xảy ra chiến sự, chiến tranh
- Bộ phận - toàn thể: Một tay lái cừ khôi đang đưa xe lên dốc
- Chứa đựng - bị chứa đựng: 
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
- Dấu hiệu SV - SV:
Áo chàm đưa buổi...
- Cụ thể - trừu tượng:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng.
- Làm BT trên bảng
- Thảo luận nhóm
I- Lí thuyết
 1.1.Hoán dụ là gì?
 a) Ngữ liệu (SGK)
 b) Phân tích
- Áo nâu: người nông dân
- Áo xanh: người công nhân
-> lấy dấu hiệu của SV để gọi SV
- Nông thôn: những người sống ở nông thôn
- Thành thị: những người sống ở thành thị
-> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- TD: ngắn gọn, tăng tính hình ảnh, hàm súc
 c) Nhận xét
Gọi tên SV bằng tên SV khác có quan hệ gần gũi -> hoán dụ
 1.2. Ghi nhớ 1 (SGK -82)
 2.1. Các kiểu hoán dụ
 a) Ngữ liệu (SGK)
 b) Phân tích
- Bàn tay: người lao động
-> Quan hệ bộ phận - toàn thể
- Một, ba: số ít và số nhiều
-> Quan hệ cụ thể - trừu tượng
- Đổ máu: sự hi sinh, mất mát
-> Quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật
 c) Nhận xét
Có 4 kiểu hoán dụ
 2.2. Ghi nhớ 2 (SGK - 83)
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1
a) Làng xóm: người nông dân -> vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
b) Mười năm, trăm năm: thời gian trước mắt, thời gian lâu dài - > cái cụ thể - cái trừu tượng
c) Áo chàm: người VB
d) Trái đất: nhân loại -> vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
 2. Bài tập 2
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên SV, HT này bằng tên SV, HT khác
Khác
Dựa vào qhệ tương đồng
-
-
-
-
Dựa vào qhệ tương cận
-
-
-
-
4. Củng cố:
Nhắc lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn hs học tập và chuẩn bị ở nhà:
Học ghi nhớ, làm hết BT
Tìm VD cho các phép hoán dụ
CBB: TLV TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ ( CB kĩ 5 bài tập)
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 101
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 04/3/2012
Tiết: 102/ Tập làm văn:	 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ (tiếng).
2. Kĩ năng:
Nhận diện và tập PT vần, luật của thể thơ này khi học hay đọc các BT bốn tiếng.
3. Thái độ:
Tích cực, tự giác
B. Chuẩn bị:
GV: GA
HS: Soạn bài
C. Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, Thực hành
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định – Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: + Lớp 6a:
 	 + Lớp 6b:
2. Kiểm tra bài soạn ở nhà của các em:
3. Bài mới:
Nêu y/c của tiết học
 HS đếm số tiếng trong các câu thơ của BT "Lượm"
 Vậy cấu tạo của thể thơ này ntn? -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Ngoài BT "Lượm" em còn biết thêm BT hay đoạn thơ bốn chữ nào khác?
- Dựa vào phần đọc thêm tr.77 và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu đặc điểm của thơ bốn chữ?
GV giảng và lấy VD minh hoạ
- Vần lưng (yêu vận)
- Vần chân (cước vận)
- Gieo vần liền
- Gieo vần cách
- Gieo vần hỗn hợp: không theo trật tự nào:
Chú bé loắt choắt...
Nhảy trên đường vàng.
GV: Chữa nhanh phần BT ở nhà
- Chỉ ra vần chân, vần lưng ở BT 2.
- Chỉ ra vần liền, vần cách 2 khổ thơ trong BT 3.
- Sửa lại các chữ sai vần trong BT 4.
- Y/c 4 - 6 HS trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã CB ở nhà: chỉ ra ND, đặc điểm (vần, nhịp).
- Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được
- Đánh giá, nhận xét, cho điểm
- Hạt gạo làng ta, Khăn thương nhớ ai
- Vần lưng: hàng - ngang; trang - màng
- Vần chân: hàng - trang; núi - bụi
- Vần liền: hẹ - mẹ; đàn - càn
- Vần cách: cháu - sáu; ra - nhà
- Sưởi - cạnh; đò - sông
- Trình bày bài (đoạn) thơ trước lớp
- Nhận xét
I. Đặc điểm của thơ bốn chữ
- Nhiều dòng
- Mỗi dòng bốn chữ
- Ngắt nhịp 2/2
- Thích hợp với lối tả và kể
- Vần; lưng chân, liền, cách, hỗn hợp
- Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, vè...
II. Tập làm thơ bốn chữ
4. Củng cố:
Nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
5. Hướng dẫn hs học tập:
Tập làm thơ với BT bốn chữ chủ đề về thầy cô, bạn bè, mái trường.
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 102
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 05/3/2012
Tiết 103 – 104/ Đọc văn:	CÔ TÔ
( Nguyễn Tuân)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu: Bài kí ghi lại những ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh những co người LĐ ở vùng đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ mà tác giả thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo: cảnh trí thiên nhiên đẹp tuyệt vời và con người LĐ ở đây thật đáng yêu, đáng mến.
2. Kĩ năng:
Luyện kĩ năng tìm bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả, điểm nhìn miêu tả.
3. Thái độ:
Lòng yêu mến những con người LĐ, tình yêu đối với thiên nhiên mĩ lệ, yêu tiếng mẹ đẻ trong sáng, giàu có.
B. Chuẩn bị:
- GV: GA, tranh minh hoạ
- HS: Soạn bài
C. Phương pháp:
- HĐ: Cá nhân và cả lớp
- PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm...
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định – Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: 	+ Lớp 6a:
 	+ Lớp 6b:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”. Hình ảnh Lượm hiện lên như thế nào?
3. Bài mới:
Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí - tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng. Bài văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển, đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích học ở gần cuối bài, tái hiện cảnh một buổi sớm trên đảo Thanh Luân sau cơn bão,
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả NT ?
GV bổ sung:
+ Là 1 nghệ sĩ giàu lòng yêu nước
+ Là 1 nghệ sĩ rất mực tài hoa
+ Am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu...
+ Ông đã để lại 1 sự nghiệp VH phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ô xứng đáng được coi là 1 nghệ sĩ lớn, 1 nhà văn hoá lớn
- Cho biết xuất xứ của VB?
GV: Nêu y/c đọc: Giọng vui tươi, hồ hởi. Đọc mẫu, gọi HS đọc
GV: Y/c HS giải thích chú thích 1, 4, 6, 7, 8
GV: VB là cụm bài kí đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại ( Cô Tô; Lao xao; Cây tre VN; Lòng yêu nước).
Nói qua về thể kí
- VB có thể xem là 1 bài văn m.tả. Em hãy chia đoạn cho VB và nêu ND chính của từng đoạn?
- Bức tranh minh hoạ trong SGK tương ứng với đoạn VB nào? Hãy mô tả và nhận xét về bức tranh đó.
- Bài văn có 3 nét cảnh, nét cảnh nào hấp dẫn với em hơn cả? Vì sao?
GV: y/c HS chú ý vào đoạn 1
- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô được mtả với không gian và tời gian nào?
- Vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô còn được tác giả mtả thông qua những chi tiết nào?
- Em có nhận xét gì về những hình ảnh, chi tiết mà tác giả đã mtả?
- Lời văn mtả có gì đặc sắc về cách dùng từ? (dùng những từ loại gì để mtả?)
- Theo em, tính từ nào có giá trị gợi hình nhất? PT.
- Ở đây, lời văn miêu tả đã có sức gợi lên 1 cảnh tượng thiên nhiên ntn trong cảm nhận của em?
- Tác giả đã đứng ở vị trí nào để mtả? Em có nxet gì về vị trí này?
GV: Khi cơn bão đi qua bất kì một vùng nào thường gây ra sự tàn phá và đổ vỡ nhưng đảo Cô Tô khi cơn bão đi qua lại tươi ngời hơn.
- Vậy dụng ý của tác giả ở đây là gì?
- Điều đó chứng tỏ tác giả phải có tình cảm ntn đối với đảo Cô Tô? Tình cảm ấy được thể hiện qua câu văn nào?
GV liên hệ: Là 1 người dân QN nơi có đảo Cô Tô tươi đẹp, bài văn đã bồi đắp cho em tình cảm gì ?
GV chuyển ý
(Chuyển sang tiết 104)
- Để miêu tả cảnh mặt trời mọc, tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu? Em có nhận xét gì về cách chọ này?
- Cảnh mặt trời mọc được tác giả quan sát và miêu tả theo trình tự nào?
- Hãy tìm các chi tiết mtả cảnh trươc khi MT mọc, trong lúc MT mọc và sau khi mặt trời mọc?
- Có gì đặc sắc về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên? 
- Qua đó tác giả đã thể hiện những tài năng gì trong việc mtả cảnh vật?
- Bằng tài năng mtả Nguyễn Tuân đã tạo được một bức tranh ntn?
- Cái cách đón nhận mặt trời mọc diễn ra ntn? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?
- Nếu em đã từng được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) em thấy những hình ảnh trong bài chính xác và độc đáo không?
GV bình: Với óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế kết hợp với trí tưởng tương phong phú, táo bạo của NT đã biến những lời văn miêu tả thành 1 bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và hoà sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp 1 vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực.
GVchuyển ý
- Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô là cảnh sinh hoạt gì?
- Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- Dưới con mắt của nhà văn, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra ntn quanh cái giếng nước ngọt?
- Em có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt này?
- H/ảnh anh hùng CHM ghánh nước ngọt ra thuyền, chị CHM dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo Cô Tô?
- Bài văn đã cho em hiểu gì về đảo Cô Tô?
GV: Hướng dẫn tổng kết:
- Nghệ thuật đặc trưng bài kí là gì?
- Em cảm nhận được những vẻ độc đáo nào trong văn mtả Cô Tô của NT?
- Bài văn đã bồi đắp tình cảm nào trong em?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: Y/c HS về nhà làm BT phần LT
- Đọc
(1) Từ đầu...mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô sau cơn bão
(2) Tiếp...trong đất liền: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo
(3) còn lại:cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Vàng giòn tả đúng sắc thái vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả.
- Điểm cao nơi đóng quân của bộ đội -> người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng...
- Cơn bão không thể tàn phá được vẻ đẹp của đảo Cô Tô.
- Yêu mến
- Nhìn rõ cả cảnh... ở đây
- Càng yêu mến và tự hào hơn
- Trên những mỏm đá đầu sư, đầu mũi đảo
- Phù hợp cho việc quan sát cảnh mặt trời lên
- Trước khi MT mọc
- Trong lúc MT mọc
- Sau khi MT mọc
- Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên
- Công phu và trân trọng
- Là người yêu mến thiên nhiên
- Tự bộc lộ
- Múc nước ngọt ở cái giếng giữa đảo
- Sự sống sau 1 ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị...
- Ty thiên nhên đất nước
- Ty ngôn ngữ dân tộc
- Quý trọng sự sáng tạo của nhà văn
( Ghi nhớ SGK - 91)
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1910 - 1987)
- Quê ở Hà Nội
- Có sở trường về tuỳ bút và thể kí
 2. Tác phẩm
Trích từ bút kí cùng tên
 3. Đọc - chú thích
II- Phân tích văn bản
 1. Thể loại - bố cục
 a) Thể loại
Bút kí - tuỳ bút
 b) Bố cục: ba đoạn
 2. Phân tích
 a) cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Không gian: trong trẻo, sáng sủa
- Thời gian: sau cơn bão
- Bầu trời: trong sáng
- Cây: xanh mượt
- Nước bể: lam biếc, đậm đà
- Cát: vàng giòn
- Lưới: thêm nặng mẻ cá
-> Hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc
- NT: tính từ chỉ màu sắc
-> Bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lông lẫy
 b) Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
- Trước khi mặt trời mọc: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính
- Trong khi mặt trời mọc:
+ Tròn trĩnh phúc hậu...
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm...
+ Y như một mâm lễ phẩm...
- Sau khi mặt trời mọc: 
+ Một vài chiếc nhạn... 
+ Một con hải âu...
- NT: Các hình ảnh so sánh
-> Tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn
-> Bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển
 c) Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Rất đông người đến múc, ghánh nước
- Thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt
- Anh hùng CHM quẩy nước
- Chị CHM địu con
-> Đông vui, tấp nập, thân tình
-> Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, thanh bình
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm
- Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng
- Lời văn giàu cảm xúc
2. Nội dung:
- Vẻ đẹp độc đáo của c/s thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô
V. Luyện tập
4. Củng cố:
Đoạn kí gợi cho em suy nghĩ gì về thiên nhiên và con người đất nước ta?
5. Hướng dẫn hs học tập:
Học ghi nhớ, PT ND và NT
Làm hết BT phần LT
CBB: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 103 - 104
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT27.docx