I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
- Tiếp tục rèn các loại lỗi chính tả thường mắc do các cặp phụ âm đầu dễ lẫn. Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như: tr/ch; l/n; d/gi/r; k/c/q; ngh/ng, gh/g.
- Hiểu được nguyên nhân mắc lỗi trên.
- Hiểu được quy tắc viết các tiếng có chứa các phụ âm đầu dễ lẫn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và viết đúng chính tả các phụ âm đầu dễ lẫn .
3. Thái độ:
- Có ý thức sửa lỗi chính tả trong nói, viết. Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy: Bài soạn; tài liệu địa phương; bảng phụ; đoạn văn chứa các âm dễ mắc lỗi.
2. Trò: Tìm một số từ ở địa phương mà nhiều người hay phát âm sai và viết sai chính tả.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra :
- Sĩ số: 6A: 6B: .
- Kiểm tra bài cũ:
+ Có mấy kiểu so sánh ? Tác dụng của các kiểu so sánh ấy ?
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Ở mỗi địa phương, theo thói quen có cách dùng từ, phát âm khác nhau, với cách dùng từ theo thói quen ấy, ta đã sử dụng sai một số từ về cả phát âm và chính tả. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta sửa sai một số lỗi mà ta thường mắc phải.
Ngày soạn: 28/ 01/ 2012 Ngày dạy:6A: 6B:.. Tiết: 87 Chương trình địa phương Bài 4: tiếng việt: rèn luyện để sửa một số lỗi chính tả thường mắc ( các cặp phụ âm đầu dễ lẫn) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh : - Tiếp tục rèn các loại lỗi chính tả thường mắc do các cặp phụ âm đầu dễ lẫn. Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như: tr/ch; l/n; d/gi/r; k/c/q; ngh/ng, gh/g. - Hiểu được nguyên nhân mắc lỗi trên. - Hiểu được quy tắc viết các tiếng có chứa các phụ âm đầu dễ lẫn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và viết đúng chính tả các phụ âm đầu dễ lẫn . 3. Thái độ: - Có ý thức sửa lỗi chính tả trong nói, viết. Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Chuẩn bị CủA THầY Và TRò. 1. Thầy: Bài soạn; tài liệu địa phương; bảng phụ; đoạn văn chứa các âm dễ mắc lỗi. 2. Trò: Tìm một số từ ở địa phương mà nhiều người hay phát âm sai và viết sai chính tả. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra : - Sĩ số: 6A: 6B:.. - Kiểm tra bài cũ: + Có mấy kiểu so sánh ? Tác dụng của các kiểu so sánh ấy ? 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: ở mỗi địa phương, theo thói quen có cách dùng từ, phát âm khác nhau, với cách dùng từ theo thói quen ấy, ta đã sử dụng sai một số từ về cả phát âm và chính tả. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta sửa sai một số lỗi mà ta thường mắc phải. Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả. * Nghe - viết: Đoạn trích trong văn bản “Vượt thác”. Từ " những động tác thả sào, rút sào" đến "hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ". GV: Đọc. HS: Nghe – Viết bài. * Nhớ - viết: HS: Nhớ – viết đoạn thơ Dế mèn đọc trêu chị Cốc. * Nghe - viết chính tả đoạn văn trong SGV. GV: Đọc: “Chiều làng Dao suối Lìn thật đẹp. ánh mặt trời sắp lặn sáng rực lên, hôm thì vàng tươi, hôm thì hồng đỏ. Trẻ em mặc áo bông, áo len đủ màu ra đầu làng đón người lớn đi làm về. Từng đoàn người đi hàng một từ các khu trồng trọt, chăn nuôi trở về trong tiếng hát của máy thu thanh. Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc thẳng tắp có hàng trăm bóng điện bật sáng”. HS: Nghe – Viết. GV: kiểm tra, đánh giá kết quả bài chính tả của HS. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập ghi yêu cầu bài tập trong SGV cho HS làm theo nhóm. - Nhóm 1 : Điền chữ " s " " x ". - Nhóm 2 : Điền chữ " tr " " ch ". - Nhóm 3 : Điền chữ " r " " d " " gi ". - Nhóm 4 : Điền chữ " n" " l". HS: Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo. GV nhận xét, sửa sai ( nếu có ). GV lần lượt nêu một số yêu cầu, yêu cầu học sinh tìm nhanh. HS:- Đồ dùng gia đình: chăn, chiếu, chum, chổi, chén, chạn, - Hoạt động con người: nằm, nói, nịnh, nũng nịu, nâng niu, nấu nướng, . GV: Phát phiếu học tập ghi yêu cầu bài tập trong SGV cho HS làm theo nhóm. + Nhóm 1+ 2: - Cá cờ, con cua, cuộn chỉ, cá cược, củ khoai, cái cưa. - Kiêu hãnh, kể chuyện, kia kìa, kéo lưới, cái ki. - Quả quýt, quét nhà, quý hóa, ngủ quên. + Nhóm 2: - Gà gô, gạo trắng, gỗ lim, vải gụ, gỡ khoai lang, gấp quần áo. - Ghế đẩu, ghi chép, ghép hình. + Nhóm 3: - Ngoằn ngoèo, ngốc xít, ngủ ngon, phòng ngừa, đầu nguồn. - Nghi hoặc, xí nghiệp, nghĩa tình, nghiêng nước nghiêng thành. Em có nhận xét gì về sự kết hợp của các phụ âm đầu c/ k/ q; gh/ g; ng/ ngh với các nguyên âm trong ví dụ trên? Em có thể rút ra quy tắc viết các phụ âm này không? HS: Trình bày bài. GV: Nhận xét, kết luận. I. Viết chính tả. * Nghe - viết: * Nhớ - viết: II. Bài tập 1. Bài tập 1. a. Điền từ “s hay “x”. ....Uôn .....ẻ, bổ ...ung , ...ang .... uân , ....um uê, ao uyên, ôn ao, bước liêu xiêu, oay chiều, ắc thuốc, át muối, lăng ăng, cái ẻng, bình ăng, ung quanh, bổ ung, ung phong b. Điền từ "tr hay "ch”. ... ẻ ... e, câu ... uyện, quyển ... uyện, nói ...uyện, ... ò ... uyện , ...ôi ... ảy , ... ảy hội, muỗi như vãi ấu, con âu ấu, tâm trạng án ường nó chẳng muốn đến ường nữa, chú gà ống oai, ung thực, ung thủy, ung kết, ung gian. c. Điền từ “ r / d / gi”. ... an ... ối , ... ả ... ối , ... ối ... en , ... ong ... uổi , ... ò ... ỉ, ã gạo, a iết, a nhập, a vào, a thịt, a đình, a vị. d. Điền từ “ l” hay “n”. ... ỗ ... ực , ... óng ... ảy , ... ịnh ... ọt , ... ăng động , ... ứa tuổi, óiăng, úa ếp ương, đôi mắt ấy cứ úng a úng iếng, oay hoay. 2 . Bài tập 2. Tìm từ theo yêu cầu: - Một số từ chỉ đồ dùng gia đình bắt đầu bằng " Ch": chăn, chiếu, chum, chổi, chén, chạn, - Một số từ chỉ hoạt động con người bắt đầu bằng "N": nằm, nói, nịnh, nũng nịu, nâng niu, nấu nướng, . 3. Bài tập 3. a, Âm /k/ viết bằng chữ k khi đứng trước các nguyên âm: e, ê,i. + Âm /k/ viết bằng chữ c khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua. + Âm /k/ viết bằng chữ q khi đứng trước âm đệm u. b. Viết là g khi đứng trước các âm: a, ă, â, o,ô, u,ư, ươ, uô, ưa,ua. + Viết là gh khi đứng trước: e, ê, i, iê, ia. c. Viết là ng khi đứng trước các âm:a, ă, â,o,ô, ơ, ư, ươ, ua, uô, ưa. + Viết là ngh khi trước âm: e, ê, i, iê, ia. 3. Củng cố: - Chú ý những lỗi về phụ âm đầu: ch/ tr; s/ x; n/l; r/ d/ gi - Chú ý các dấu thanh cho đúng. - Viết đúng âm và vần. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Lập sổ tay chính tả ghi những lỗi thường hay mắc phải và câu chứa từ sai ấy và cách chữa. - Chuẩn bị bài: Phương pháp tả cảnh; ôn toàn bộ văn miêu tả để chuẩn bị viết bài viết số 5 ở nhà. Ngày soạn: 30/ 01 / 2012 Ngày dạy:6A: 6B: Tiết: 15 phương pháp tả cảnh. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh. 2. Kĩ năng: - Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn; kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng các thao tác viết văn miêu tả vào làm bài tập. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, giáo án. 2. Trò: Đọc trước bài và chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk. C. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: - Sĩ số: 6A:. 6B: - Kiểm tra bài cũ: không. 2. Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1: HDHS tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh. GV: Em hãy cho biết muốn tả cảnh ta cần chú ý những gì? HS: Trả lời. GV: Bài văn tả cảnh thường có bố cục như thế nào? HS đọc ghi nhớ HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập HS đọc yêu cầu bài tập 1. GV: Nếu phải tả cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn em sẽ lựa chọn những chi tiết nào? Em định tả cảnh theo trình tự nào? HS: Trả lời. GV: Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này? HS viết bài - GV kiểm tra. HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài tả theo thứ tự nào? ( Có thể theo thứ tự : xa đến gần, trước, trong, sau giờ ra chơi.) HS chọn cảnh để viết đoạn văn GV kiểm tra - nhận xét- đọc đoạn văn mẫu I. Phương pháp viết văn tả cảnh: * Ghi nhớ ( SGK ) II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: * Tả cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV: - Quang cảnh chung phòng học. - Hình ảnh tiêu biểu : + Cô giáo; + Các bạn HS ( Tư thế thái độ ) cảnh viết bài. - Ngoài sân trường: 2. Bài tập 2: 3. Củng cố (2') - Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? - Phương pháp viết bài văn tả cảnh. 4. Hướng dẫn học ở nhà (4') - Học kĩ bài, nắm chắc phương pháp tả cảnh - Hướng dẫn HS về nhà viết bài tập làm văn tả cảnh Viết bài TLV số 5 1. Đề bài: Hãy tả cảnh cây đào vào dịp tết đến, xuân về. 2. Yêu cầu: - Viết đúng thể văn miêu tả. - Vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét vào bài viết. 3. Đáp án: + Mở bài : Giới thiệu khái quát hình ảnh cây đào + Thân bài : Tả cụ thể cây đào : ( Từ khái quát đến cụ thể) - Hình dáng cây đào - Hoa đào - Nụ đào - lá non... - cành đào - Màu sắc, hình dáng từng bộ phận của cây - Tác dụng của cây đào, quả đào, hoa đào vào dịp tết năm mới + Kết bài : Cảm nghĩ về hình ảnh cây đào ngày tết 4. Biểu điểm : - Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, nắm được yêu cầu của đề, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp - Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá qua loát, câu văn có cảm xúc, miêu tả rõ theo yêu cầu, mắc không quá 3 lỗi thông thường. - Điểm 5 - 6: Bố cục đủ 3 phần, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, mắc không quá 5 lỗi thông thường - Điểm 3 - 4 : Bài viết chưa đủ bố cục, trình bày còn sơ sài, diễn đạt chưa lưu loát, mắc nhiều lỗi thông thường - Điểm 1- 2 : Chưa hiểu đề, diễn đạt yếu - Điểm 0 : Không nộp bài hoặc để giấy trắng. * Yêu cầu : Thứ 2 tuần sau nộp bài.
Tài liệu đính kèm: