Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

 - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

 - Giáo dục ý thức tự giác vươn lên để hoàn thiện chính mình.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - GV: Nghiên cứu SGK – SGV soạn giáo án.

 - HS: Học bài cũ, đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: (1 phút)

 6A: ./

 6B:./

 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em qua việc học văn bản “Sông nước Cà Mau”

 * Đáp án - biểu điểm:

 (5 điểm)- Cảnh “Sông nước Cà Mau” có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ năm căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam của Tổ quốc.

 (5 điểm)- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.

 bI. Bài mới.

 * Giới thiệu: (1 phút)

 Tác giả Tạ Duy Anh được chúng ta biết đến qua tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”, kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên, trong đời sống hàng ngày. Đồng thời tác phẩm đã nêu một cách thuyết phục vấn đề về thái độ, cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác, cách ứng xử của người có tài năng với những người xung quanh mình. Để giúp các em hiểu rõ về vấn đề này như thế nào, chúng ta vào bài hôm nay.

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
NGỮ VĂN - BÀI 20
 Kết quả cần đạt.
 - Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm
Ngày soạn: / 01/2009 Ngày giảng: /01/2009
 Tiết 79, 80. Tập làm văn:
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	- Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
	- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc, viết bài văn miêu tả.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./
 + Lớp 6 B:......../ 
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)(Miệng)
* Câu hỏi: 
	? Thế nào là văn miêu tả? Nêu một đoạn văn miêu tả trong một văn bản mà em đã được học trong chương trình ngư văn 6?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hiònh dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. (7 điểm)
	- HS nêu được một đoạn văn theo yêu cầu. (3 điểm)
 b. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã được tìm hiểu về văn miêu tả, để làm được bài văn miêu tả đảm bảo theo đúng yêu cầu, ta phải biết kết hợp các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng cần tả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
 GV
 GV
 GV
 HS
? 1a
 HS
? 1b
 HS
 GV
?BT2
 HS
?BT3
 HS
?BT4
 HS
- Đọc lần lượt 3 đoạn văn 1, 2, 3.(SGK, T27, 28).
- Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi tổ 1 nhóm), mỗi nhóm tìm hiểu 1 câu hỏi (5 phút), sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.(Có nhận xét bổ sung)
* Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
- Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt. (Nhằm đối lập với hình ảnh khoẻ khoắn, mạnh mẽ của Dế Mèn).
- Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp, thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đẹp, đầy sức sống của cây gạo mùa xuân.
* Những đặc điểm nổi bật trên đây thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Đoạn 1: Các chi tiết thể hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt: Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, râu ria cụt có một mẩu, mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
- Đoạn 2: Những từ ngữ, hình ảnh khắc hoạ vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật sông nớc Cà Mau: [...]sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện; trời xanh, nước xanh, rừng xanh, tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa; tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối.
- Phần còn lại của đoạn hai: tả vẻ đẹp mênh mông hùng vĩ: Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, con sông rộng hơn ngàn thước, rường đước dựng lên cao ngất như hai dãy trờng thành vô tận.
- Đoạn 3: Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đầy sức sống của cây gạo mùa xuân: Cây gạo bừng sáng như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh, lóng lánh, lung linh [...] chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đần lũ lũ [...] trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui [...]
* Để viết được đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?
- Người viết cần phải có cách quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét về đối tượng mà mình miêu tả. 
* Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn văn? Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
- Đoạn 1: So sánh dáng vẻ gầy gò và dài lêu nghêu của Dế Choắt với dáng vẻ của một gã nghiện thuốc phiện; so sánh đôi cánh ngắn của dế Choắt với người cởi trần mặc áo gi-lê Š Đây là những so sánh độc đáo, có sức gợi hình, gợi cảm cao (gợi cho người đọc hình dung được hình ảnh dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng, trông rất bệ rạc). 
- Đoạn 2: So sánh: 
 + Hệ thống sông ngòi Cà Mau với mạng nhện Š Gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh sông ngòi kênh rạch Cà Mau dày đặc, đan xen và nối kết lại với nhau trên một vùng rộng lớn.
 + So sánh cá nước bơi với người bơi ếch Š gợi sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên.
 + So sánh hình ảnh rừng đước dựng lên cao ngất ới hai dãy trường thành vô tận Š gợi vẻ đẹp hùng vĩ của rừng đước dọc hai ven sông.
- Đoạn 3: So sánh cây gạo với tháp đèn khổng lồ Š gợi hình ảnh cây gạo cao lớn, có tán lá xoè rộng ở phần dưới và thu nhỏ dần ở phần ngọn, màu hoa gạo đỏ nổi bật trên nền xanh của lá non. Cây gạo dờng như đang toả sáng muôn sắc màu giữa khung cảnh đất trời ngập ánh sáng.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn của Đoàn Giỏi đã bị lược bớt.
* Hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 để chỉ ra đoạn này đã lược bỏ những chữ gì?
- Những chữ bị bỏ: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.
Š Những chữ bị lược bỏ là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị.
* Cho biết nhận xxét của em khi ta bỏ những từ ngữ đó trong đoạn văn miêu tả trên?
- Bỏ những hình ảnh so sánh, liên tưởng đó, đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi trí tượng trong người đọc, làm cho đoạn văn trở nên chung chung, khô khan.
* Qua phân tích các bài tập trên, em thấy muốn viết được bài văn miêu tả cần phải có được những năng lực gì?
- Trình bày.
- Nhận xét, chốt nội dung bài học Š
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.28)
- Để nắm chắc yêu cầu viết bài văn tả cảnh chúng ta sẽ cùng luyện tập trong tiết học sau. Tiết học này kết thúc tại đây. 
Š Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - học thuộc ghi nhớ, nắm chắc yêu cầu cơ bản để viết một bài văn miêu tả.
 - Đọc và giải các bài tập trong phần luyện tập.
(Tiết 80)
Giảng ngày: / 01/ 2009 
* Ổn định tổ chức: (1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số:
+ Lớp 6A:.....
+ Lớp 6B:.....
a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết học)
b. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu: (1 phút)
 Tiết trước các em đã nắm đươck những yêu cầu cơ bản để viết một bài văn tả cảnh. Trong tiết này, chúng ta cùng vận dụng những kiến thức đó vào việc luyện tập.
- Ghi các đề mục đã tìm hiểu lên bảng (2 phút)
- Đọc yêu cầu bài tập 1
* Cho các từ, ngữ: Gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc. Hãy lựa chọn năm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong ngoặc đơn ở đoạn văn.
- Suy nghĩ cá nhân (3 phút) sau đó GV gọi HS trình bày kết quả (Có nhận xét, chữa bổ sung):
* Trong đoạn văn miêu tả quang cảnh Hồ Gươm trên, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và tóm tắt lên bảng:
 Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu thê húc dẫn tới đễn Ngọc Sơn. Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa. Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa. Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.
Š Quan sát từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ khái quát đến cụ thể.
* (SGK,T.29): Những hình ảnh, chi tiết nào làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình kiêu căng của Dế Mèn?
- Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; đầu to, nổi từng mảng, rất bướng; hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngạp như hai lưỡi liềm; sợi râu dài rất đỗi hùng tráng; trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
* Quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?
Š Suy nghĩ và làm bài cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, chừa bổ sung):
- Tả bao quát bên ngoài:
 Ngôi nhà to hay nhỏ, cũ hay mới, sơn màu gì,...?
- Tả bộ phận, đặc điểm bên trong:
+ Cổng nhà ra sao?
+ Phòng khách như thế nào?
+ Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp như thế nào?
+ Tiện nghi được bày biện ra sao?...
- Căn phòng em ở: được trang hoàng như thế nào (điểm nổi bật đó là gì?).
* Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì? (SGK,T.29).
Gợi ý:
 Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em có thể liên tưởng:
- Mặt trời: Mâm lửa, mâm vàng, quả cầu lửa,...
- Bầu trời: Quả cầu thuỷ tinh xanh, lồng bàn,...
- Hàng cây: Hàng quân, tường thành,...
- Núi: (đôi) bát úp, cua kềnh,..
- Những ngôi nhà: Những chiếc ô, trạm gác,...
Š Suy nghĩ làm bài theo yêu cầu sau đó trình bày (có nhận xét, đánh giá)
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (38 phút) 
 1. Bài tập:
 2. Bài học:
 Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tượng, ví von, so sánh... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
* Ghi nhớ 
 (SGK,T.28)
(1 phút)
(Hết tiết 1)
II. Luyện tập. 
 (40 phút)
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.28)
a) Điền từ theo thứ tự: 
(1) gương bầu dục;
(2) cong cong;
(3) lấp ló;
(3) cổ kính;
(5) xanh um.
b) Cách quan sát của tác giả: 
 2. Bài tập2:
(SGK,T.29)
 3. Bài tập 3:
(SGK,T.29)
4. Bài tập 4:
(SGK,T.29)
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học bài nắm chắc yêu cầu làm bài văn miêu tả.
	- Làm lại bài tập 5 (SGK,T.29). 
	- Đọc và chuẩn bị văn bản Bức tranh của em gái tôi theo câu hỏi trong sách gioá khoa.
===========================
Ngày soạn: /01/2009 Ngày giảng: /01/2009
 Tiết 81, Văn bản:
 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 Tạ Duy Anh
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
	- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
	- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
	- Giáo dục ý thức tự giác vươn lên để hoàn thiện chính mình.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: Nghiên cứu SGK – SGV  ... 
 HS
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí có quá trình lô gic, một cách tinh tế qua lời kể theo ngôi thứ nhất mang tính chủ quan của người kể (được chứng kiến, được trải qua).
- Nghê thuật: Truyện kể theo ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, lời kể giản dị hấp dẫn. 
- Nội dung: Câu chuyện cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. 
 HS
 - Đọc ghi nhớ (SGK,T.35). 
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.35)
 GV
- Chuyển: Để giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học chúng ta sang mục luyện tập. 
c. Củng cố - Luyện tập.
 (5 phút) 
 HS
- Đọc phần đọc thêm trong sách giáo khoa.
GV: Giải thích ý nghĩa hai câu châm ngôn ở phần đọc thêm để HS hiểu nội dung của hai câu nói trên. 
- Học kĩ bài - thuộc mục ghi nhớ. 
- Làm bài tập 1+2 T35
- Tiết tới học tập làm văn luyện nói: Chuẩn bị 5 bài tập thật chu đáo: lưu ý phần lập dàn ý, chuẩn bị theo câu hỏi gợi ý sgk. 
Lưu ý bài tập 1: (1’) viết đoạn văn đảm bảo về cả hình thức và cả nội dung, đúng chính tả, câu đảm bảo đúng ngữ pháp lôgíc mạch lạc (lưu ý tập trung làm nổi bật tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh được giải).
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Về nhà đọc và tóm tắt nội dung văn bản, học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK,T.35); tập phân tích lại toàn bộ văn bản; làm bài tập 1, 2, 3 (SGK,T35).
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài Luyện nói. Tiết sau thực hiện
 ==================================
Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng: / /2009 
Tiết 83, 84. Tập làm văn:
LUYỆN NÓI VÀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu
	- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập (rèn luyện kĩ năng nói).
	- Từ những nội dung luyện, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cách nói cách trình bày của bạn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án
	- HS: Học bài cũ – làm dàn ý bài tập 1,3,4,4.
 3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: (1phút) 
	6A:..../
	6B:..../
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 * Câu hỏi: 
	? Muốn viết văn miêu tả hay, sinh động, người viết cần có những kĩ năng gì? ở văn bản “Sông nước Cà Mau” tác giả đã sử dụng những giác quan và những biện pháp nào để tả cảnh vật?
 * Đáp án - biểu điểm:
	(5 điểm)- Muốn miêu tả được trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánhđể làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
	(5 điểm)- Ở văn bản “sông nước Cà Mau” tác giả đã sử dụng giác quan: thị giáo thính giác để quan sát và miêu tả. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nét độc đáo, điêu luyện các hình ảnh so sánh các động từ mạnh và tính từ miêu tả cảnh quan thiên nhiên Cà Mau đẹp, một vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ và sinh động. 
 b. Nội dung bài mới:
	* Giới thiệu bài: (1 phút) 
	Các em đã biết muốn viết tốt bài văn miêu tả người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Bên cạnh khả năng tạo văn bản viết, nói trình bày trước tập thể một bài miêu tả trên cơ sở các kĩ năng trên cũng là mặt trong những yêu cầu quan trọng. Trong hai tiết chúng ta sẽ tiến hành luyện nói theo một số đề bài cho trước (1->5sgk).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV 
- Vấn đề nói trước tập thể đông người là một trong những điều không phải ai cũng nói một cách khúc thiết lô gíc. Cho nên đây là một vấn đề rất cần thiết vì: Trong công việc trong giao tiếp ta phải nói phải trình bày, phát biểu ý kiến để người nghe hiểu rõ, hiểu đúng nội dung vấn đề mà mình đưa ra. 
I. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(8 phút)
? KH
* Em hãy trình bày miệng miêu tả quang cảnh buổi chào cờ đầu tuần ở trường ta?
 HS
- Nói trước lớp
 GV 
- Nhận xét nội dung, kĩ năng, cách dùng từ ngữ diễn đạt (ngữ điều tác phong trước tập thể)
 GV
- Các em cần lưu ý giờ luyện nói yêu cầu các em sử dụng dàn ý đã làm sẵn ở nhà, nhìn vào phần chuẩn bị để trình bày mở rộng chứ không viết thành văn để đọc. Khi nói cần nói to rõ ràng mạch lạc lưu loát. 
 GV
- Yêu cầu HS mở vở bài tập đã chuẩn bị ở nhà, cô chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự thảo luận về dàn ý đã làm, sau đó cử đại diện trình bày- các nhóm khác nhận xét bổ xung – giáo viên sửa chữa uốn nắn.
II. Thực hành - luyện nói 
(30 phút)
 GV
Gọi đại diện nhóm 1: Ghi phần chuẩn bị lên bảng 
1. Bài tập 1:
 (SGK,T.35-36)
* Dàn ý:
Mở bài: 
a, Phần a:
- Kiều Phương là một trng những nhân vật chính của truyện ngnắn “Bức tranh của em gái tôi” 
Thân bài: 
- Hình dáng Kiều Phương 
+ Gầy, thanh mảnh, mặt lọ bởi các màu vẽ, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
- Tính cách Kiều Phương
+ Luôn vui vẻ hồn nhiên
+ Thích lục lọi các đồ vật trong nhà 
+ Say mê chế thuốc vẽ, say mê tập vẽ
+ Đầy tài năng, nhân hậu, độ lượng, yêu quý anh trai.
Kết bài:
 Nhân vật Kiều Phương đáng mến đáng để chúng em học tập 
b, Phần d:
 HS
Dàn ý phần d (nhóm 2)
Mở bài:
- Nhân vật người anh trai của Kiều Phương là nhân vật chính quan trọng trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” 
Thân bài:
Hình dáng người anh
+ Gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa
- Tính cách người anh
+ Khi chưa biết em gái có tài vẽ, luôn tỏ vẻ khó chịu với em, cho em là đồ trẻ con.
+ KHi tài năng của em được phát hiện: mặc cảm, ghen tị đối xử nhỏ nhen với em.
+ Khi nhận ra tình cảm yêu quý và sự nhân hậy, em gái dành cho mình: ân hận, ăn năn hối lỗi. 
Kết bài:
Người anh có lúc thật đáng trách song điều đáng quý ở người anh là đã nhìn ra được tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái, biết ăn năn hối hận để tự sửa mình vươn lên sống tốt hơn. 
- ý trả lời thêm: Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng nhân hậu của người em gái. 
 GV
 HS
- có thể thấy rằng người anh cũng có phẩm chất tốt đẹp thể hiện ở việc biết hối hận và nhận ra được tấm lòng cao đẹp của em gái mình.
 - Thực hành nói theo dàn ý: 1 tổ nói phần a – 1 tổ nói phần b
 GV
 GV
- Cho các tổ khác nhận xét – gv uốn nắn bổ sung.
Tiết 84
Giảng ngày:02/02/2008
* Phần đầu thực hiện như tiết 83.
- Phần ổn định t/c: (1 phút)
- Phần kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các yêu cầu cơ bản khi nói trước tập thể sau đó ghi các đề mục đã tiến hành ở tiết 83.
(2 phút)
- Phần nội dung thực hành. (39 phút)
Hết tiết 83
2. Bài tập 2:
(SGK,T.36)
 HS
- Dàn ý bài tập 2 (GV gọi nhóm 3) 
Mở bài: 
Em có một cô em gái ba tuổi thật dễ thương 
Thân bài: 
- Em gái tôi bụ bẫm xinh xắn như một con búp bê.
- Làn da trắng mịn như trứng gà bóc. 
- Đôi mắt đen láy, trong veo, giọng nói líu lo như chim hót.
-Bé rất ngoan, hiểm khi khóc nhè
- Bé thích chương trình quảng cáo trên ti vi 
Kết bài:
Cả nhà em ai cũng cưng chiều và yêu quý bé vì bé vừa xinh lại vừa ngoan.
 HS
- Nhóm 3 trình bày miệng trước lớp. (gv gọi các em nhóm khác nhận xét – gv nhận xét bổ sung).
3. Bài tập 3
(SGK,T.T35)
?BT3
 HS
Dàn ý bài tập 3 (miêu tả một đêm trăng sáng nơi em ở)
Mở bài: 
- Em đã từng chứng kiến quang cảnh của đêm trăng đẹp ngay tại vườn nhà mình. 
- Đó là một đêm trăng mùa thu tuyệt đẹp.
Thân bài:
- Khi trăng mới lên:
 + Bầu trờ mỗi lúc một sáng khi trăng từ từ nhô lên sau dãy núi. 
 + Bầu trời trở nên trong vắt, xuất hiện các vì sao lớp lánh. 
 + Không gian im lặng, không khí mát mẻ dìu dịu.. 
- Khi trăng lên chính giữa trời, trăng đẹp nhất. 
 + Trăng tròn đầy như một cái mâm bạc, toả ánh sáng vằng vặc.
 + Ánh trăng êm dịu như tơ tràn ngập trên cành lá, mái nhà mặt ao. 
 + Vạn vật trong khung cảnh “trăng thanh gió mát”
 + Côn trùng cất tiếng kêu vang như một dàn hoà tấu 
 + Gió nhẹ lướt làm xào xạc cả khu vườn.
 + Hạt sương sáng dưới ánh trăng.
 + Cây cối như đang vươn mình lên để đón ánh trăng.
- Trăng lên cao ở thời điểm đẹp nhất.
 + Vạn vật dưới ánh trăng như được dát bạc
 + Ánh sáng rực cả bầu trời nhìn rõ những ngôi nhà, con đường. 
- Cảm súc suy nghĩ của bản thân lúc này. Trang đã tuổi hồn vào cảnh vật làm cho cảnh vật trở nên tươi vui sức sống. 
- Khi trăng bắt đầu lặn:
 + Không gian lúc này như đã chìm vào giấc ngủ ngọt ngào êm dịu. 
 + Trăng lúc này nhu nhỉ lại, chếch về phía Tây, ánh trăng nhạt dần, trời hơi lành lạnh.
- Cảm súc suy nghĩ của bản thân: Bây giờ tất cả đã chìm trong giấc ngủ giữa một đêm trăng đẹp, chỉ còn vầng trăng heo gầy, lặng lẽ ở trên trời. Trăng đã ban tặng cho cuộc đời cảnh vật cái đẹp của mình, trăng thật vô tư khiêm nhường. 
 GV
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên nói trước lớp. (Có nhận xét, uốn nắn)
 GV
Š Gọi 1 nhóm khác trình bày phần kết bài. 
- Kết bài: 
+ Nêu tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu trăng 
+ Ý nghĩa của đem trăng đối với tâm hồn, tình cảm cá nhân 
- GV nhận xét uốn nắn toàn bài. 
?BT4
* Dàn ý: Quang cảnh buổi bình minh trên biển
4. Bài tập 4:
(SGK,T.T36)
 HS
Mở bài: 
- Em đã từng được chứng kiến cảnh bình minh trên biển cả đó là một cảnh tượng thật kì vĩ.
Thân bài: 
- Hừng đông mặt trời từ từ đội biển nhô lên khỏi mặt nước, lúc này mặt trời trông như một quả cầu lửa.
- Bầu trời trở nên trong veo, rực sáng. 
- Mặt biển: Phẳng lì, như tấm lụa trải rộng mênh mông. 
- Rải cát lõ chễ dầu vết càng gió, đã tràng hì hục đào đắp suốt đêm 
- Những con thuyền sau một đêm vật lộn đánh bắt cá giờ đây mệt mỏi, nghỉ ngơi ghếch đầu trên bãi cát.
Kết bài:
- Bình minh trên biển thật mĩ lệ, huy hoàng. 
 GV
Gọi đại diện nhóm lên trước lớp trình bày – gv nhận xét uốn nắn 
?BT5
* Dàn ý bài tập 5.
5. Bài tập: 
(SGK,T.37)
Mở bài:
Tôi yêu thích nhân vạt Thạch Sanh trong truyện cổ tích . 
Một lần tôi ngủ mơ thấy mình được gặp chàng dũng sĩ đó. 
Thân bài:
- Hình dáng chàng dũng sĩ Thạch Sanh 
+ Cao to, vạm vỡ, bắp thịt cuồn cuộn 
+ Mình trần, đóng khố, nét mặt hiền hậu, dễ mến.
+ Vai đeo cung tên, tay cầm búa
- Tính nết:
+ Vui vẻ tốt bụng thật thà.
+ Giàu lòng vị tha.
- Việc làm.
+ Thẳng tay trừng trị kẻ ác, dũng cảm vo song 
Kết bài: 
- Dũng sĩ Thạch Sanh thật đáng cảm phục bởi lòng dũng cảm, sự nhân hậu, độ lượng. 
 HS
Đại diện nhóm 4 trình bày – gv nhận xét uốn nắn 
- Cho điểm HS nào nói tốt đảm bảo nội dung, hình thức 
 HS
 GV
* Củng cố: Để làm được bài văn miêu tả theo em cần phải có những năng lực gì? (2 phút)
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát lại toàn bộ những yêu cầu để làm một bài văn tả cảnh.
 d. Hướng dẫn học làm bài ở nhà: (1phút)
- Chọn 1 trong các dàn bài đã xây dựng phát triển thành bài viết miêu tả.
 - Đọc một số bài văn mẫu 
- Tiết tới học văn: Soạn “Vượt thác”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 21.doc