Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS nắm được:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm phó từ:

 + Ý nghĩa khái quát của phó từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).

 - Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

 Kỹ năng dạy học:

 - Nhận diện phó từ trong văn bản.

 - Phân biệt các loại phó từ.

 - Sử dụng phó từ để đặt câu.

3.Thái độ:

 - Giáo dục thái độ học tập tích cực;

 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.

III/ CHUẨN BỊ:

 1/ Đối với GV:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.

 2/ Đối với Học sinh:

 Soạn bài, bảng phụ.

 

doc 68 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 - 2012
Ngày soạn: 04/01/2012
Ngày giảng: 06, 07/01/2012 
 Tuần 20 
 Tiết 77+78:
Bài 18: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
	a) Kỹ năng dạy học:
-Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
-Phân tích nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
b) Kỹ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận về giá trị nội dung, nghệ thuật.
3.Thái độ: Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống. 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: Soạn bài, chân dung Tô Hoài, bức tranh Dế Mèn phiêu lưu ký. 
 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, tập kể tóm tắt.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
1/ Lớp 6C: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:...................................................................
Học sinh vắng: a).....................................................b)..............................................................................
 c)......................................................d).............................................................................
Học sinh cá biệt: a)..................................................b).................................................................................
 b)..................................................d).................................................................................
2/ Lớp 6E: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:...................................................................
Học sinh vắng: a).....................................................b)..............................................................................
 c)......................................................d).............................................................................
Học sinh cá biệt: a)..................................................b).................................................................................
 b)..................................................d)................................................................................
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
	“Dế Mèn phiêu lưu kí” khi ra đời là một trong 8 truyện viết cho thiếu niên hay nhất thế giới như: Túp lều bác Tơm, không gia đình,...Nhà văn đã sáng tác truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” vào năm 1941. Đây là truyện được các thế hệ người đọc, các lứa tuổi vô cùng yêu thích. Vậy Dế Mèn là nhân vật như thế nào? Bài học đường đời đầu tiên được anh ta trải nghiệm ra sao? Chung ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
(Tiết 77)	 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung.
PP vấn đáp. phân tích, bình giảng. KT động não.
? Nêu những hiểu biết của em vè nhà văn Tô Hoài.
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đàn chim gáy, Vợ chồng A Phủ...
? Tác phẩm có xuất xứ như thế nào?
- Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được sáng tác lúc ông 21 tuổi
- Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá
- Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ.
*GV:hướng dẫn đọc.
-Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn trêu chị Cốc: 
+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.
+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.
+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bi thương.
-HS đọc-> GV nhận xét, uốn nắn.
? Hãy kể tóm tắt truyện
? Giải thích từ: hủn hoẳn, tuềnh toàng, mẫm, cà khịa, trịnh thượng, ăn xổi ở thì, Gọng Vó...
 ? Cho biết kiểu loại và phương thức biểu đạt. Các sự việc chính. Ngôi kể. Nhân vật chính trong truyện.(Truyện ngắn, tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm).
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai?(Ngôi thứ nhất. Dế Mèn).
? Theo em, truyện có mấy sự việc chính?
- 3 sự việc chính:
+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
+ Sự ân hận của Dế Mèn.
- Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt là sự việc nghiêm trọng nhất.
? Bài văn được chia theo bố cục như thế nào.
 Hoạt động 2:HD HS Tìm hiểu chi tiết.
I. Đọc, Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tô Hoài (Nguyễn Sen): 1920
- Quê: Hà Nội
- Viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám với nhiều thể loại. Có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
-Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - xuất bản lần đầu năm 1941
3. Đọc: 
 4. Tóm tắt:
 5. Giải nghĩa từ khó:(SGK,Tr 9)
 6. Bố cục: 2 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" 
Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+Đoạn 2: Còn lại 
Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
* GV: Gọi HS đọc đoạn 1
 ? Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào ( về hình dáng bề ngoài, về hành động, cử chỉ, về tính cách?)
 - HS thảo luận nhanh- trình bày cá nhân.
? Vậy em có nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn.
? Vậy em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn.
? Thay thế một số từ (thuộc TT) đồng nghĩa hoặc trái nghĩa và rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Càng: mẫm bóng- rất to: không nói được đầy đủ mập mạp
-Người: bóng mỡ - đậm: không nói được màu nâu sáng rất ưa nhìn.
-Răng: đen nhánh - đen thui: không nói được cái đẹp mắt, rất bóng khi gặp ánh sáng.
- Râu: hùng dũng- ngang tàng: không nói được cái mạnh mẽ.
Þ Từ ngữ chính xác, sắc cạnh 
* GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể.
? Qua ngoại hình, hành động em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn.
(Tiết 78)
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
* Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch
- Cánh: áo dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong 
Þ Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp.
* Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi.
- Quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... 
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
Þ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
 Þ Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, hung hăng, hống hách, coi mình hơn tất cả.
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
? Em hãy nêu sự việc chính trong đoạn 2 .
- Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt.
? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt. 
?Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế Choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)?
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt;
- Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh
- Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
? Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc: rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, gây sự bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt? 
- Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn:
+ Sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt: "Khiếp nằm im thin thít"
+ Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
+ Ân hận xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
? Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn?
Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc? 
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
? Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện.
PP tổng hợp, vấn đáp. KT động não.
? Hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
HS đọc ghi nhớ (SGK, Tr 11).
 Hoạt động 4
PP tổng hợp, thực hành. KT động não.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
* Hình ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện;
- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
- Xưng: em. Muốn được giúp đỡ.
- Hôi như cú mèo;
- Có lớn mà không có khôn;
- Xấu xí, gày gò ốm yếu, ăn xổi ở thì.
-Hiền lành, từ tốn, rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Mèn bộc lộ tính cách khinh thường, trịnh thượng, ích kỉ, kiêu căng, lỗ mãng với bạn.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Nghịch ranh trêu chị Cốc, thái độ xấc xược, hỗn láo, để Choắt bị chết oan.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung: 
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết oan của Dế Choát.
- Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp miêu tả;
- Xây Dựng hình tượng Dế Mèn gần gũi trẻ thơ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, lời văn giàu hình ảnh.
3. Ý nghĩa:
Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
4. Ghi nhớ: (SGK, Tr 11)
IV. LUYỆN TẬP:
1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế?
Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa...
VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1/ Củng cố:
	Em hãy nêu những ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của truyện?
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 8 câu miêu tả Dế Mèn.
2/ Dặn dò:
	Tóm tắt lại đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”
	Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu nói lên cảm nhận của em về nhân vật Dế Choắt.
	Soạn bài Phó từ.
VII/ RÚT KINH NGHIỆM:
................................... ... ầy Ha-men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8.
- Gọi HS tóm tắt và yêu cầu tóm tắt phải theo bố cục
?- Câu chuyện được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
G?- Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
- Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng.
?- Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi thứ mấy? Hãy nêu tác dụng của ngôi kể?
-Truyện có nhiều nhân vật(Thầy Ha-men, cụ Hô –de, bác phát thư cũ, bác phó rèn Oát-stơ và nhiều người khác.) 
?- Theo em, ai là nhân vật để lại em ấn tượng nhất? Vì sao? 
1. Tác giả: An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897)
2. Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
3. Đọc:
4. Tóm tắt
- Phrăng trên đường tới trường
- Diễn biến của buổi học cuối cùng
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tiếp.
- Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản. 
PP vấn đáp , giảng bình. KT động não.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
?- Hôm diễn ra buổi học cuối cùng Phrăng có ý định gì? Tại sao? Chú có thực hiện được không?
?- Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra ở trên đường tới trường? 
?- Những điều đó báo hiệu sự việc gì đã xẩy ra?
Þ Những điều đó báo hiệu:
- Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức.
- Việc học tập không còn được như trước nữa.
- Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
?- Em có nhận xét gì về cảnh trên đường tới trường và cảnh ở trường?
1.Nhân vật chú bé Phrăng:
- Thoáng nghĩ: 
+ Trốn học vì trễ giờ, không thuộc bài, muốn rong chơi ngoài đường.
+ Nơi đó có sáo hót ven rừng, lính phổ tập tành.
+ Không. Chú cưỡng lại được thói quen ham chơi.
-Trên đường: Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.
- Ở trường: 
+Mọi thứ bình lặng như sáng chủ nhật.
+Thầy Ha-men đi đi lại lại, thầy dịu dàng.
+Thầy có trang phục rất sang trọng.
+Mọi người trong làng đều đi học, có vẻ mặt buồn rầu.
→Khung cảnh ngột ngạt và căng thẳng như báo hiệu một điều nghiêm trọng sẽ xảy ra.
(Tiết 94)
?- Khi thầy Ha-men nói cho biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp thì Phrăng có tâm trạng như thế nào?
?- Trong tâm trạng ấy, cậu bé có những thay đổi gì? Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột đó?
?- Để làm nổi bật tâm trạng của Phrăng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
?- Trong buổi học cuối cùng, thầy giáo Ha-men có trang phục như thế nào? Em có nhận xét gì về trang phục đó? Việc mặc trang phục đó nhằm nói lên điều gì?
?- Thầy đã có cách đối xử như thế nào đối với học sinh? Em có nhận xét gì?
?- Thầy đã nói gì về tiếng pháp? Thầy thể hiện tình cảm gì qua lời nói đó?
?- Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn lính phổ vang lên, nó báo hiệu điều gì? Thời điểm áy thầy Ha-men có biểu hiện gì?
?- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
?- Em có nhận xét gì về hình ảnh thầy Ha-men ở cuối bài? Lời nói, hành động, cử chỉ của thầy đã thẻ hiện điều gì?
?- Trong buổi học cuối cùng, mọi người có thái độ như thế nào?
?- Họ đã thể hiện điều gì?
- Tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng:
+ Choáng váng sững sờ: tin đến với cậu quá đột ngột, bất ngờ. Cậu đã hiểu nguyên nhân của mọi sự khác lạ.
+ Tiếc nuối ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình. “Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi! Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng lại ở đó ư!...).
+ Từ tiếc nuối sang xấu hổ và tự giận mình vì không chịu học, không thộc các quy tắc về phân từ.
+ Cậu thấy: những cuốn sách vừa nãy chán chán ngán, mang nặng, giờ đây là những người bạn cố tri, đau lòng phải giã từ. Quên cả thầy phạt, thầy vụt vì thương thầy. Thấy hiểu bài, chăm chú nghe và nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
- Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm lí, từ ngữ cụ thể, tinh tế, giàu cảm xúc thể hiện tâm trạng. Sử dụng câu cảm thám và câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh đối lập.
2. Nhân vật thầy giáo Ha-men:
a) Trang phục:
- Chiếc nụ hoa đen thêu, áo Rơ-danh-gốt màu xanh lục diềm lá sen – trang phục giành cho buổi lễ phát phần thưởng, tiếp thanh tra.
- Trang phục trang trọng lịch sự.
- Nhằm khẳng định ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng của buổi học cuối cùng.
b) Thái độ:
- Học sinh đi muộn thầy không giận giữ mà nói thật dịu dàng, trang trọng.
- Học sinh không thuộc bài thầy không mắng, không phạt.
- Thầy tự nhận trách nhiệm về mình.
- Thầy kiên nhẫn giảng giải, muốn truyền thụ hết tri thức cho học sinh.
- Ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Phải giữ lấy nó....., đừng bao giờ quên lãng nó....một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,...giữ vững tiến nói,......chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Báo hiệu chấm dứt buổi học, chấm dứt việc học bằng tiếng pháp. Thầy tái nhợt người, nghẹn ngào không nói nữa
- Nghệ thuật miêu tả ở từng thời điểm cụ thể.
- Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao. Lòng yêu nước cụ thể, chân thành, sâu sắc, cảm động. 
3. Các nhân vật khác:
(Bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô – de, bác phát thư, các em nhỏ).
- Bác Oát-stơ “Đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớn”.
- Dân làng ngồi lặng lẽ, ai nấy đều buồn rầu, tiếc nuối, tạ ơn thầy.
- Cụ Hô-me mang theo quyển tập đánh vẫn cũ sờn mép, mở rộng trên lòng, cụ chăm chú, giọng run run vì xúc động.
- Mọi người chăm chú viết, im phăng phắc.
- Trò nhở cặm cụi, viết nét sổ, đọc đồng thanh.
Thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự trân trọng của mình đối với việc học tiiếng mẹ đẻ.
Hoạt động 3: HDHS Tổng kết và luyện tập.
PP tổng hợp, KT động não.
III. TỔNG KẾT:
- Em cảm nhận được gì từ truyện Bài học cuối cùng?
- Em học tập được gì từ Nghệ Thuật kể chuyện cảu tác giả?
GV cho HS đọc ghi nhớ(SGK, Tr 55).
GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói Dân Tộc là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một Dân Tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Tác giả là người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
1. Nội dung: 
2 Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hònh ảnh so sánh.
3. Ghi nhớ: :(SGK - Tr 55)
4. Ý nghĩa:
Hoạt động 4: Luyện tập
PP Phân tích, tổng hợp. KT động não.
IV. Luyện tập:
- HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp.
1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2. Viết đoạn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha-men?
VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1/ Củng cố:
	- Em hãy nêu bố cục của văn bản? 
	- Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản?
	- Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
	2/ Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập ở phần luyện tập (SGK, Tr 56).
	- Học bài cũ, soạn Tiếng Việt “Nhân hóa.”
	- Ôn tập, chuẩn bị cho bài làm văn số 5. Văn miêu tả. (Làm ở nhà).
VII/ RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 22/02/2012
	Ngày dạy: 24/02/2012 
 Tuần 24 
 Tiết 95:
Tiếng Việt: NHÂN HÓA
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: 
	- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
	- Tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
	a) Kỹ năng dạy học:
	- Nhận diện và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
	- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
	b) Kỹ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận cách sử dụng nhân hóa. 
3.Thái độ: 
	Giáo dục tinh thần học tập tích cực, tự giác sửa những lỗi đã mắc.	
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp, thảo luận nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Đối với GV: 
+ Soạn bài.
+ Đọc sách giáo viên, SGK.
	+ Máy chiếu.
2/ Đối với Học sinh: 
	Soạn bài, học bài, SGK, bảng phụ.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
1/ Lớp 6C: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:...................................................................
Học sinh vắng: 
a).....................................................................b)..............................................................
c)....................................................................d)...............................................................
Học sinh cá biệt:
a)...................................................................b)................................................................
b)...................................................................d)................................................................
1/ Lớp 6E: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:...................................................................
Học sinh vắng: 
a).......................................................................b)............................................................
c).......................................................................d)............................................................
Học sinh cá biệt: 
a)......................................................................b).............................................................
b)......................................................................d).............................................................
V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của phép so sánh? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
	Giáo viên giới thiệu bài mới: nếu như ở tiết trước các em đã được tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh. Trong tiết học này thầy và các em sẽ tìm hiểu một biện pháp nghệ thuật tu từ mới. Đó là Nhân hóa. Vậy Nhân hóa là gì? Và có những tác dụng như thế nào? Tìm hiểu nội dung bài học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 tinh den tuan 24 co ky nang song.doc