A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được các đặc điểm của động từ
- Nắm được các loại động từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm động từ
+ Ý nghĩa khái quát của động từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)
- Các loại động từ
2. Kĩ năng :
- Nhận biết động từ trong câu
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Vấn đáp
Tích hợp : Phần văn ở bài “Con hổ có nghĩa”, phần TLV “kể chuyện tưởng tượng’
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: : ? Thế nào là chỉ từ ? Nêu họat động của chỉ từ trong câu ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, những từ diễn tả hành động, trạng thái của sự vật được gọi là động từ . Vậy động từ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
TUẦN 15 TIẾT 57 Ngày soạn: 20/11/2011 Ngày dạy : 23/11/2011 Văn bản : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : CON HỔ CÓ NGHĨA ( Lan Trì kiến văn lục – VŨ TRINH) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Có hiểu biết bước đầu về thể loại văn học trung đại. - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa. - Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Đặc điểm thể loại truyện trung đại. - Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình của truyện Con hổ có nghĩa. - Nét đặc sắc của truyện : kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại. - Phân tích để hiểu ý nghĩa cảu hình tượng ‘ Con hổ có nghĩa’ - Kể lại được truyện 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, thuyết trình... Tích hợp với TLV“ luyện tập kể chuyện tưởng tượng”, với Tiếng Việt bài “ Động từ” D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ truyện: Ngắn, vừa, dài . Được các tác giả sáng tác trong thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX nhằm đề cao đạo lý làm người . Truyện “ Con hổ có nghĩa” mà các em sẽ học sau đây là một ví dụ . HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên giới thiệu vài nét về tác giả . *Tác giả : Vũ Trinh ( 1759 – 1828 ) Quê ở thị trấn Kinh Bắc ( Bắc Ninh ) Làm quan dưới triều nhà Lê và nhà Nguyễn. HS: Đọc mục chú thích phần dấu sao . ? Truyện trung đại được tính từ thế kỉ nào->TK nào? Thường được viết bằng chữ gì? Có nội dung gì? GV: Nêu những nét chính về truyện trung đại Việt Nam để học sinh nắm. GV cùng HS: Giải thích một vài từ khó: ? Văn bản thuộc thể loại gì? HS: Văn xuôi chữ Hán * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Giáo viên cùng HS : Đọc câu chuyện ? Hổ đã gặp chuyện gì ? Hổ đực đã làm gì để giải quyết sự việc đó ? ? Hành động của hổ khi đi tìm bà đỡ như thế nào ? ý nghĩa ? ? Hổ đã cư xử với bà đỡ Trần như thế nào ? GV: Hổ đã lo lắng cho hổ cái sinh con, đã mừng rỡ khi hổ con ra đời, đã quý trọng bà đỡ khi bà đỡ giúp mình. Đó quả là một con hổ có nghĩa . ? Vậy, theo em tác giả mượn chuyện con hổ có nghĩa nhằm đề cao điều gì về cách sống của con người HS:: Thảo luận 2HS/ nhóm trả lời ? Con Hổ thứ 2 đã gặp phải chuyện gì ? ? Bác tiều đã làm gì để giúp hổ thoát nạn ? ? Hổ trán trắng đã đền ơn bác tiều như thế nào ? Học sinh thảo luận : Câu 1: Hãy so sánh cách đền ơn của 2 con hổ ? Câu 2 :Từ câu chuyện đó, tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống của con người ? * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tổng kết ? Qua truyện này, em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại ? GV: Các truyện thời trung đại thường mang tính giáo huấn, truyền dạy về đạo đức làm người I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: 2.Tác phẩm. Truyện văn xuôi bằn chữ hán, thời kỳ trung đại có nội dung phong phú mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyện. 3.Thể loại: Truyện trung đại II. ĐOC- HIỂU VĂN BẢN; 1. Đọc – tìm hiểu từ khó/sgk 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: 2 phần: Mỗi phần là một câu truyện b. Phân tích. b1. Câu chuyệnvề con hổ thứ nhất . ( Cái nghĩa của con hổ đói với bà đỡ Trần) - Hổ cái sắp sinh con, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần - Hành động: Khẩn trương, quyết liệt, hết lòng với người thân và bảo vệ bà.(..) - Bà đỡ cứu Hổ -> Hổ đền cục bạc => Biết ơn, quý trọng người đã giúp mình, đề cao tình nghĩa, biết ơn người đã giúp mình. Tặng bà cục bạc sống qua mùa đói kém. 2. Câu chuyện về con hổ thứ hai ( Cái nghĩa của con hổ đói với bác tiều) - Hổ bị hóc xương, vật vã đau đớn. - Bác Tiều móc xương cứu sống, thò tay vào cổ họng móc xương - Hổ đền ơn bác Tiều, đền ơn mãi mãi.Cả khi sống và khi chết (.) => Lòng ân nghĩa, thuỷ chung và tình thương yêu loài vật . III.Tổng kết 1 Nghệ thuật - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn. - Kết cấu truyện có sự nâng cấp, tô dậm tư tưởng, chủ đề tác phẩm. 2 Ý nghĩa văn bản. Truyện đề cao giá trị đạo làm người, con vật còn có nghĩa huống chi là con người. * Ghi nhớ/ sgk. E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài học : - Đọc kỹ truyện, tập kể lại theo đúng trình tự - Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ sau khi học xong truyện. * Bài soạn: Soạn : Động từ F. RÚT KINH NGHIỆM : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ************************************************* TUẦN 15 TIẾT 58 Ngày soạn: 20 /11/2011 Ngày dạy : 23 /11/2011 Tiếng việt : ĐỘNG TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được các đặc điểm của động từ - Nắm được các loại động từ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Khái niệm động từ + Ý nghĩa khái quát của động từ + Đặc điểm ngữ pháp của động từ ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) - Các loại động từ 2. Kĩ năng : - Nhận biết động từ trong câu - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. - Sử dụng động từ để đặt câu. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp Tích hợp : Phần văn ở bài “Con hổ có nghĩa”, phần TLV “kể chuyện tưởng tượng’ D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: : ? Thế nào là chỉ từ ? Nêu họat động của chỉ từ trong câu ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, những từ diễn tả hành động, trạng thái của sự vật được gọi là động từ . Vậy động từ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của động từ GV: Đưa ra 5 ví dụ: Chạy, học bài, nói, cười, khúc. ? Những từ trên miêu tả điều gì của con người. HS: Miêu tả hành động của con người. HS: Đọc ví dụ . ? Dựa vào kiến thức đã học ở cấp I, em hãy tìm động từ trong các ví dụ ? ? Hãy nêu ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được ? HS : Nhắc lại đặc điểm của danh từ ? ? Hãy tìm các từ đứng trước động từ vừa tìm được ? ? Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ? HS : Cho ví dụ Giáo viên nhấn mạnh : Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật thường kết hợp với các từ: Đã, sẽ, đang, vẫn ở phía trước và thường làm vị ngữ trong câu . HS: Đọc ghi nhớ . * HOẠT ĐỘNG 2: Các lọai động từ chính GV: Kẻ bảng HS: Lên bảng điền các động từ đã cho vào các ô trống . - Dựa vào sơ đồ, giáo viên cho học sinh hiểu về các lọai động từ . Học sinh đọc mục ghi nhớ . bài 1, 2, 3 giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm . GV : Đọc HS :Viết chính tả . Hai học sinh: Đổi bài cho nhau rồi sửa * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1/ SGK Tìm động từ trong bài “lợn cưới, áo mới” .Những động từ ấy thuộc loại động từ nào? Bài 2/SGK: GV : Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 2 HS : Suy nghĩ, làm bài tại chỗ. Bài 3/SGK: GV GV : Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 3 HS : Suy nghĩ, làm bài tại chỗ. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc điểm của động từ a. Động từ - Đi, đến, ra , hỏi - Lấy, làm, lễ . - Treo, có, xem, cười, bảo, bán, để . => chỉ hành động, trạng thái của sự vật b. Đặc điểm và chức năng của động từ : - Kết hợp được với các từ : Đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ.. ở phía trước, tạo thành cụm động từ. - Chức vụ điển hình thường làm vị ngữ trong câu . - Khi làm chủ ngữ, động từ mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ.. 2. Các lọai động từ chính - Trả lời câu hỏi làm gì ? Đi, chạy, cười, đọc, hỏi,ngồi, đứng - Trả lời câu hỏi làm sao? Dám, toan, định, phải Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt * Đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau ( Động từ tình thái) * Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau ( Động từ chỉ hành động, trạng thái : Gồm hai loại nhỏ động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái. 3.Ghi nhớ ( SGK ) II. LUYỆN TẬP Bài 1/ SGK a.Các động từ: có, khoe, may, đem ra đứng hóng, đợi, đi, khen, thấy, hỏi, có, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc b.Phân loại: - Động từ chỉ tình thái: mặc, có, may, khen, thấy, bảo, giơ - Động từ chỉ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi. Bài 2/SGK: Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng keo kiệt nọ chỉ thích cầm của người khác mà không muốn đưa cho ai Chú ý động từ “cầm” và “đưa” trái nghĩa nhau . Bài 3/SGK Chính tả: Con hổ có nghĩa ( Hổ đực mừng rỡ.vẻ tiễn biệt) E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài học : - Đặt câu và xác định ngữ pháp của động từ trong câu - Luyện viết chính tả một đoạn truyện.. * Bài soạn: Soạn : Cụm động từ F. RÚT KINH NGHIỆM : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************* TUẦN 15 Ngày soạn:20/11/2011 Ngày dạy : 24/11/2011 TIẾT 59 : Tiếng việt : CỤM ĐỘNG TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Nắm được các đặc điểm của cụm động từ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Nghĩa của cụm động từ - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ 2. Kĩ năng : Sử dụng cụm động từ 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, Thảo luận nhom, thuyết trình... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: : ? Hãy nêu những đặc điểm của động từ ? Động từ được chia làm mấy lọai lớn ? Cho ví dụ ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong câu, động từ thường có một số từ ngữ khác đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tạo thành cụm động từ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cụm động từ HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của động từ GV: Đưa ra 5 ví dụ: Chạy, học bài, nói, cười, khúc. ? Những từ trên miêu tả điều gì của con người. HS: Miêu tả hành động của con người. HS: Đọc ví dụ . ? Dựa vào kiến thức đã học ở cấp I, em hãy tìm động từ trong các ví dụ ? ? Hãy nêu ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được ? HS : Nhắc lại đặc điểm của danh từ ? ? Hãy tìm các từ đứng trước động từ vừa tìm được ? ? Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ? HS : Cho ví dụ Giáo viên nhấn mạnh : Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật thường kết hợp với các từ: Đã, sẽ, đang, vẫn ở phía trước và thường làm vị ngữ trong câu . HS: Đọc ghi nhớ . * HOẠT ĐỘNG 2: Các lọai động từ chính GV: Kẻ bảng HS: Lên bảng điền các động từ đã cho vào các ô trống . - Dựa vào sơ đồ, giáo viên cho học sinh hiểu về các lọai động từ . Học sinh đọc mục ghi nhớ . * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập. GV : Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 3 HS : Suy nghĩ, làm bài tại chỗ. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Cụm động từ là gì ? * Xét ví dụ - Các từ in đậm: - Đã, nhiều nơi bổ sung cho “đi” - Cũng, những câu đố oái oăm. bổ sung cho “ra” -> Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ - Nếu lược bỏ các từ in đậm thì chúng ta không hiểu được ý nghĩa của câu => So với Động từ Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn động từ . *. Hoạt động của cụm động từ -Ví dụ: Lan / đang cắt cỏ ngoài đồng CN VN -> Cụm động từ làm vị ngữ trong câu hoạt động như một động từ 2.Cấu tạo của cụm động từ a. Mô hình cụm động từ Phần trước. Phần trung tâm Phần sau đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố oái oăm . Đang học bài tiếng việt b. Ghi nhớ ( SGK ) II. LUYỆN TẬP Bài 1. a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà b - yêu thương Mị Nương hết mực - muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. c. - Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ . Bài 2. Phần trước. Phần trung tâm Phần sau Còn đang Đừa nghịch ở sau nhà Yêu thương Mị Nương hết mực Muốn kén Cho con một người.. Đành Tìm cách giữ Sứ thần ở công ... Bài 3. Phụ ngữ “ chưa”, “ không => có ý nghĩa phủ định Chưa là sự phủ định tương đối, hàm nghĩa " không có dặc điểm X ở thời điểm nói, nhưng có thể có đặc điểm X trong tương lai ". Còn không là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa "không có đặc điểm X ". Cách dùng hai từ này đều cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé : cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được. E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài học : - Đặt câu và xác định ngữ pháp của cụm động từ trong câu * Bài soạn: Soạn Tiếng Việt: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ F. RÚT KINH NGHIỆM : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************************* Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 60 Tiếng Việt: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ A.Mức độ cần đạt - Nắm được đặc điểm của tính từ và cụm tính từ . - Nắm được các loại tính từ B.Trọng tâm kiến thức: 1.Kiến thức - Khái niệm tính từ + Y nghĩa khái quát của tính từ + Đặc điểm khái quát của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ - Các loại tính từ - Cụm tính từ + Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ +Nghĩa của cụm tính từ + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ 2.Kĩ năng: -Nhận biết tính từ trong văn bản. -Phân biệt tính từ chỉ dặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. -Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói và viết. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . C.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Tích hợp phần Văn ở truyện “Mẹ hiền dạy con” với phần Tập làm văn “ Kể chuyện tưởng tượng” . 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Tìm nhiều ví dụ về tính từ. D.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Cụm động từ là gì ? Nêu cấu tạo của cụm từ ? Cho ví dụ minh hoạ ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Các em vừa tìm hiểu động từ, cụm động từ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu tính từ và cụm tính từ HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động I: Gọi HS đọc ví dụ SGK . - Dựa vào những hiểu biết của em đã học ở cấp 1 hãy chỉ ra tính từ trong ví dụ trên ? - Hãy lấy thêm một số tính từ mà em biết ? Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ đó? * GV lấy ví dụ ở bảng phụ : + Chỉ màu sắc : Xanh, đỏ, tím ,vàng + Chỉ mùi vị : : Chua , cay , thơm , bùi , đắng + Chỉ hình dáng : Gầy gò , liêu xiêu , thoăn thoắt , lờ đờ . + So với động từ , tính từ có khả năng kết hợp với các từ “đã , sẽ đang cũng , vẫn như thế nào ? -Cho ví dụ tính từ có khả năng kết hợp với các từ: hãy , đừng , chớ ra sao ? Cho ví dụ ? =>Nhận xét gì về khả năng làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu của tính từ? + Về đặc điểm của tính từ em cần ghi nhớ những gì ? .Hoạt động II : Các loại tính từ + Trong những tính từ đã tìm ở ví dụ trên , tính từ nào có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ ? (rất , hơi , quá , lắm , khá ..) Vì sao ? + Những tính từ nào không có khả năng kết hợp vối những từ chỉ mức độ ? Vì sao? Ở nội dung náy em cần ghi nhớ những gì ? Học sinh đọc to ghi nhớ ở SGK .Hoạt động III : Cụm tính từ + Gọi HS đọc ví dụ ở SGK . Tìm tính từ trong bộ phận được in đậm trong những ví dụ trên ? Chỉ ra những tính từ ? + Từ ví dụ đó hãy chỉ ra những từ ngữ đứng trước , đứng sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó ? GV :Các từ ngữ trước và sau tính từ cùng tính từ trung tâm làm thành cụm tính từ . + hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ trong 2 ví dụ ? + Phần cụm tính từ em cần ghi nhớ những gì ? * HS đọc to ghi nhớ SGK /155 .Hoạt động IV: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm BT Bài 1,2 HS TLN 3 phút Làm bảng phụ – Các nhóm trả lời. GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý . Học sinh đọc Bài 3 GV hướng dẫn HS làm BT HS làm – giáo viên nhận xét . I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm của tính từ : Ví dụ (SGK) a. Bé , oai b. Nhạt , vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi => Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật , màu sắc , mùi vị , hình dáng * Khả năng kết hợp với “Đã , sẽ , đang , cũng , đều , vẫn." -> Tạo cụm tính từ . Khả năng kết hợp với "hãy , đừng , chớ " rất hạn chế * Về chức vụ ngữ pháp trong câu : + Làm chủ ngữ . + Làm vị ngữ (hạn chế hơn động từ) .Ghi nhớ SGK 2. Các loại tính từ : - Có hai loại tính từ + Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp các từ chỉ mức độ : rất , hơi , khá ). + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ) * Ghi nhớ SGK 3.Cụm tính từ : Ví dụ : SGK Tính từ : yên tĩnh , nhỏ , sáng . Các từ ngữ đứng trước tính từ (vốn , đã , rất ) Các từ ngữ đứng sau tính từ : ( lại, vằng vặc ở trên không ) Mô hình cụm tính từ : Phần trước Phần trung tâm Phần sau vốn/ dã/ rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không * Ghi nhớ SGK II .Luyện tập Bài 1+2 * Các cụm tính từ : sun sun như con đỉa , chần chẫn như cái đòn càn , bè bè như cái quạt thóc , sừng sững như cái cột đình , tun tủn như chổi sể cùn . => Các tính từ trên là từ láy , có tác dụng gợi hình, gợi cảm. -Các hình ảnh mà tính từ gợi ra là những sự vật tầm thường , không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi. -Từ đó nhấn mạnh đặc điểm chung của các ông thầy bói : nhận thức hạn hẹp, chủ quan . Bài 3: Các tính từ và động từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham lam : gợn sóng êm ả nổi sóng nổi sóng dữ dội nổi sóng mù mịt -> nổi sóng ầm ầm. Các động từ, tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn thể hiện thái độ của cá vàng ngày một phẫn nộ . E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài học : - Nhắc lại ghi nhớ SGK . - Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ. -Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu. - Làm bài tập 4 /SGK; - Chuẩn bị “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” F. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................ ***********************************************
Tài liệu đính kèm: