Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Giúp HS tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo, tự lập được dàn bài cho đề bài tưởng tượng

2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm dàn bài tự sự tưởng tượng

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ :

- Gv: Soạn bài

- Hs: Chuẩn bị bài ở nhà

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- HS chuẩn bị bài

- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng ?

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15: Ngày soạn: 22 - 11 - 2010.
 Ngày dạy: 29 - 11 - 2010.	 
chỉ từ
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ, biết cách dùng chỉ từ khi nói, viết
2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các chỉ từ
3.Thái độ: ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt 
B. Chuẩn bị : 
- Gv: Soạn giáo án ,bảng phụ .
- Hs: Đọc ví dụ Sgk.
C. Tiến trình dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập 1(129)- Cho biết số từ là gì ?
- Thế nào là lượng từ ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* GV treo bảng phụ ghi VD1
- Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
HS tìm - giải thích
- So sánh các từ và cụm từ sau từ đó rút ra ý nghĩa của các từ được in đậm.
+ Từ: 
- Ông vua
* Cụm từ:
- Ông vua nọ
-Viên quan
- Viên quan ấy
- Làng
- Làng kia
- Nhà
- Nhà nọ
Nghĩa của các cụm từ so với nghĩa của các từ như thế nào ?
- Nghĩa của ác cụm từ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia...đã được cụ thể hoá, được xác định rõ ràng trong không gian.
- Quan sát VD3 (137)
Nghĩa của các từ: ấy, nọ trong VD có điểm nào giống và điểm nào khác với các trường hợp phân tích ở trên ?
Hồi ấy
Đêm nọ
+ Giống nhau: trở vào sự vật
+ Khác nhau:
- Viên quan ấy, nhà nọ àđịnh vị về không gian cho danh từ trong cụm danh từ.
- Hồi ấy, đêm ấy à định vị về thời gian cho danh từ trong cụm danh từ.
Vậy em có nhận xét chung gì về vị trí ý nghĩa của các từ in đậm trên ?
HS khái quát bài học 1
- Đứng sau danh từ trong cụm danh từ 
- Dùng để trỏ sự vật
* HS làm bài tập nhanh: (GV treo bảng phụ)
Ghi bài tập: Điền các chỉ từ vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Cô kia cắt cỏ bên sông
 Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
b. Cấy cày vốn nghiệp nông gia
 Ta đây trâu đấy ai mà quản công
- HS điền - giải thích.
GV treo bảng phụ 1 ghi VD phần I
Hướng dẫn HS phân tích chức vụ của chỉ từ trong câu.
- Trong các câu đã dẫn ở phần I
Chỉ từ đảm nhận chức vụ gì ?
- Viên quan ấy
- Cánh đồng kia
- Hai cha con nhà nọ
- Tìm chỉ từ trong VD a,b SGK (137)
a, Đó là một điều chắc chắn
 CN 
b, Từ đấy, nước ta chăm nghề
 Tr.N
Qua phân tích ví dụ, em rút ra nhận xét gì và chức vụ của ngữ pháp của chỉ từ trong câu ?
* GV chốt lại bài học.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn yêu cầu HS xác định chỉ từ.
Mùa hè năm nay, lớp tôi tổ chức tham quan công viên nước Nhật Tân. Đó là một kỉ niệm tuyệt vời, vì các bạn trẻ, ai đã đến thăm, chơi công viên ấy một lần đều khó có thể quên.
Bài 1: (138) Tìm chỉ từ trong cây sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy.
a. Hai thứ bánh ấy
b. Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ
c, Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàg đưa năm mươi con lên núi chia nhau cai quản các phương.
d, Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng.
Bài 2: GV hướng dẫn HS thay cụm từ bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay.
nội dung cần đạt
I. Chỉ từ là gì ?
1.Ví dụ
SGK -137
2. Nhận xét
- Nọ à ông vua
- ấy à viên quan
- Kia à làng
- Nọ àcha con nhà
- Các từ ấy, nọ, kia trỏ vào sự vật.
- Được xác định vị trí sự vật trong không gian.
- Xác định vị trí sự vật trong thời gian.
c, Kết luận
* Ghi nhớ1(137)
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, hoặc thời gian.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Chỉ từ làm phụ ngữ (sau) trong cụm danh từ.
a, "Đó": chỉ ngữ
b, "đấy": làm trạng ngữ
Ghi nhớ 2: (138)
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
- Có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ.
III. Luyện tập
- Định vị chỉ sự vật trong không gian
- Làm phụ ngữ sau cụm danh từ.
(cụm danh từ làm bổ ngữ trong câu)
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm chủ ngữ trong câu
- Định vị chỉ sự vật trong khônggian
- Làm trạng ngữ
- Như câu c)
* Thay:
a. Đến chân núi Sóc Sơn à đến đấy
b. Làng bị nửa thiêu cháy à làng ấy
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề
- Thảo luận nhóm - đại diện trình bày.
* Gợi ý:
- Xác định các chỉ từ trong đoạn văn ?
VD: năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay
- Nhận xét vai trò của chỉ từ, các cụm danh từ trong văn bản cụ thể.
à Đây là truyện cổ tích: thời gian, không gian không xác định - các chỉ từ trong đó có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm, khó gọi thành tên giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật thời điểm ấy trong chuối sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
- vậy có thể thay các chỉ từ trên được không ? (không thay được)
à chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
4. Củng cố :
? Thế nào là chỉ từ?
5. Hướng dẫn:
- Nắm nội dung bài học
- Liệt kê các chỉ từ thường gặp.
- Chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng, GV giao đề 1 cho HS chuẩn bị kĩ ở nhà.
.....................................................................................................................................................
Tiết 58: Ngày soạn: 23 - 11 - 2010.
 Ngày dạy: 01 - 12 - 2010.
luyện tập kể chuyện tưởng tượng 
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo, tự lập được dàn bài cho đề bài tưởng tượng
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm dàn bài tự sự tưởng tượng
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học 
B. Chuẩn bị :
- Gv: Soạn bài 
- Hs: Chuẩn bị bài ở nhà 
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS chuẩn bị bài
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
- HS đọc đề:
+ Xác định yêu cầu của đề ?
+ Kiểu bài ?
* Bắt buộc phải tưởng tượng và tưởng tượng phải dựa vào con gười và sự việc có thật (không dùng tên thật)
* Chuyện kể về thời tương lai nhưng phải căn cứ vào sự thật hiện tại.
* Phương pháp: GV yêu cầu HS xây dựng dàn bài chi tiết theo từng mục nhỏ
- HS trình bày à bổ sung.
- Mở bài cần nêu ý nào ?
HS trao đổi - trình bày.
GV khái quát ý chính.
- Thân bài cần kể như thế nào ?
- Nên theo trình tự như thế nào ?
+ Theo trình tự diễn biến thời gian, cuộc đi thăm.
+ Tâm trạng trước khi về trường như thế nào ?
+ Khi về đến trường thấy những gì ?
(chú ý: không nêu tên cụ thể)
GV phân nhóm trình bày miêng theo các phần theo dàn bài.
- Yêu cầu: + Tưởng tượng phải hợp lí
 + Trình bày lưu loát 
- HS trình bày - HS nhận xét
nội dung cần đạt
Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung:
+ Tưởng tượng chuyến về thăm trường cũ sau mười năm với những đổi thay của ngôi trường.
+ cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến thăm đó.
2. Tìm ý, lập dàn ý.
a, Mở bài:
- Mười năm nữa là năm nào ?
- Em bào nhiêu tuổi ?
- Em đang làmgì ?
- Em về thăm trường vào dịp nào ?
b. Thân bài.
Lần lượt kể những điều mình tưởng tượng trên cuộc sống hiện tại về những gì thay đổi của trường.
- Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn,sốt ruột, bồi hồi, lo lắng
- Cảnh trường, lớp sau mười năm xa cách(có gì đổi thay thêm, bớt); cảnh các khu nhà vườn hoa, lớp học cũ,
Cuộc gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo cũ, mới như thế nào ?
- Hình ảnh các bạn cùng lứa, những kỉ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn
c. Kết bài:
- Phút chia tay
- ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường: cảm động, yêu thương, và tự hào về nhà trường, về bạn bè.
Tiết 56: Ngày soạn: 26 - 11 - 2010.
 Ngày dạy: 03 - 12 - 2011.
 Văn bản: HDTH:
con hổ có nghĩa 
(Truyện trung đại Việt Nam )
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 - Nắm được nội dung - ý nghĩa của truyện, đề cao ơn nghĩa. ư
-Hiểu được giá trị của đạo làm người, cách kể chuyện giản dị, kết cấu 2 truyện nhỏ nối tiếp nhau.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo.
3.Thái độ
 - Giáo dục lòng biết ơn nhớ ơn những người đã giúp mình.
-Sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
B .Chuẩn bị :
- Gv : Soạn bài 
- Hs: Đọc văn bản trả lời câu hỏi 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:đọc sáng tạo,vấn đáp,động não.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể truyện dân gian mà em thích nhất. Nêu ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
GV yêu cầu HS nhận diện thể loại tác phẩm
* HS đọc chủ thích * - 143
- Em hiểu thuật ngữ "thời trung đại' Chỉ thời kì nào ?
- Truyện Trugn đại Việt Nam "Con hổ có nghĩa" thuộc thể loại nào ? Truyện có đặc điểm gì ?
+ Cốt truyện đơn giản thường kể theo trật tự thời gian
+ Nhân vật kể theo ngôn ngữ, hành động, tâm lí còn đơn giản
+ Chi tiết nghệ thuật:
Chi tiết chân thực từ cuộc sống
Hay sử dụng chi tiết li kì, hoang đường à TK XIX trong các tác phẩm hư cấu, tưởng tượng trogn nghệt huật chiếm vị trí cốt lõi chủ công.
* GV hướng dẫn HS đọc, kể
Đọc: Giọng đọc, kể gợi không khí li kì, cảm động, chú ý những tình tiết gay cấn.
Kể: Xác định cốt truyện và nhân vật thông qua lời kể à HS kể tóm tắt.
* Giải thích từ:
- Kết cấu của truyện ? Truyện gồm 2 truyện nhỏ nối kết với nhau.
- Hai truyện kể về việc gì ?
- có mấy việc trả nghĩa ?
à 2 việc hổ trả nghĩa : + Bà đỡ Trần
 + Bác Tiều Mỗ
-Hai sự việc đó ứng với đoạn nào trong truyện ?
* HS đọc truyện thứ nhất - nêu nội dung ?
- Nhân vật chính trong truyện là ai ?bà đỡ hay con hổ ?
HS trao đổi - trình bày
GV khái quát: nhân vật chính là con hổ vì truyện tập trung kể về cáci nghĩa của con hổ.
- Trong truyện hổ đã gặp phải việc gì ?
- Hổ đã làm gì để giải quyết việc đó ?
- Quan sát đoạn truyện cho biết:
+ Các hành động của hổ khi tìm bà đỡ ?
+ Em có suy nghĩ gì về tính chất, ý nghĩa của hành động đó ?
-Điều đó cho thấy tình cảm của hổ như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện ?
- Theo em truyện thuộc thể loại văn học nào ? (truyện ngụ ngôn)
- Theo em, mượn truyện nghĩa của con hổ, tác giả muốn đề cao diều gì về cách sống của con người 
- Con hổ thứ nhất trả nghĩa 1 lần
- Con hổ thứ hai
* Qua truyện em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại ?
- Theo em, Mượn truyện con hổ có nghĩa tác giả muốn truyền tới con người những bài học đạo đức nào ?
* HS đọc ghi nhớ (SGK - 144)
* GV khái quát toàn bài.
- 
nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung
* Thời Trung đại:
Một thời lịch sử, thời kì văn học từ TK X - cuối TK XIX
* Truyện: thuộc loại tự sự có cốt truyện và có nhân vật.
* Truyện Trung đại Việt Nam:
- Hầu hết viết bằng văn xuôi chữ Hán hoặc truyện ngắn bằng văn vần chữ Nôm (viết bằng Tiếng việt)
- Có yếu tố li kì hoang đường
- Truyện "Con hổ có nghĩa" là tác phẩm của Vũ Trinh (1759-1828) quê ở trấn Kinh Bắc làm quan dưới triều Lê - Nguyễn
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc:
2. Chú thích (SGK)
3. Bố cục
4 .Phân tích văn bản 
 a. Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần
à Biết ơn, quý trọng người đã giúp đỡ mình. à là con hổ có nghĩa.
à Bài hoc: con người phải biết ăn ở có nghĩa
b, Hổ trả nghĩa bác Tiều
Bài học: Con người phải có ân nghĩa, thuỷ chung.
Tổng kết:
- Nghệ thuật: Nhân hoá và ẩn dụ
- Mượn chuyện vật để dạy cách làm người.
à Đề cao lòng nhân ái, tình cảm thuỷ chung, và ân nghĩa trong đạo đức làm người.
Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
- HS đọc thêm "Bia con vá" - 145
4. Củng cố:
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm nội dung, ý nghĩa truyện
- Kể được truyện
- Chuẩn bị :Động từ.
.........................................................................................................................
Ngày soạn: 27 - 11 - 2011 
 Ngày dạy: 05 - 12 - 2011
 động từ
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nắm dược khái niệm,ý nghĩa dặc điểm ngữ pháp của cụm động từ.
-Các loại động từ.. 
2.Kĩ năng:
-Nhận biết và phân biệt các loại động từ.
-Sử dụng động từ để đặt câu.
3.Thái độ:
-Tích cực luyện tập tìm động từ, biết sử dụng động từ khi nói và viết.
- Biết cách dùng động từ đúng hoàn cảnh nâng cao hiệu quả diễn đạt.
B. Chuẩn bị : 
- Gv: giáo án ,bảng phụ 
- Hs: Đọc trước ví dụ 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,thảoluận,phân tích,thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
H? Em hiểu tn là động từ?
G: Đưa bảng phụ VD a,b,c
Hãy tìm các động từ trong vd.
ý nghĩa khái quát các từ tìm được là gì/( chỉ rõ mỗi từ).
H? Tìm sự khác nhau giữa Đ T- DT? 
- Những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?
G: Có thể nói: Hãy nhà? sẽ đất?
- Khả năng làm VN? 
G: Đưa VD: Hãy đeo, vẫn làm, đang đến được không? ( được) => K/luận.
G: đưa VD: Tôi đi học - tôi học.
H? Hãy xác định CN - VN trong câu? Đ T có chức vụ gì trong câu?
* CHo đọng từ: Đi, làm
H? Có thể kết hợp những từ đó với những , cái số từ, l/ từ được không?( Không)
* Xét : Học tập là nghĩa vụ hàng đầu của HS.
H? Hãy xác định cn, vn trong câu? CN thuộc từ loại ?
- Có thể kết hựp với các từ: hãy, chớ, đừng..?
H? Từ đó em có nhận xét gì?
H? Từ những VD trên em thấy ĐT có những đặc điểm gì?
: đưa VD : các động từ( sgk) và nêu tiêu chí phân loại Đ T( sgk).
H? Hãy điền các từ vào tiêu chí đó cho phù hợp.
Đòi hỏi Đ T khác đi kèm sau.
Không đòi hỏi Đ T khác đi kèm sau.
TRả lời cho câu hỏi: làm gì?
Đi, chạy, cười, đọc, ngồi.
Trả lời cho câu hỏi làm sao?, thế nào
Dám, toan, định 
Buồn, ghét, đau, vui, yêu
H? Dựa vào bảng cho biết Đ T có mấy loại chính? thường trả lời cho câu hỏi nào?
H? Hãy tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự Đ T thuộc mỗi nhóm trên?
H: Đọc lại truyện và xác định Đ/T?
Phân loại các từ đó.
H: Đọc kĩ những điều đáng gây cười-> chỉ ra.
G: đọc -> H chép.chú ý các chữ S/X và vần ăn, ăng.
H: Soát và sửa lỗi nếu có
nội dung cần đạt
I. Đặc điểm của động từ:
- VD: 
a. Đi. đến, ra
b. Lấy, làm, lễ
c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
=> chỉ hành động, trạng thái của sv.
* Sự khác nhau giữa DT - Đ T
- DT: + Không kết hợp : đã , sẽ
+ Thường làm CN trong câu.
+ Làm VN có từ là đứng trước.
- Động từ:
+ Kết hợp với: sẽ, vẫn, đang, hãy, chớ, đừng.
+ Thường làm VN
+ Không kết hợp với số từ, lượng từ.
+ Khi Đ T làm CN-> không thể thêm: hãy, chớ, đừng kết hợp với Đ T.
 * Ghi nhớ: sgk
II. Các loại động từ chính
* Nhận xét: 2 loại chính:
- Thường đòi hỏi Đ T khác đi kèm phiasau=> đ/từ tình thái.
- Loại không đòi hỏi Đ T khác đi kèm phía sau=> Đ t trạng thái.
* GHi nhớ : sgk
III. Luyện tập:
1.Bài tập 1:
a. Tìm động từ trong truyện: Lợn cưới áo mới và phân loại 
* Động từ chỉ tình thái:
- Mặc, có, may, khen, thấy, bảo, giơ.
* Động từ chỉ h/động trạng thái:
- Tức, tức tưởi, chạy đứng, khen, hỏi
2. Bài tập 2:
- Sự độc lập về nghĩa giữa 2 Đ/T: đưa - cầm=> sự tham lam keo kiệt của anh nhà giàu.
3. Chính tả: con hổ có nghĩa:
Từ chỗ: con hổ đực mừng rỡ-> làm ra vẻ tiễn biệt.
4. Củng cố:
? Thế nào là động từ? Có mấy loại? 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 2
- Nắm vững đặc điểm đ/tvà các loại đ/ từ
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đỗ Thị Thanh Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc