Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

 - Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, sưu tầm một số bài văn kể chuyện tưởng tượng.

 - HS: Soạn bài trước ở nhà.

C. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.

 - H: Nêu cách làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường?

D. Các hoạt động dạy và học:

 GV: Giới thiệu bài.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HS: Tóm tắt lại truyện.

GV: Nhận xét bổ sung cách tóm tắt của hs.

H: Trong truyện này người ta đã tưởng tượng những gì?

GV: Chuyện chống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được. Câu chuyện được kể như một giả thiết để cuối cùng phải thừa nhận chân lí, cơ thể là một cơ thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khỏe được. Ở đây bịa đăt, tưởng tượng là để làm nổi bật một sự thật thông thường, người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau là không tồn tại được.

H: Tưởng tượng trong tự sự có phải là tùy tiện không? Hay nhằm mục đích gì?

HS: Đọc truyện.

H: Hãy chỉ ra chố tưởng tượng sáng tạo trong truyện?

H: Trong truyện người ta tưởng tượng những gì?

H: Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?

H: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đichd gì?

HS: Làm theo yêu cầu trong SGK. I/. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.

1). Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.

Cốt truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm việc gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Qua đôI ba ngày, Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mệt mỏi, không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu Miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khỏe. Cả bọn hòa thuận như xưa.

* Các bộ phận cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt bằng bác, cô, cậu, lão; mỗi nhân vật có một nhà riêng.

- Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng, cuối cùng hiểu ra lại hòa thuận như xưa.

- Tưởng tượng không được tùy tiện mà dữa vào lô gíc tự nhiên.

2). Truyện “Lục súc tranh công”:

* Những chi tiết tưởng tượng:

- Sáu con gia súc nói được tiếng người.

- Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

* Tưởng tượng dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.

* Mục đích của tưởng tượng: Thể hiện tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.

* Ghi nhớ (SGK).

II/. Luyện tập.

 

doc 5 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 53: kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
	- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
	- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Giáo án, sưu tầm một số bài văn kể chuyện tưởng tượng.
	- HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.
	- H: Nêu cách làm một bài văn tự sự kể chuyện đời thường?
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Tóm tắt lại truyện.
GV: Nhận xét bổ sung cách tóm tắt của hs.
H: Trong truyện này người ta đã tưởng tượng những gì?
GV: Chuyện chống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được. Câu chuyện được kể như một giả thiết để cuối cùng phải thừa nhận chân lí, cơ thể là một cơ thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khỏe được. ở đây bịa đăt, tưởng tượng là để làm nổi bật một sự thật thông thường, người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau là không tồn tại được.
H: Tưởng tượng trong tự sự có phải là tùy tiện không? Hay nhằm mục đích gì?
HS: Đọc truyện.
H: Hãy chỉ ra chố tưởng tượng sáng tạo trong truyện?
H: Trong truyện người ta tưởng tượng những gì?
H: Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
H: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đichd gì?
HS: Làm theo yêu cầu trong SGK.
I/. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
1). Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Cốt truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm việc gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Qua đôI ba ngày, Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mệt mỏi, không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu Miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khỏe. Cả bọn hòa thuận như xưa.
* Các bộ phận cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt bằng bác, cô, cậu, lão; mỗi nhân vật có một nhà riêng.
- Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng, cuối cùng hiểu ra lại hòa thuận như xưa.
- Tưởng tượng không được tùy tiện mà dữa vào lô gíc tự nhiên.
2). Truyện “Lục súc tranh công”:
* Những chi tiết tưởng tượng:
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
* Tưởng tượng dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
* Mục đích của tưởng tượng: Thể hiện tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Luyện tập.
	* Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 54, 55: Ôn tâp truyện dân gian.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
....
....
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 54, 55: ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS nắm được các đặc điểm của thể loại truyện dan gian đã học.
	Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Giáo án, sưu tầm một số truyện về thể loại đã học.
	- HS: Ôn lại nội dung đã học và trả lời câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- GV: Kiểm tra hs chuẩn bị bài ở nhà.
	- H: Kể và nêu ý nghĩa truyện “Treo biển” và “Lợn cưới, áo mới”.
D. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Đọc, chép lại các định nghĩa ở chú thích trong SGK.
Yêu cầu hs học thuộc các kháI niệm này.
GV: Nếu không đủ t/g, HS đọc ở nhà.
GV: Kẻ bảng
HS: Làm vào vở.
HS: 1 em lên bảng làm theo mẫu.
1). Định nghĩa các truyện dan gian đã học:
- Truyền thuyết (trang7).
- Truyện cổ tích (trang 53).
- Truyện ngụ ngôn (trang 100).
- Truyện cười (trang 124).
2). Đọc lại các truyện dan gian đã học.
3). Viết lại các truyện dân gian đã học, đã đọc theo thể loại.
*Các truyện dân gian đã học, đã đọc theo thể lọai:
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Con rồng cháu tiên
Sọ Dừa
ếch ngồi đáy giếng
Treo biển
Bánh chưng, bánh giâỳ
Thạch Sanh
Thầy bói xem voi
Lợn cưới, áo mới
Thánh Gióng
Em bé thông minh
Đeo nhạc cho mèo
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Cây bút thần 
Chân, Tat, Tai Mắt, Miêng,
Sự tích Hồ Gươm
Ông lão đánh cá 
	4) Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian đã học.
	HS: Trao đổi ý kiến ở lớp.
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Là truyện kể vể các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ
Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (mồ côi, người mang lốt người xấu xí, người em, người dũng sĩ).
Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió về chuyện con người
Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơI bày ra và người đọc (nghe) phát hiện thấy.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
Có yếu tố gây cười
Có cơ sở lịch sử, cốt loãI sự tnật lịch sử
Nhiều bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong c/s
Nhằm gây cười mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư, tật xấu trong XH. Từ đó hướng người ta tới cáI tốt đẹp
Người kể, người nghe tưởng như là có thật, dù có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo
Người kể, người nghe không tin là câu chuyện có thật
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử
Thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng về lẽ phải của cái thiện
	5). HS trao đổi, so sánh.
	a) Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:
	* Giống nhau:
	- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
	- Có nhiều yếu tố giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính coa những tài năng phi thường.
	* Khác nhau:
	- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện LS thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện LS được kể.
	Truyện cổ tích: Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định, thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.
	- Truyền thuyết: cả người kể lẫn người nghe tin là có thật (mặc dù cod tưởng tượng, kì ảo).
	Truyện cổ tích: Người đọc, người nghe coi là không có thật (mặc dù có những yếu tố thực tế).
	b) Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:
	* Giống nhau: Truyện ngụ ngôn chễ diễu, phe phán những hành động, cách ứng xử tráI với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn “Thầy bói xen voi”, “Đeo nhạc cho mèo” giống truyện cười, cũng thường gây cười.
	* Khác nhau: Mục đích truyện cười là gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
	6). Tham gia hoạt động ngoại khóa.
	Vẽ tranh các truyện dân gian trong SGK (từ 2 đến 3 tranh minh họa).
	7). Đọc thêm (SGK).
	* Củng cố: GV hệ thống nội dùn ôn tập.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 57: Chỉ từ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
....
....
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 56: trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
	- Nhận biết được những ưu và nhược điểm của bài kiểm tra. Từ đó HS có hiểu biết đúng đắn về Danh từ và sử dụng phù hợp trong khi tạo lập văn bản .
	- HS nhận ra những lỗi mắc phải trong bài viết và tẹ sửa chữa được.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Chấm, chữa bài kiểm tra.
	- HS: Tự xây dựng đáp án bài kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy và học:
	* ổn định lớp.
	* Các bước trả bài.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Bước 1.
GV: Trả bài cho hs.
HS: Đọc lại đề bài.
H: Bài làm của em đã đúng chưa? Nừu sai thì sai chỗ nào?
HS: Trả lời và tự sửa chữa.
HS: Lên bảng chữa lại chỗ sai.
Bước 2.
HS: Nghe.
Bước 3.
HS: Quan sát đáp án và đối chiếu với bài làm, tự sửa chữa vài vở.
GV: Nhấn mạnh yêu cầu khi làm bài.
Câu 1: Nêu k/n về Danh từ và chỉ ra Danh từ có những loại nào. Mỗi loại phải lấy được vài ví dụ để minh họa.
Câu 2: HS phải tìm ít nhất từ 7 đến 10 Danh từ chỉ sự vật và đặt câu với Danh từ đó.
GV: 
Nhận xét về ưu, khuyết điểm bài làm của hs.
Nêu lại biểu điểm cho từng câu, từng phần.
GV: Đưa ra đáp án chính xác (Xem tiết 46).
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 57: Chỉ từ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
....
....
.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc