Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

- HS thấy, biết được những ưu khuyết điểm của mình qua bài làm.

-HS hiểu được phương pháp làm bài văn tự sự, hiểu yêu cầu của đề bài.

- Lập dàn ý mẫu cho HS

1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng chữa lỗi sai cho HS.

1.3.Thái độ:

-Giáo dục ý thức chữa lỗi sai của bản thân, của bạn bè trong bài viết, ý thức viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc.

-Giáo dục sự yêu quý, lòng biết ơn của HS đối với thầy cô.

2.TRỌNG TÂM:

3.CHUẨN BỊ:

3.1GV: Bảng phụ ghi lỗi cần sửa chữa, bài kiểm tra cần nhận xét.

3.2.HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý cho đề văn trên.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

4.3.Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: - tiết 45	
Tuần dạy:12	 	
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
 - HS biết: đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng”; Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
 - HS hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện; nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị, với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. 
1.2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu truyện ngụ ngôn.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.
2.TRỌNG TÂM:
Nội dung ý nghĩa truyện: tinh thần đoàn kết, yêu thương, tôn trọng nhau. 
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tư liệu tham khảo có liên quan, bảng phụ.
3.2.HS: Đọc, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện: 6A1:
4.2.Kiểm tra miệng: 
Câu 1:
Kể lại truyện”Ếch ngồi đáy giếng” theo ngôi thứ nhất. Từ truyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Bài học: Chăm học hỏi, mở rộng hiểu iết, không chủ quan , kiêu ngạo
Câu 2:
Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Từ truyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Ngôi thứ ba. Muốn hiểu biết, đánh giá sự việc, phải xem xét một cách toàn diện
Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS	
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn có nhiều câu chuyện rất lí thú và sâu sắc. Một trong các câu chuyện đó là truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”mà tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc: GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS kể lại truyện.
Nhận xét.	
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.	
Văn bản “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính mỗi phần?
Ba phần
	Phần 1:Từ đầu “kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, (Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng nữa.)
	Phần 2:Tiếp theo đến “đành họp nhau lại để bàn”: (Hậu quả của quyết định này.)
	Phần 3: Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.	 
Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, các thành viên của nhóm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thế nào?
Sống thân thiện, đoàn kết với nhau trong một cơ thể người.
Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại đồng lòng chống lại lão Miệng?	 
Quyết định chống lại lão Miệng được thể hiện cao nhất qua thái độ và lời nói nào của Chân, Tay, Tai, Mắt?	 
Thái độ và lời nói ấy mang tích chất đoạn tuyệt hay thù địch?
Đoạn tuyệt (không quan hệ nữa, không cùng chung sống.)	
Quyết định không cùng chung sống với Miệng được Chân, Tay, Tai, Mắt thế hiện bằng hành động nào?
Cả bọn “không làm gì nữa”
Chuyện gì xảy ra với họ khi họ quyết định không làm gì nữa”?	
Chân, Tay không còn muốn chạy nhảy, Mắt lúc nào cũng lờ đờ, Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa, Miệng nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép.
Theo em vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
Suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn gì từ việc này?
Nếu không biết đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng bị suy yếu.	 
Ai đã nhận ra nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống?
Bác Tai.
Hãy tóm tắt lời giải thích của Tai về vấn đề này?
Nếu không làm cho Miệng có cái ăn thì tất cả sẽ bị tê liệt. Miệng có công việc nhai chứ chẳng phải ăn không ngồi rồi. Phải đến làm lành với Miệng.
Lời khuyên của Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào?	 
Sau đó cả bọn lại sống với nhau như thế nào?	 
Tất cả thấy đỡ mệt nhọc rồi khoan khoái như trướcàHoà thuận với nhau.
Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn gì từ sự việc này?
Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và cả tập thể.
Đọc những câu ca dao, tục ngữ thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết?	
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Đoàn kếtthành công, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Liên hệ giáo dục học sinh ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau	trong học tập cũng như trong cuộc sống lao động.	
Em thấy sự độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện ngụ ngôn này là gì?
Các nhân vật đều là những bộ phận của cơ thể người được nhân hoá.
Theo em cách ngụ ngôn của truyện này là gì?
Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói về con người.
àSử dụng nghệ thuật ẩn dụ: mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người.
àTích hợp kiến thức đã học, yêu cầu HS xác định danh từ riêng trong truyện.
Sử dụng “Kỹ thuật động não”, GV đặt vấn đề trước lớp:
Mượn các bộ phận cơ thể người để nói về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” giúp ta hiểu thêm điều gì?
Liệt kê tất cả ý kiến đưa lên bảng.
GV phân loại ý kiến.
Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, thảo luận sâu từng ý.
lBài học rút ra:
+Khi mỗi cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình có nghĩa là họ đã đóng góp công sức với cộng đồng.
+hành động ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ, lại vừa tác động đến tập thể.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc bài tập.
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn.
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
Em hãy nêu tên các truyện ngụ ngôn đã học?
Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; (Đeo nhạc cho mèo); Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.	
GV hướng dẫn HS làm.
Nhắc HS làm bài trong vở bài tập.
Đọc-hiểu văn bản:
Đọc:
Kể:
Chú thích: SGK/115
Bố cục: 3 phần
Tìm hiểu văn bản:
Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với Miệng nữa.
Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.
Họ kéo đến nhà lão miệng không chào hỏi, nói thẳng với lão “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”.
 2. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống:
Miệng không được ăn: chẳng những Miệng nhợt nhạt, hai hàm khô cứng mà Chân, Tay, Tai, Mắt cũng mệt mỏi rã rời, không cất mình lên được.
Cách sửa chữa hậu quả:
Cả bọn cố gượng dậy đến nhà Miệng, vực Miệng dậy đi tìm thức ăn cho Miệng.
Cả bọn lại hoà thuận, mỗi người một việc.
Ghi nhớ SGK/116
Luyện tập:
Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
Các truyện ngụ ngôn đã học:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu 1:
Kể tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
HS kể.
Câu 2:
 Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai so bì với lão Miệng?
 A. Muốn nghỉ ngơi.	 C. Không yêu thương nhau.
 B. Không muốn làm việc.	 D. Tị nạnh.
Câu 3:
GV treo bảng phụ ghi câu hỏi:
Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thuộc phương thức biểu đạt nào?
	A. Nghị luận.	 C. Tự sự
	B. Biểu cảm.	 D. Miêu tả.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm theo đúng trình tự sự việc.
ü Học phần bài ghi, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 116.
ü Xem lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
üChuẩn bị bài “Treo biển”, “Lợn cưới-áo mới”: Trả lời câu hỏi SGK:
+ Định nghĩa truyện cười.
+ Nội dung giáo dục phía sau tiếng cười trong từng văn bản.
 ü Học lại các kiến thức Tiếng Việt để kiểm tra 1 tiết.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: tiết 46	
Tuần dạy:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1.MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức: 
- Giúp HS Hệ thống hoá, củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm học đến nay.
1.2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài viết hoàn chỉnh.
1.3.Thái độ:
 -Giáo dục cho HS tính cẩn thận, sáng tạo, ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử. 
2.Ma trận đề:
Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Cấp độ tư duy
Nhậân biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Từ và cấu tạo từ
Từ mượn
Danh từ
 Cụm danh từ
Chữa lỗi dùng từ
Câu 1 (1đ)
Câu 3 ( 1đ)
Câu 2 (3đ)
Câu 5 ( 2 đ)
Câu 4 (2đ)
Câu 6 (1đ)
Tổng số câu hỏi
3
1
1
1
Tổng số điểm
5
2đ
2đ
1đ
Phần trăm điểm
50%
20%
20%
10%
 3.Đề kiểm tra và đáp án:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng cho HS làm bài.
Hoạt động 2: Nhắc nhở HS đọc kĩ đề bài và ý thức làm bài nghiêm túc.
Đáp án:	
1.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Đơn vị cấu tạo của từ là tiếng.
2. 
A.Hắc búa
B.Cứu vớt
C.Dễ dàng.
3.Các từ mượn Hán Việt: Thủ tướng, phu nhân.
4. HS tự đặt câu.
5. 
- Nhà lão Miệng
- Cả hai môi
- Hai hàm
6.HS tự viết đoạn văn
Hoạt động 3 : GV thu bài và kiểm tra lại tổng số bài làm.
Đề bài:1
1.Từ là gì? Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì?(1đ)
2.Tìm những từ dùng không đúng trong các câu sau: 
A. Bài toán này hắc búa thật.
B. Tình thế không thể cứu vớt nổi.
C. Tính nó cũng dễ dàng. (3đ)
3. Tìm và gạch chân từ mượn tiếng Hán trong câu sau: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân vừa đến thăm tỉnh Tây Ninh vào sáng nay”. (1đ)
4.Đặt hai câu, trong đó có một câu có danh từ chỉ sự vật và một câu có danh từ chỉ đơn vị?(2đ)
5.Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn sau:
“Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép”. ( 2đ)
6.Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) trong đó có sử dụng cụm danh từ. Xác định cụm danh từ có trong đoạn văn.(1 đ)
4.Kết quả:
+Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB
TL
6A1
+ Đánh giá chất lượng bài làm của HS và đề kiểm tra:
RÚT KINH NGHIỆM:
Chuẩn bị bài “Trả bài tập làm văn số 2”: Xem trước bài để sửa lỗi sai, lập dàn ý cho đề bài viết số 2.
Bài: tiết 47	
Tuần dạy: 12
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
- HS thấy, biết được những ưu khuyết điểm của mình qua bài làm.
-HS hiểu được phương pháp làm bài văn tự sự, hiểu yêu cầu của đề bài.
- Lập dàn ý mẫu cho HS 
1.2.Kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng chữa lỗi sai cho HS.
1.3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức chữa lỗi sai của bản thân, của bạn bè trong bài viết, ý thức viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc.
-Giáo dục sự yêu quý, lòng biết ơn của HS đối với thầy cô.
2.TRỌNG TÂM:
3.CHUẨN BỊ:
3.1GV: Bảng phụ ghi lỗi cần sửa chữa, bài kiểm tra cần nhận xét.
3.2.HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý cho đề văn trên.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS	
ND bài học
Giới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về văn tự sự và sửa chữa các lỗi sai trong bài viết số 2 của mình, tiết này, cô sẽ ”Trả bài làm văn số 2” cho các em..
Hoạt động 1. Gọi HS nhắc lại đề bài:	
GV ghi lại đề lên bảng.	
Hoạt động 2: Phân tích đề:
GV hướng dẫn HS phân tích đề.
Đề bài thuộc thể loại văn gì?
Bài yêu cầu em làm gì?
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS.
GV nhận xét ưu điểm và tồn tại qua bài làm của HS.
Ưu điểm: 
Đa số HS nắm được yêu cầu đề bài, một số em làm bài khá tốt, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.
Một số em trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
Tồn tại: 
Còn một số HS phân bố thời gian chưa hợp lý, bài viết sơ sài.
 Chưa thống nhất ngôi kể: xưng tôi, em, con.
Một số bài làm mắc các lỗi:dùng từ chưa chính xác, lặp từ, lỗi diễn đạt.
Một số em viết chữ cẩu thả, sai lỗi chính tả.
Bài văn còn bôi xóa nhiều.
Hoạt động 4. Công bố điểm.
GV công bố điểm cho HS.
	 - Trên trung bình:
	 - Dưới trung bình:
Hoạt động 5. Trả bài cho HS.
GV cho lớp trưởng phát lại bài cho HS.
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.	
Phần mở bài em sẽ làm như thế nào?	 	
Hãy nêu trình tự các ý trong phần thân bài.	 	 
Phần kết bài em nêu những ý gì?	 
Hoạt động 7. Hướng dẫn HS sửa lỗi sai:
GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.
HS sửa lỗi sai về chính tả.	 
GD HS ý thức viết đúng chính tả.	
GV ghi lỗi sai về cách diễn đạt trong bảng phụ.	 
Gọi HS sửa.	
Nhận xét, sửa sai.	
GD HS ý thức diễn đạt mạch lạc.	 
1.Đề bài:
Kể về một thầy giáo (hoặc một cô giáo) mà em quý mến.
2.Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Văn tự sự.
-Yêu cầu: Kể về một thầy giáo hoặc một cô giáo mà em quý mến.
Nhận xét:
Ưu điểm: 
Tồn tại:
Công bố điểm:
Trả bài
Dàn bài:
Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về người thầy giáo (cô giáo).
Thân bài:
 - Khái quát vài nét nổi bật về hình dáng bên ngoài.
 - Kể chi tiết nhưng kỉ niệm thân thiết gắn bó với thầy (cô) giáo.
Kết bài:
 - Ảnh hưởng của thầy (cô) giáo đối với bản thân.
 - Mong giữ mãi hình ảnh thầy (cô) giáo kính mến.
Sửa lỗi:
Lỗi chính tả:
Việt làmàviệc
Hích thởàhít
Sông việcàxong
diệu dàngàdịu
khoẳn khắcàkhoảnh khắc
lắp lánhàlấp
sưầxưa
dại học, giậyà dạy
giản bài à giảng
mặp mặp à mập mạp
cắp mộtà cấp một.
Đơn giảngà đơn giản
Công lêà com -lê
Lỗi diễn đạt, dùng từ
Cô chửi tụi emàphê bình chúng em.
Lớp em quậy nhưng cô không la già cảà vẫn yêu thương, chỉ dạy nhẹ nhàng mà thấm thía.
Mũi cô sống thấpàSống mũi cô không cao.
Vào những ngày lễ Nhà giáo Việt Nam chúng tôi tặng cho cô những món quà đơn giản để tặng cô vào ngày đóà Vào ngày lễ Nhà giáo Việt Nam chúng chuẩn bị những món quà đơn giản để tặng cô.
Tính cô rất thẳng thắn, không phân lớn nhỏ à Tính cô rất thẳng thắn, không thiên vị.
Những ngày còn lại thì cô bận đồ công lê àNhững ngày còn lại, cô mặc com – lê.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV nhắc lại một số kiến thức về cách viết bài văn tự sự cho HS lại.
GD HS ý thức làm tốt bài văn tự sự.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Xem lại kiến thức về văn tự sự.
ü Học phần bài ghi, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 116.
ü Xem lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Chuẩn bị bài “Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường”: Trả lời các câu hỏi SGK.
Chuẩn bị dàn ý cho đề bài trong SGK – 119.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 11 - tiết 48	
Tuần dạy:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - 
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HS biết: Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường: nhân vật, sự việc; nắm được chủ đề, dàn bài, ngôi kể; biết tìm ý, lập dàn ý.
- HS hiểu: các yêu cầu của bài văn tự sự; thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự; sửa những lỗi chính tả phổ biến.
1.2.Kĩ năng:
 - Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường
1.3.Thái độ:
-Giáo dục cho HS tính sáng tạo khi làm bài.
2.TRỌNG TÂM:
Xây dựng dàn bài và làm thành bài văn kể chuyện đời thường.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Dàn bài cho các đề trong SGK – 119, bảng phụ.
3.2.HS: Xem lại bài văn tự sự.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
Kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về bài văn tự sự kể chuyện đời thường. Tiết này, chúng ta sẽ đi vào luyện tập xây dựng bài kể chuyện đời thường.
Hoạt động 1: HS tập làm quen với đềø tập làm
 văn kể chuyện đời thường.	
GV treo bảng phụ ghi các đề SGK/119, gọi HS đọc.
Tìm thêm 1, 2 đề văn tự sự cùng loại.
Kể về bà ngoại của em.
Kể về em gái ( em trai ) của em.
Kể về cảnh vật nơi ta sinh sống.
Kể về quang cảnh sân trường của em dang học.
Hoạt động 2: Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường.	 
Gọi HS đọc phần 2 SGK / 119.
Bài làm có sát với đề không? Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?
Bài viết sát với đề, các sự việc xoay quanh chủ 
đề về ông, các ý gắn kết với nhau làm nổi bật hình ảnh 
người ông.
Kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được 
những gì?	 
Hoạt động 3: Lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường.	 
Lập dàn bài cho một trong các đề nói trên?
HS thảo luận nhóm 5’, 
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét sửa sai.
GV treo bảng phụ ghi dàn bài đề (đ) SGK/119. 
GD HS về lòng yêu quê hương đất nước, về tính sáng tạo khi làm bài.	 
Gọi HS đọc bài tham khảo 1, 2 SGK để các em 
 nắm được cách làm bài kể chuyện đời thường.
Các đề bài: SGK/119
Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường:
Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi có tính khí, ý thức riêng; có chi tiết, việc làm đáng nhớ; có ý nghĩa.
Lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường:
Đề bài: SGK/119
Mở bài: 
 - Ai đi xa lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới của Tân Châu quê em.
Thân bài:
 - Tân Châu cách đây 10 năm còn rất nghèo, lạc hậu và buồn tẽ.
+ Đường đất nhỏ, gập ghềnh, bụi.
+Trường học nhỏ, dột nát.
+Nhà dân vách lá đơn sơ
 - Tân Châu hôm nay đổi mới toàn diện, nhanh chóng.
 + Những con đường, những ngôi nhà mới.
 + Trường học, trạm xá, uỷ ban.
 + Điện đài, ti vi, xe máy.
 + Nền nếp làm ăn sinh hoạt.
 + Những khu vui chơi giải trí
Kết bài:
 - Tân Châu trong tương lai, lời tự hứa của bản thân.
Bài tham khảo 1, 2 SGK.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 - GV nhận xét tuyên dương những nhóm trình bày dàn bài hoàn chỉnh. 
 - Nhắc nhở các em cách làm dàn bài hoàn chỉnh cho một đề văn kể chuyện đời thường.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Chuẩn bị dàn ý cho đề bài trong SGK – 119.
 ü Xem lại bài, làm dàn bài cho các đề còn lại.
 ü Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài ở lớp.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Chuẩn bị bài viết văn số 3: Xem lại kiến thức về văn tự sự và các đề bài SGK trang 119.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 12(1).doc