Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Hay

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Hay

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được định nghĩa của danh từ.

- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng.

- Qui tắc viết hoa danh từ riêng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.

- Viết hoa danh từ riêng đúng qui tắc.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh:

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Hoạt động 1:

- Phân loại danh từ chung và danh từ riêng.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Giáo viên treo bảng phụ có kẻ bảng phân loại. Yêu cầu học sinh lên điền.

+ Danh từ chung dùng để chỉ gì?

- Tên gọi một loại sự vật.

+ Danh từ riêng dùng để chỉ gì?

- Tên riêng của từng người, vật, địa phương.

+ Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ?

- Khi danh từ chung được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt thì nó trở thành danh từ riêng.

+ Nhắc lại qui tắc viết hoa danh từ riêng.

- Giáo viên cho học sinh xem cách viết mẫu.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

Hoạt động 2

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.

- 1 học sinh lên bảng viết ra Danh từ riêng, 01 em viết danh từ chung.

- Học sinh xác định trên bảng phụ.

3. Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- 02 học sinh làm.

4. Giáo viên đọc - Học sinh viết – Giáo viên thu 3 – 4 bài chấm – còn lại cho học sinh đổi bài chấm đối chiếu SGK phát hiện lỗi chính tả → sửa.

- Giáo viên viết lên bảng các từ sai cho HS sửa.

 I. TÌM HIỂU BÀI

1. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG.

a. Phân loại danh từ chung và danh từ riêng.

* Ví dụ:

+ Danh từ chung: Vua, tráng sĩ, công ơn, đền thờ, làng, xã, huyện.

→ Tên gọi một loại sự vật.

+ Danh từ riêng: Hà Nội, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm.

→ Tên riêng của từng người, vật, địa phương.

b. Cách viết danh từ riêng.

VD: Trường Sơn; Tô – ki – ô.

Trường THCS Tân Thành.

* Ghi nhớ sgk /109.

II. LUYỆN TẬP

1. Danh từ chung và danh từ riêng.

- DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

2. Đều là danh từ riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng một sự vật cá biệt - Viết hoa.

3. Viết lại các danh từ riêng cho đúng.

Tiền Giang, Hậu Giang

4. Chính tả (nghe - viết).

“Ếch ngồi đáy giếng”

- Viết đúng chữ l/n; vần ênh/ếch.

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2011
Tuần 11
Tiết 41: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
 (Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
- Đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Phát huy tinh thần đoàn kết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh ảnh minh họa. 
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra 15 phút.
Đề: 
Câu 1: Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi như thế nào? (6đ)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.(4đ)
Đáp án + biểu điểm.
Câu 1: - Các thầy bói mù xem voi bằng cách sờ. Chỉ sờ và phán đoán đúng một bộ phận của voi nhưng không đúng bản chất và toàn thể. (6đ)
Câu 2: Ý nghĩa của truyện:
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.(4đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
Người ta thường nói Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết em có suy nghĩ gì về câu nói này.
- HS trả lời GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
Hướng dẫn học sinh đọc.
+ Văn bản này phải đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp?
- Giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật. Đọc chậm, vừa phải, phát âm chuẩn, diễn cảm.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau đến hết.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét cách đọc của hai bạn.
- Giáo viên uốn nắn, sửa sai. Cho 2 học sinh đọc lại.
+ Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai lại so bì với lão miệng? Truyện sử dụng nghệ thuật gì?
+ Suy nghĩ và việc làm của Chân, Tay, Mắt, Miệng có đúng không?
+ Kết quả như thế nào? Họ đã rút ra được điều gì?
+ Truyện nhằm khuyên nhủ chúng ta điều gì? Học sinh thảo luận trả lời.
- HS suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái.
- Học sinh trả lời cá nhân.
Hoạt động 3
+ Truyện kể về việc gì?
+ Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân.
+ Truyện sử dụng nghệ thuật gì?
+ Nêu ý nghĩa rút ra từ truyện.
Hoạt động 4
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. THỂ LOẠI: Truyện ngụ ngôn
3. PTBĐC: Tự sự
II. HIỂU VĂN BẢN
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung.
- Bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão miệng vì mới nhìn thấy vẻ bên ngoài mà chưa nhìn thấy sự thống nhất, chặt chẽ bên trong.
- Bài học:
+ Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ với bản thân mình.
+ Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người)
3. Ý nghĩa của văn bản
- Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển
IV. LUYỆN TẬP
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
4. Củng cố:
- HS kể tóm tắt lại truyện.
- Truyện cho ta lời khuyên gì? Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
5. Dặn dò:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
- Chuẩn bị bài Danh từ (Tiếp theo)
Ngày soạn: 25/10/2011
Tiết 42: DANH TỪ 
 (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được định nghĩa của danh từ.
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng.
- Qui tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng qui tắc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh:
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: 
- Phân loại danh từ chung và danh từ riêng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên treo bảng phụ có kẻ bảng phân loại. Yêu cầu học sinh lên điền.
+ Danh từ chung dùng để chỉ gì?
- Tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng dùng để chỉ gì? 
- Tên riêng của từng người, vật, địa phương.
+ Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ?
- Khi danh từ chung được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt thì nó trở thành danh từ riêng.
+ Nhắc lại qui tắc viết hoa danh từ riêng.
- Giáo viên cho học sinh xem cách viết mẫu. 
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1 học sinh lên bảng viết ra Danh từ riêng, 01 em viết danh từ chung.
- Học sinh xác định trên bảng phụ.
3. Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- 02 học sinh làm.
4. Giáo viên đọc - Học sinh viết – Giáo viên thu 3 – 4 bài chấm – còn lại cho học sinh đổi bài chấm đối chiếu SGK phát hiện lỗi chính tả → sửa.
- Giáo viên viết lên bảng các từ sai cho HS sửa.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG.
a. Phân loại danh từ chung và danh từ riêng.
* Ví dụ:
+ Danh từ chung: Vua, tráng sĩ, công ơn, đền thờ, làng, xã, huyện.
→ Tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng: Hà Nội, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm.
→ Tên riêng của từng người, vật, địa phương.
b. Cách viết danh từ riêng.
VD: Trường Sơn; Tô – ki – ô. 
Trường THCS Tân Thành.
* Ghi nhớ sgk /109.
II. LUYỆN TẬP
1. Danh từ chung và danh từ riêng.
- DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
2. Đều là danh từ riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng một sự vật cá biệt - Viết hoa.
3. Viết lại các danh từ riêng cho đúng.
Tiền Giang, Hậu Giang
4. Chính tả (nghe - viết).
“Ếch ngồi đáy giếng” 
- Viết đúng chữ l/n; vần ênh/ếch.
4. Củng cố:
- Nêu qui tắc viết danh từ riêng.
- Vẽ sơ đồ tư duy về phân loại danh từ
5. Dặn dò:
- Đặt câu có sử dụng danh từ chung, danh từ riêng.
- Luyện cách viết danh từ riêng.
- Học thuộc ghi nhớ ở sgk. Khi viết tên riêng nhớ viết hoa cho đúng.
- Chuẩn bị bài Cụm danh từ
Ngày soạn: 25/10/2011
Tiết 43: CỤM DANH TỪ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng: 
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập 1 SGK.
- Học sinh đọc ví dụ1/sgk.
+ Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Ngày, vợ chồng, túp lều là phần trung tâm của cụm danh từ.
+ Phần được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? (Danh từ)
- Danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành cụm danh từ.
+ So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ.
- Học sinh quan sát trên bảng phụ ghi VD2 và trả lời.
+ Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ?
+ Cụm danh từ là gì? (Ghi nhớ)
+ Cho 1 cụm danh từ?
Hoạt động 2
- Học sinh đọc VD1/ II.
+ Tìm các cụm danh từ trong câu.
+ Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên? Sắp xếp chúng thành loại.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.
 t1: Chỉ số lượng (mọi, những, 
Phần các, từng, 1, 2)
trước t2: Chỉ số lượng toàn thể (Toàn 
 thể, toàn bộ, tất cả) 
 T1: Đơn vị tính.
Phần TT (DT) 
 T2: Đối tượng, chủng 
 loại cụ thể.
 S1: Đặc điểm.
Phần 
sau S2: Ví trí (K. gian, t. gian).
- Học sinh dựa vào phân tích trên để phân loại.
- Học sinh điền các cụm Danh từ vào mô hình.
+ Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào?
+ Thành phần nào là thành phần chính của cụm danh từ không thể vắng mặt.
- Phần trước và phần sau có thể vắng mặt 1 trong 2 thành phần đó.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3
1. Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1,2,3.
- GV phát phiếu học tập cho 2 nhóm làm BT 1,2; 2 nhóm làm BT 3
- HS làm theo nhóm ( 3’) sau đó đại diện trình bày.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?
* Ví dụ:SGK/116- 117
- Ví dụ 1.
Ngày xưa.
Hai vợ chồng ông lão đánh cá.
Một túp lều nát trên bờ biển.
→ Cụm danh từ.
- Ví dụ 2:
túp lều / một túp lều;
một túp lều / một túp lều nát.
một túp lều nát/ một túp lều nát trên bờ biển.
→ Cụm danh từ có nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
- Ví dụ 3: 
 Một ngôi nhà đẹp.
 Một ngôi nhà đẹp / đã có người đến ở.
 CN VN
→ Cụm danh từ làm chủ ngữ.
* Ghi nhớ 1sgk/117
2. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ
1. Ví dụ.
+ Ví dụ 1: Các cụm danh từ.
- Làng ấy.
- Ba thúng gạo nếp.
- Ba con trâu đực.
- Ba con trâu ấy. 
 - Năm sau. 
- Cả làng.
+ Ví dụ 2: Phân loại
- Phụ ngữ trước có 2 loại.
+ Cả.(t2): chỉ SL toàn thể
+ Ba, chín. .(t1) : Chỉ số và lượng
- Phụ ngữ sau có hai loại.
+ Nếp, đực, sau (s1): đặc điểm sv
 + ấy (s2): vị trí trong không gian, thời gian
Phần 
Trước
Phần 
TT
 Phần 
sau
t2
SLTT
t1
 SL 
T1
Đ. vị 
T2
Đ.tượng 
S1
ĐĐ 
S2
VT
Làng 
ấy
Ba
thúng
gạo
nếp
Chín
con
ba
con
trâu
đực
ba
con
trâu
ấy
năm
sau
cả
làng
T1: Đơn vị chủng loại khái quát.
T2: Đối tượng cụ thể.
 * Ghi nhớ2: SGK trang 118.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1,2. Tìm các cụm danh từ rồi điền vào mô hình.
Phần 
Trước
Phần 
TT
 Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Một
 người 
chồng 
thật xứng đáng.
Một
lưỡi 
búa
 của cha để lại.
Một
con
yêu tinh 
ở trên núi có
nhiều phép lạ.
3. Điền phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
- Ấy.
- Vừa rồi.
- Cũ.
4. Củng cố:
- Nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả các bài Tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay để tiết Tiếng Việt tuần tới kiểm tra 1 tiết, GV hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận.	
- Chuẩn bị bài luyện nói theo yêu cầu sgk/
Ngày soạn:26/10/2011
Tiết 44: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng: 
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ: Tự tin, bình tĩnh trình bày trước lớp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị dàn bài, chọn 1 trong 4 đề sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Giáo viên cho học sinh đọc bài văn tham khảo ở SGK “Một chuyến về quê”.
- Tìm hiểu dàn bài, bố cục bài văn trên.
- Ở nhà HS đã chuẩn bị dàn ý của 1 trong 4 đề sgk.
Hoạt động 2
- Chia lớp thành 4 nhóm, lần lượt từng học sinh trong nhóm trình bày, các bạn còn lại bổ sung, góp ý.
- Nói trước lớp.
- Giáo viên gọi tên một số học sinh nói trước lớp.
- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng, tự tin, nhìn thẳng vào người nghe, chú ý diễn cảm.
- Sau mỗi bài nói của học sinh. Giáo viên cho học sinh nhận xét, chỉ ra được ưu, khuyết điểm trong bài luyện nói của bạn.
* HS trình bày suy nghĩ, ý tưởng kể câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Giáo viên nhận xét lại và cho điểm khuyến khích.
- Sửa cách diễn đạt vụng về, nói lắp, biểu dương cách diễn đạt trôi chảy, sáng tạo.
I.TÌM HIỂU BÀI
1. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị dàn bài theo 4 đề/sgk.
II. LUYỆN NÓI
1. Luyện nói ở tổ, nhóm.
Đề: - Kể về một chuyến về quê.
 - Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
 - Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
 - Kể về một chuyến ra thành phố.
2. Nói trước lớp.
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung, rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò:
- Về nhà tập luyện viết bài văn kể chuyện.
Đề: Kể lại một lần em tham gia vào hoạt động xã hội phòng chống ma túy và chất gây nghiện.
- Soạn văn bản: Treo biển, Lợn cưới áo mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 TUAN 11(1).doc