Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

I. MỤC TIÊU.

 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.

- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết

-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng

-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.

-Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.

II. CHUẨN BỊ.

 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy

 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?

 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?

 3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.

 

doc 66 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2012-2013
Ngày soạn: 17/ 08/ 2012 Ngày giảng: 20/ 08/ 2012 
TUẦN 1.
TIẾT 1- ĐỌC THÊM VB: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 - Truyền thuyết -
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:- Biết được thế nào là truyền thuyết. 
-NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
-Bóng dáng lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp vhdg thời dựng nước.
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra một số chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện.
3.Thái độ:-Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện giải thích nguồn gốc dân tộc,biểu hiện ý nguyện đoàn kết. 
II. CHUẨN BỊ.
 GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6.
 HS : sgk, vở ghi, soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động, giới thiệu
Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. 
 HOẠT ĐỘNG 2: HDHS Tìm hiểu chung
- G:? Học sinh đọc chú thích *.
 ? Thế nào là Truyền thuyết ? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ?
- H: TL
- Gv hướng dẫn học sinh cách đọc : chú ý lời kể, đối thoại. 
 - Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- H: Đọc bài 
- Gv nhận xét ,sửa chữa cách đọc cho học sinh.
- Gv Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 2,3,5,7.
 - Gv kể tóm tắt nội dung. 
- Cho Hs quan sát tranh và yêu cầu tóm tắt các chi tiết chính của truyện.
- H: Kể tóm tắt truyện
- G: ?Em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Những chi tiết chính của mỗi phần? 
- H:? Tìm bố cục
- Gv tích hợp với bố cục 3 phần của phâm môn TLV.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS Tìm hiểu VB
- G: ? Tìm những chi tiết miêu tả về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của LLQ ?
? Âu Cơ được miêu tả như thế nào ?
- H: TL
- Lạc Long Quân: Con thần Biển,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân, dạy dân trồng trọt ,chăn nuôi.
- Âu Cơ : Con Thần Nông, xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
- G: ? Theo truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt được bắt nguồn từ đâu ?
- G: ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn nói điều gì?
- - H: Thảo luận nhỏ- đại diện trả lời.
- Hs đọc đoạn văn tiếp.
- G: ? Tìm những chi tiết mang tính hoang đường ? tìm hiểu ý nghĩa của những chi tiết đó.( Em hiểu thế nào là đồng bào?)
- H: thảo luận nhỏ
- Đại diện nhóm trình bày, cho học sinh bổ sung. Gv nhận xét.
- Bọc trứng nở trăm con: Giải thích mọi người đều là ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra từ một bọc trứng. ( đồng bào: cùng bọc)
- G: ?Theo truyện này thì nguời Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này?
-H: Người việt Nam là con cháu vua Hùng
=>Gắn với các triều đại vua Hùng dựng nước.
- G:? Vì sao họ phải chia tay ?việc chia tay có ý nghĩa gì? 
-H: Chia tay để cai quả các phương-> p/a qúa trình phân bố dân cư trên đất nước – Sự pt cộng đồng dân tộc mở mang đất nước về 2 hướng :xuôi - ngược.
- G:? Kết thúc câu chuyện ntn? Ý nghĩa chi tiết đó?
- H: TL
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G: ? em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
-H : Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật, do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm giải thích một số những hiện tượng tự nhiên chưa giải thích được và đồng thời để làm cho tác phẩm phong phú hơn hấp dẫn hơn.
- G: ? Văn bản đã cho em biết điều gì và bồi đắp cho em những tình cảm nào
 - Hs trả lời . Gv nhận xét và giúp các em tổng kết ý nghĩa của văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm Truyền thuyết.
-Là loại truyện dân gian kể về:
 + Những nhân vật, sự kiện thời qúa khứ.
 + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với việc được kể.
- Truyện thường mang yếu tố hoang đường , kì ảo.
2.Đọc, tìm hiểu chú thích.
 - Chú ý giọng đọc biến đổi qua từng nhân vật.
 - Chú thích : Sgk.
3. Bố cục. Gồm 3 phần :
- P1(Từ đầu “Long Trang”): Nguồn gốc và sự kết duyên kì lạ.
- P2 (Tiếplên đường”): Việc sinh con và chia con.
- P3 (còn lại ): Sự trưởng thành của các con.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật
- Lạc Long Quân: Là người có tài năng phi thường.
- Âu Cơ : Xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
=> Con Thần Tiên( kì lạ về nguồn gốc, hình dáng)
- LLQ và ÂC kết duyên vợ chồng.
=> Nguồn gốc cao quí con rồng cháu tiên.
*. Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý ,thiêng liêng của dân tộc.
2.Diễn biến truyện: Ước nguyện của dân tộc Việt.
- Bọc trứng nở trăm con: Người Việt cùng một mẹ-> phải đoàn kết, yêu thương nhau. 
- Chia con: Giải thích sự phát triển mở mang đất nước của cộng đồng dân tộc Việt.
3. Kết truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa:
- Giải thích, suy tôn, đề cao nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Ý nguyện đoàn kết, thương yêu, gắn bó cuả dân tộc.
- Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
 - Gv cung cấp phiếu học tập.
1. Theo em, truyền thuyết trên có những yếu tố gì ?
 A. Truyện kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ.
 B. Truyện có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
 C. Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 D. Cả 3 yếu tố trên.
2. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao?
3. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (mường)
- Quả bầu mẹ (khơ me)
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 - Thuộc tóm tắt văn bản. - Làm bài tập.
- Chuẩn bị : Soạn VB: Bánh chưng, bánh giầy.
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:17 / 08/ 2012 Ngày giảng: 21 / 08/ 2012 
TIẾT 2 - HDĐT VB: BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY
 - Truyền Thuyết-
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.
- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết 
-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng
-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.
II. CHUẨN BỊ.
 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy
 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?
 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS tìm hiểu chung về văn bản
-G:? Câu chuyện này thuộc thể loại nào?
- H: TL
- Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp.
- Gv nhận xét.
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12
- Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính.
- H: Tóm tắt
I.Tìm hiểu chung
1. Thể loại:
- Truyền thuyết thời vua Hùng
 2. Đọc, kể văn bản.
- Chú ý giọng điệu của từng nhân vật.
- Chú thích : Sgk.
- G: ? tìm bố cục của VB?
- H: XĐ
- Gv tích hợp với môn TLV
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
- G: ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ?
-H: TL
 - G: ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ?
 - G: ? Hình thức thực hiện như thế nào ?
- H: LLTL
 - G: ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ?
- H: NX
- Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốnTiên vương chứng giám”.
-G?: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ?
-H: TL
-G?: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ? 
- H:TL
-G:? Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ?
-H: Hoạt động nhóm nhỏ: đại diện trả lời
- G:? Kết quả cuộc thi ntn? Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ?
- H: Suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G:?Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
-H: KQ
- Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
3. Bố cục: Chia làm ba phần
- Từ đầu	Chứng giám
- Tiếp theo Hình tròn.
- Phần còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh : Vua đã già, thiên hạ thái bình, các con đông
- Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
-Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật 
-> Vua chú trọng tài trí hơn trưởng thứ.
2. Diễn biến truyện: Cuộc đua tài
a. Các Lang: thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
-> Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua .
b. Lang Liêu:
- Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng-> Chàng buồn vì không có lễ vật .
- Được thần gợi ý, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh từ gạo.
3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi.
- Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó.Nối ý Vua(ý dân) hợp với ý trời.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa.
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
*. Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
1. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “ không gì quý bằng”?
 A. Lễ vật quý hiếm đắt tiền.
 B. Lễ vật bình dị thông thường.
 C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người ... ề các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian VN sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung về văn bản
- G: ?Theo em truyện này được xếp vào kiểu nv nào của cổ tích?
-H: TL
-G:? Qua việc đọc và tìm hiểu ở nhà , em thấy văn bản Em bé thông minh thuộc phương thức biểu đạt nào?
-H: TL
- G:?Cho học sinh tìm hiểu một số chú thích Dinh thự, hoàng cung, đại thần, vô hiệu...
-H: Tìm hiểu
- Gv hướng dẫn học sinh đọc , gv đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp.
-H: Đọc
 - Gv giới thiệu tranh, Hs quan sát tranh và tóm tắt văn bản.
-H: Tóm tắt
 -G: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu kết cấu truyện .
-H: TL
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu văn bản 
- HS: đọc phần mở truyện
-G:? Để tìm người tài giỏi, viên quan để làm cách nào?
- HS: Quan sát tranh minh hoạ.
- G:?Viên quan và vua là người thế nào?
- H: TL
-G:? Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? tác dụng?
- H: TL
-G:? Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
-H: TL 
 I.Tìm hiểu chung:
1. Thể loại: Truyện cổ tích( kiểu nv thông minh)
- PTBĐ: Tự sự
II. Đọc , kể văn bản.
1. Chú thích : Sgk.
2. Đọc, kể: - Giọng đọc lưu loát, vui vẻ , hóm hỉnh.
*. Tóm tắt:
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. 
- cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé giải đó bằng cách đố lại.
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.
- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.
3. Bố cục: 3 phần 
 - Mở truyện : Vua sai quan đi kiếm người tài.
 - Thân truyện : Em bé giải đố.
- Kết truyện : Em bé trở thành trạng nguyên.
II. Tìm hiểu văn bản .
1. Giới thiệu truyện:
- Vua tìm người trài giỏi giúp nước
- Quan: + Đi khắp nơi để tìm
 + ra câu đố oái oăm
Þ Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.
2. Diễn biến của truyện:
- Gv hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, điền vào phiếu học tập qua việc tìm hiểu những lần giải đố của em bé.
- Đại diện nhóm trình bày những nội dung theo phiếu học tập của nhóm mình.
- Học sinh khác bổ sung.
- Gv nhận xét và tổng kết kết quả làm việc của 4 nhóm bằng bảng phụ đã ghi các nội dung.
- Gv giới thiệu lại việc giải đố của em bé theo bảng phụ. 
 Câu đố.
Người đố
 Mức độ khó khăn. 
 Lời giải đố.
1. Trâu cày một ngày được mấy đường.
2. Nuôi 3 trâu đực trong 1 năm đẻ 9 con.
3. Một con chim sẻ làm 3 mâm cỗ.
4.Dùng sợi chỉ xâu qua con ốc.
Viên quan
Vua
Vua
Sứ thần nước ngoài
- Làm người cha ngẩn người.
- Làm cả dân làng 
lo lắng.
- Mọi người đều tưởng như không thể.
- Vua, quan , đại thần đều bó tay
- Đố lại : Ngựa đi một ngày được mấy bước.
- Thỉnh Vua : Bảo bố đẻ em bé cho mình.
- Đố lại : Rèn một con dao để xẻ thịt chim từ một cây kim.
- Dùng kinh nghiệm dân gian “ bắt con kiến càng buộc chỉ kiến sang”. 
G: ? Em có nhận xét gì về mức độ của các câu đố ?
H: NX
G: ? Em thấy cách giải đố của em bé như thế nào ?
H: TL
- G:? Qua cách giải đố , em thấy em bé là đứa trẻ như thế nào ?
-H: NX-KL
- G:?Truyện kết thúc như thế nào?
-H:XĐ
HOẠT ĐỘNG 4 : Khái quát
G:? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
H: TL
HOẠT ĐỘNG 5; Thực hành 
- HS: Hoạt động cá nhân
- HS: Trình bày_ NX chéo.
- GV: Cho điểm khyến khích.
- Bốn câu đố đều khó theo mức độ tăng dần.
- Bốn lời giải đố đều bất ngờ , giản dị và rất hồn nhiên.
- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:
+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố
+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí
+ Dựa vào kiến thức đời sống
+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải.
>Em bé có trí tuệ hơn người , thông minh , nhanh trí, ứng xử khéo léo. 
3. Kết thúc truyện: Phần thưởng xứng đáng
- Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua.
III. Tổng kết:
* Ý nghĩa:
- Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động.
- Đề cao kinh nghiệm dân gian.
- Ý nghĩa hài hước, mua vui.
*. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập
1. Kể diễn cảm truyện
2. Em thích nhất cho tiết nào của truyện? Vì sao em thích?
3. Đọc truyện Lương Thế Vinh.
HOẠT ĐỘNG 6 : Củng cố- Hướng dẫn học bài.
 Nắm được nội dung , ý nghĩa của truyện.
 Kể tóm tắt được truỵên.
 Chuẩn bị : Chữa lỗi dùng từ.
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:05/ 10/ 2012 Ngày giảng: 8/ 10/ 2012 
 6A: 13/10/2012
 TIẾT: 27- TV. CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
-Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
 2. Kỹ năng: 
	 - Nhận diện được từ dùng không đúng nghĩa.
-Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
 3. Thái độ:
Có ý thức học tập
Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. CHUẨN BỊ.
-G: Sgk sgv, SBT, một số bài mắc lỗi.
- H: Soạn bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. .Tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.1. Hãy nhắc lại các thao tác thực hiện khi chữa lỗi? 
 2.Thế nào là lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm ?
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: kĐ_ GT 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu kiến thức mới
 - Học sinh đọc ví dụ, Gv ghi lên bảng.
 -G:? Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD?
-H: Tìm
-G:? Vì sao dùng các từ đó là sai?
-H: GT
- Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu? Sửa lại
* GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học)
- G: ? Để tránh dùng lỗi từ , ta cần làm gì ? 
- H: TL 
HOẠT ĐỘNG 3. Thực hành
Gọi HS đọc- Xác định yêu cầu
HS: Hoạt động cá nhân
HS: Trình bày- NX chéo
HS: Hoạt động nhóm
Hình thức : Bóc dán.
HS: Đọc xác định yêu cầu.
HS: Hoạt động cá nhân. 
HS: Trình bày.
- GV: NX cho điểm
- GV đọc các từ có chứa phụ âm tr hoặc cho HS viết 
I. Dùng từ không đúng nghĩa .
1. Ví dụ: SGK - Tr 75
2. Nhận xét: 
- Các từ dùng sai:
a. Yếu điểm
b. Đề bạt
c. Chứng thực
- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh:
a. Yếu điểm: điểm quan trọng
b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.
c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
- Nguyên nhân:
 không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu 
 chưa đầy đủ nghĩa của từ.
- Chữa:
a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược 
 điểm"
b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu" 
c. Thay thế từ"chứng thực" bằng từ"chứng kiến”
Bầu: tập thể chọn người giao chức vụ bằng 
 cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết.....
Từ đó hợp với văn cảnh.
LƯU Ý:
-> Phát hiện lỗi sai
- Tìm nguyên nhân
- Cách khắc phục chữa lỗi.
* Ghi nhớ:
II. Luyện tập.
Bài 1: Chữa lỗi dùng từ sai:
 Dùng sai Dùng đúng
- Bảng ( tuyên ngôn) bản
- Sáng lạng (tương lai) xán lạn
- Buôn ba (hải ngoại) bôn ba
- Thuỷ mặc (bức tranh) thuỷ mạc
- Tự tiện (nói năng) tuỳ tiện
Bài 2: Điền từ
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn.
Bài 3: Chữa lỗi dùng từ:
a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:
- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm
- Tung bằng chân tương ứng với một cú đã
- Câu này có hai cách chữa:
+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống"
+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá"
b. Thay thực thà bằng thành khẩn
- Thay tinh tú bằng tinh hoa cái tinh tú bằng tinh tuý
Bài 4: Viết chính tả 
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố.
 Giải thích nghĩa một số từ cho trước và đặt câu.
 Đọc ghi nhớ _ sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn học bài.
Học thuộc nội dung bài học.
 Làm các bài tập.
 Chuẩn bị : Ôn tập kiểm tra văn.
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:5 / 10/ 2012 Ngày giảng:9 / 10/ 2012 
 6A:13/10/2012
 TIẾT: 28.VH - KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức đó học về đặc điểm thể loại của các lớp trước đó học, nắm được nội dung ,phương thức biểu đạt, câu chủ đề của đoạn văn,của VB.
 2. Kỹ năng: 
- Bước đầu cho hs nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm- tự luận.
- Rèn kỹ năng phân tích đề bài , lựa chọn và tổng hợp kiến thức để làm bài.
 3. Thái độ:
-Có ý thức học tập
- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài
II. CHUẨN BỊ.
 Đề bài, đáp án , biểu điểm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1 .Tổ chức lớp.
2 .Kiểm tra bài cũ.
 3 .Bài mới.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: tự luận
- Cách kiểm tra: học sinh làm bài thời gian 45p
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN
 Cấp độ
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện Truyền thuyết 
- Khái niệm về thể loại
- Kể tên truyền thuyết thời Vua Hùng
Giải thích lí do thích
Viết bài văn ngắn về nhân vật yêu thích
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 0,5; 0,5
Sđ:1,5; 1
Số câu: 0,5
Sđ: 1
Số câu:1
Sđ: 5
Số câu:2,5
Sđ :
= 85%
Truyện cổ tích 
- Khái niệm về thể loại
Viết bài văn ngắn về nhân vật yêu thích
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:0,5
Sđ:1,5.
Số câu:0,5
Sđ:1,5
=15% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1,5
Số điểm:4
40 %
Số câu :1
Số điểm:1
10 %
Số câu :1
Sđ; 5
50 %
Số câu 3
Số điểm: 10
=100 %
	HOẠT ĐỘNG 1. ĐỀ BÀI
Câu 1: Từ đầu năm học bộ môn Ngữ Văn lớp 6, em đã học những thể loại truyện dân 
 gian nào? Hãy trình bày các khái niệm về các thể loại đó? 
Câu 2: Em hãy kể tên bốn truyền thuyết về thời đại Vua Hùng và cho biết? em thích 
 truyện truyền thuyết nào nhất?
Câu 3: Em hãy viết một bài văn ngắn về một nhân vật trong truyện truyền thuyết 
( hoặc truyện cổ tích) mà em thích nhất.
 ĐÁP ÁN
Câu1: ( 3 điểm) 
HS: - Chỉ hai thể loại : Truyền thuyết, cổ tích.
Trình bày những khái niệm đó.
Câu 2: (2 điểm) 
 Bốn truyền thuyết về thời đại Vua Hùng: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng, 
 Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh. 
Câu 3: (5 điểm) 
 HS: Làm đảm bảo theo bố cục 3 phần.
MB: Nêu nhân vật em thích
TB: Giải thích – CM đây là nhân vật em thích nhất.
KB: Khẳng định lại lần nữa ,em học được ở nhân vật đó điều gì? nêu ý nghĩa của truyện. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS: Thu bài .
 Dặn dò: Học và soạn Tiết 29: Cây bút thần.
HOẠT ĐỘNG 3 Củng cố.
 Nhận xét giờ làm bài.
HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn học bài.
 Tiếp tục ôn tập và củng cố các kiến thức đã học.
 Chuẩn bị : Cây bút thần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 TUAN 17 THUAN.doc