I. Mức độ cần đạt:
Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
III. Hướng dẫn thực hiện.
b/ Tiến trình bài dạy:
Tuần: 1 Tiết : 1 Ngày soạn: 12/8/2011 Ngày dạy: 15/08/2011 Văn bản. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. Mức độ cần đạt : - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: - Khi niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. III. Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra sách vở và dụng cụ học tập của Hs. 3. Giảng bài mới: (1’) Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc mình. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã trở nên quen thuộc mà không người Việt Nam nào không tự hào, yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (10’) Gv gọi hs đọc chú thích *SGK/6: - Thế nào là truyền thuyết ? * Gv nhấn mạnh: Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian; có cốt lõi là sự thật lịch sử; có nhiều yếu tố kỳ ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Gv đọc mẫu, hướng dẫn học sinh cách đọc. - Bài này chia thành mấy đoạn?Tìm giới hạn và ý chính mỗi đoạn? Đọc chú thích *SGK/6 -Hs :Sgk/6. -Lắng nghe -Học sinh đọc lại Hs: 3 đoạn 1) Long Trang. 2) lên đường. 3) Phần còn lại. A/ Tìm hiểu chung: I/. Định nghĩa truyền thuyết : Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - “Con Rồng Cháu Tiên” thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu . II. Bố cục: 3 đoạn 1) Long Trang. 2) lên đường. 3) Phần còn lại. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản. (25’) - Truyền thuyết này kể về ai? - Tìm những chi tiết nói về hình dạng nguồn gốc của Lạc Long Quân? - Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là gì? - Nguồn gốc và hình dạng của Âu Cơ? - Thần Nông là gì? - Em có nhận xét gì về hình dạng, nguồn gốc của Lạc Long Quân và Au Cơ? * Gv: Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. - Việc sinh nở của Au Cơ có gì lạ? Điều gì lạ ở những đứa con của họ? - Em hiểu như thế nào là “khôi ngô”? - Sống với nhau một thời gian họ chia tay nhau. Tại sao họ lại chia con? chia như thế nào? và để làm gì ? *Tập quán là gì? - Khi lên làm vua, người con trưởng lấy hiệu là gì? Đóng đô ở đâu? đặt tên nước là gì? -Việc chia con như vậy có ảnh hưởng gì đến tình đoàn kết gia đình không? - Theo chuyện này thì Việt Nam ta là con cháu của ai? * Gv: Trên thế giới chỉ có ở Việt Nam ta mới gọi nhau là “đồng bào”.Đồng bào là từ HánViệt. Đồng=cùng; bào=bọc; nghĩa là cùng một bọc sinh ra. Điều này khẳng định các dân tộc Việt nam đều cùng chung một cội nguồn, đều là anh em. Truyện được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện? - Thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? - Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có tác dụng gì? - Nêu nghệ thuật văn bản? - Theo em truyện “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích điều gì? GV nhận xét - Ngoài việc giải thích về cội nguồn dân tộc, truyện còn thể hiện điều gì? - Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Lạc Long Quân: Mình rồng, con trai của thần Long Nữ, có sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ Hs đọc chú thích SGK - Âu Cơ: Dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần * Đọc chú thích 3 SGK -Hs : Nguồn gốc, hình dạng kỳ lạ, lớn lao đẹp đẽ. - Sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con, con không cần bú mớm lớn nhanh như thổi, khôi ngô * Đọc chú thích 4 SGK - Kẻ ở cạn, người ở nước tính tình, tập quán khác nhau + Năm mươi con theo mẹ lên núi + Năm mươi con theo cha xuống biển * Đọc chú thích 5 SGK - Hiệu là Hùng Vương. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) Thảo luận nhóm: Không, người ở miền xuôi, miền ngược khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau Hs: Người Việt là con Rồng cháu Tiên Nghe - Lạc Long Quân mình Rồng - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng - Các con không cần bú mớm -> Thần kì hoá nguồn gốc dân tộc, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Hs: - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh. - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý thức đoàn kết trong cộng đồng. B/. Đọc - hiểu văn bản: I/. Nội dung. 1. Lạc Long Quân-Âu Cơ. - Lạc Long Quân: Mình Rồng con thần Long Nữ, sống dưới nước, sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ - Âu cơ: thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, sống trên cạn. Nguồn gốc, hình dạng kỳ lạ, lớn lao đẹp đẽ. 2. Sự nghiệp mở nước - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con. - Các con lớn nhanh như thổi, khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. - Tập quán khác nhau họ chia con, cai quản các phương, lập nước Văn Lang. Người Việt là con Rồng cháu Tiên. 3. Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Nhằm thần kì hoá nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc và làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. II. Nghệ thuật: - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh III. Ý nghĩa truyện: - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý thức đoàn kết trong cộng đồng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’) - Đọc kỹ để nhớ các chi tiết : Nghệ thuật và nội dung của truyện “con Rồng, cháu Tiên” . - Về nhà tập kể chuyện diễn cảm . - Sư tầm truyện có nội dung giống với truyện “con Rồng, cháu Tiên” của các dân tộc khác của Việt Nam . 4/. Củng cố: (3’) - Thế nào là truyền thuyết ? - Truyện “con Rồng cháu Tiên” có những nghệ thuật gì ? và để giải thích diều gì ? 5/. Dặn dò: (2’) - Về nhà thực hiện bài tập 1* (dành cho học sinh khá, giỏi) . - Chuẩn bị bài “BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY”, chú ý : + Đọc văn bản . + Soạn trả lời các câu 1,2,3,4 phần đọc-hiểu văn bản . + Xem và có thể nhớ phần ghi nhớ . - Trả bài : con Rồng cháu Tiên . C/. Hướng dẫn tự học. - Đọc kỹ để nhớ các chi tiết : Nghệ thuật và nội dung của truyện “con Rồng, cháu Tiên” . - Về nhà tập kể chuyện diễn cảm . - Sưu tầm truyện có nội dung giống với truyện “con Rồng, cháu Tiên” của các dân tộc khác của Việt Nam. . Tuần: 1 Tiết : 2 Ngày soạn: 12/8/2011 Ngày dạy: 15/08/2011 Hướng dẫn tự học BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Truyền thuyết) I. Mức độ cần đạt: Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản. II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. III. Hướng dẫn thực hiện. b/ Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: a) Kể tóm tắt truyện “Con Rồng cháu Tiên”. Nêu ý nghĩa của truyện? b) Tìm những chi tiết truyền thuyết kỳ ảo trong truyện? Nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy? 3. Giảng bài mới: (1’) Giới thiệu tranh: SGK * Gợi ý: a) - Kể tóm tắt, đầy đủ ngắn gọn các ý chính. - Nêu được ý nghĩa: Giải thích cội nguồn dân tộc và thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng. b) Các chi tiết: sinh bọc trăm trứng, con không cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi Tô đậm tính chất thần kì thiêng liêng của dân tộc và tăng sức hấp dẫn cho truyện. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (10’) - Gv hướng dẫn hs cách đọc: + Giọng kể tự nhiên. + Chú ý lời thoại. - Gv đọc mẫu đoạn đầu . - Hs thay phiên nhau đọc tiếp các đoạn còn lại. - Gv chỉ định hs nhận xét giọng đọc. - GV chốt : “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước HS đọc HS kể tóm tắt ngắn gọn theo từng đoạn. A/. Tìm hiểu chung. “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc nhóm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước . Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. (25’) - Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? - Ý định của vua khi chọn người nối ngôi? “Chí” vua ở đây như thế nào? - Hình thức tuyển chọn của vua có gì đặc biệt? Đây chính là một cuộc thi tài giữa các hoàng tử. Người nào có tài năng, đức độ thì được truyền ngôi. - Lang Liêu là ai? - Tại sao trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương. Thần ở đây là người đại diện cho ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân ủng hộ Lang Liêu là ủng hộ những người thiệt thòi, chăm chỉ lao động, sống chân chất , thật thà. - Lang Liêu đã dùng gạo làm bánh gì? Chúng tượng trưng cho gì? - Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn? Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ? - Nêu ý nghĩa của truyện? GV nhận xét *Tìm những chi tiết hoang đường trong truyện? GV: Nhận xét Đề cao lao động nghề nông Sự thờ kính tổ tông trời đất, giữ gìn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. - Giặc ngoài đã yên, đất nước thanh bình, vua đã về già muốn nhường ngôi cho con. - Người nối ngôi phải nối “chí ta”. - Chí vua: Đất nước yên bình, dân no ấm, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hoàng tử con thứ 18 của vua Hùng. - Là một người thiệt thòi nhất, mẹ bị vua cha ghẻ lạnh ốm chết, bản thân phải làm lụng kiếm sống như bao người dân khác Bánh: Chưng Giầy - Gắn liền với sản vật mà người nông dân làm ra, nuôi sống con người và nó tượng trưng cho trời, đất, cỏ cây, cầm thú. - Thần báo mộng. B/. Đọc – hiểu văn bản. I/. Nội dung. 1.Vua Hùng chọn người nối ngôi: Người nối ngôi phải nối “chí” của vua. 2. Lang Liêu được vua truyền ngô. - Bánh chưng: đất (vuông) - Bánh giầy: Trời (tròn) - Nhân ở giữa: cây cỏ, muôn loài. Hợp ý vua. Vua truyền ngôi. II. Nghệ thuật: - Sử dụn ... ng lòng đất để lấy nước. b) Rung rinh: Chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp. c) Hèn nhát: Không dũng cảm, thiếu can đảm. Bài tập 6: “Thế thì không mất”. - Theo Nụ:”mất” có nghĩa là không biết ở đâu. - Mất: được hiểu là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’) Về nhà đọc sách báo, SGK để thông thạo trong việc đặt câu trong hoạt động giao tiếp cho sau này sử dụng . 4. Củng cố: (3’) - Nghĩa của từ là gì , cho ví dụ ? và giải thích . - Có mấy cách để giải thích nghĩa của từ , hãy kể ra và nêu ví dụ ? 5. Dặn dò: (2’) - HS về nhà thực hiện các bài tập 3, 5*phần luyện tập của SGK/36,37 . - Chuẩn bị soạn bài : TLV “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”, chú ý : + Mục I : Mục 1. Đọc 7 sự việc và trả lời các câu hỏi phía dưới . Mục 2 . thực hiện theo yêu cầu a,b của mục này . + Luyện tập : Soạn cả hai bài tập trong SGK/38,39 . -Trả bài Tìm hiểu chung về văn tự sự . GV nhaän xeùt tieát hoïc. C/ Hướng dẫn tự học. Về nhà đọc sách báo, SGK để thông thạo trong việc đặt câu trong hoạt động giao tiếp cho sau này sử dụng . Tuần: 3 Tiết : 11- 12 Ngày soạn: 27/8/2011 Ngày dạy: 31/08/2011 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mức độ cần đạt: - Nắm được thế nào là sự việc ,nhân vật trong văn bản tự sự. - Hiểu ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. II. Trọng tm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức: - Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2. Kĩ năng: - Chỉ ra sự việc , nhân vật trong một văn bản tự sự. - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể III. Hướng dẫn thực hiện. Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Noäi dung 1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 2. Kiểm tra : (5’) * Câu hỏi: a) Thế nào là văn tự sự ? Hãy kể tên 1 số văn bản tự sự mà em đã học? b) Nêu mục đích giao tiếp của văn tự sự ? 3. Giôùi thieäu:(1’) Nói đến văn tự sự ta phải nghĩ ngay đến 2 yếu tố nhân vật và sự việc. Vậy sự việc và nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. * Gợi ý trả lời : a) Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và thể hiện một ý nghĩa. Một số văn bản tự sự mà em đã học: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Bánh chưng bánh giầy b) Mục đích giao tiếp của văn tự sự: Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Hoaït ñoäng 1: Tìm hieåu chung. (20’) * Sự việc trong văn tự sự. GV: các em đã biết tự sự là.1 chuỗi sự việc. GV gọi hs đọc câu (a) sgk. Gv treo bảng. GV: những vấn đề trên chính là sự việc hay còn gọi là tình tiết. ? Các sự việc trên có thừa không? GV treo baûng phuï. Hs xem 7 sự việc trong truyện sơn tinh, Thủy Tinh. Chỉ rõ: + Sự vịêc khởi đầu? + Sự việc phát triển? + Sự việc cao trào? + Sự việc kết thúc? Mối quan hệ nhân quả giữa chúng? ? Hãy chỉ ra sáu yếu tố cần thiết trong văn bản Sơn Tinh- Thủy Tinh? ? Có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được hay không? ? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? ? Nếu bỏ chi tiết vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? ? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? ? Sự việc nào thê hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng? ? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? ? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được hay không? ? Có thể xóa bỏ sự việc “hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước” được không? GV chốt lại: Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về: + Thời gian, địa điểm. + Nhân vật cụ thể. + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả. ? Qua phần phân tích trên sự việc trong văn tự sự trình bày ntn? * Nhân vật trong văn tự sự. ? Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai? (Nhân vật chính, nhân vật phụ). ? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? ? Nêu cách giới thiệu về nhân vật chính? GV chốt lại vấn đề: - Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. - Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản. - Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính họat động. - Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, ? Qua phần tìm hiểu trên N/v trong văn tự sự có những việc làm ntn? Hs: Đọc sgk/37 Các sự việc trong truyện STTT. 1. Vua Hùng kén rể. 2. ST, TT đến cầu hôn. 3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. 4. ST đến trước được vợ. 5. TT đến sau, tức giận, dâng nước đánh ST. 6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng TT thua, rút về. 7. Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST, nhưng đều thua. Hs: Không, tất cả đều tạo nên mắc xích cấn thiết cho câu chuyện. Hs: -Vua Hùng kén rể (1) -(2,3,4) -(5,6) -(7) Hs: Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là nguyên nhân của cái sau nữa. Hs: - Nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Địa điểm: Ở Phong châu - Thời gian: Thời vua Hùng. - Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh. - Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hàng năm. - Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra. Hs: Không. Vì nếu bỏ thì cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết. Hs: Giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết vì như thế mới chống lại nổi với Thủy Tinh. Hs: Không được vì không có lí do để hai thần thi tài. Hs: - Vì thần kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay vì chậm chân mà mất vợ. - Tính ghen tuông ghê gớm của thần. Hs: Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh là dụng ý của vua Hùng. Hs: Con người khắc phục vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi. Hs: Không, vì như thế là con người thất bại, bị tiêu diệt. Hs: Không, vì đó là hiện tượng xảy ra hàng năm ở nước ta, đó là quy luật thiên nhiên. Hs: Đọc mục 1 ghi nhớ sgk / 38. Hs: - Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Nhân vật phụ: Vua Hùng, Mị Nương. Hs: Được gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng Hs: Sơn Tinh: + Được giới thiệu tên gọi, lai lịch, tài năng, + Được giới thiệu về việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói, chân dung, dáng điệu, trang phục Hs: Đọc ghi nhớ sgk/ 38. I/ Tìm hieåu chung về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 1. Sự việc trong văn tự sự. a/ Tìm hiểu ví dụ:sgk/37 . - Các sự việc trong truyện STTT. 1. Vua Hùng kén rể. 2. ST, TT đến cầu hôn. 3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. 4. ST đến trước được vợ. 5. TT đến sau, tức giận, dâng nước đánh ST. 6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng TT thua, rút về. 7. Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST, nhưng đều thua. - Ý nghĩa: khẳng định sự chiến thắng của ST. - Nhân vật chính: ST, TT. - Nhân vật phụ: Vua – Mị Nương – Lạc hầu. - Địa điểm: Phong Châu - Thời gian: Vua Hùng thú 18. - Nguyên nhân : Vua Hùng kén rể. - Diễn biến: - Kết quả: ST chiến thắng TT. ® Sự việc trong văn tự sự. b/ Kết luận: - Sự việc trong văn tự sự: + Là những sự việc xảy ra như lũ lụt, hạn hán, mất mùa, những sự việc do con người làm ra như kén rể, cầu hôn, cứu người đẹp, trừng trị kẻ tham lam. + Sự việc được trình bày một cách cụ thể: Sự việ xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự, diễn biến có ý nghĩa. + Là yếu tố quan trọng, cốt lõi của văn tự sự, không có sự việc thì không có tự sự. 2. Nhân vật trong văn tự sự. a/ Tìm hiểu ví dụ:sgk/37 - Nhân vật chính: ST,TT ® Kể nhiều nhất, thực hiện các sự việc. - Mị Nương, vua Hùng, Lạc hầu rất cần thiết làm cho nhân vật chính nổi bật. - Nhân vật: Giới thiệu lai lịch, tài năng, hành động ® Nhân vật trong văn tự sự. b/ Kết luận: - Nhân vật trong văn tự sự: + Là người làm ra sự việc, hành động, là người được nói tới, được biểu dương hay lên án, được thể hiện qua các mặt: . Tên gọi. . Giới thiệu lai lịch. .Chân dung, tài năng, việc làm. + Có nhiều loại nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.. - Nhân vật và sự việc trong văn bản tự sự là hai yếu tố then chốt, có quan hệ với nhau. Trong quá trình đọc-hiểu văn bản tự sự, cần chú ý tới những yếu tố này của thể loại. Hoạt động 2: Luyện tập. (15’) Gv gọi hs đọc bài tập 1,2. Gv hướng dẫn bt và cho hs thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung. Gv gọi hs đọc bài tập 1,2. Gv hướng dẫn bt và cho hs thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung. Bài tập 1: - Vua Hùng: kén rễ, ra điều kiện chọn rễ. - Mị Nương: lấy chồng. - ST: đến cầu hôn được vợ,đánh nhau với TT, chiến thắng TT. TT: Cầu hôn thất bại,đánh nhau với ST, bị thua, hàng năm dâng nước đánh ST. * Vai trò: VH, MN là nhân vật phụ góp phần cho sự phát triển chuỗi sự việc mỡ đầu, cao trào và kết thúc. ST, TT là nhân vật tuợng trương cho 2 thế lực. b)Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Khi nghe tin vua Hùng kến rể -ST, TT đến cầu hôn, thi tài, đánh nhau gây nên hiện tượng lũ lụt hàng năm. c)Giải thích tên gọi: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh -Tên gọi liên quan đến hành động, việc làm của nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản. II/ Luyện tập. Bài tập 1: - Vua Hùng: kén rễ, ra điều kiện chọn rễ. - Mị Nương: lấy chồng. - ST: đến cầu hôn được vợ,đánh nhau với TT, chiến thắng TT. TT: Cầu hôn thất bại,đánh nhau với ST, bị thua, hàng năm dâng nước đánh ST. * Vai trò: VH, MN là nhân vật phụ góp phần cho sự phát triển chuỗi sự việc mỡ đầu, cao trào và kết thúc. ST, TT là nhân vật tuợng trương cho 2 thế lực. b)Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: - Khi nghe tin vua Hùng kến rể - ST, TT đến cầu hôn, thi tài, đánh nhau gây nên hiện tượng lũ lụt hàng năm. c) Giải thích tên gọi: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Tên gọi liên quan đến hành động, việc làm của nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản. Bài tập 2: Kể lại chuyện “Một lần không vâng lời” Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’) Tập phân tích sự việc và nhân vật trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 4. Củng cố: (3’) (3’) Hệ thống câu hỏi : 1. Thế nào là sự việc trong văn tự sự ? nó có vai trò như thế nào ? 2. Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? nêu vai trò của nó . 3. Sự việc và nhân vật có mối quan hệ như thế nào ? 5. Dặn dò: (2’) -Yeâu caàu HS: + Thuoäc ghi nhôù. + Chuaån bò: Söï tích Hoà Göôm. * Đọc văn bản . * Soạn và trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc- hiểu văn bản . * Chuẩn bị phần luyện tập ở cuối bài học . + Traû baøi: Sôn tinh Thuyû Tinh. GV nhaän xeùt tieát hoïc. III/ Hướng dẫn tự học. Tập phân tích sự việc và nhân vật trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Tài liệu đính kèm: