Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 94: Buổi học cuối cùng

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 94: Buổi học cuối cùng

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 -Nắm được cốt truyện, nhân vật, tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối

 cùng Vùng An Đát bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy giáo Hamen.

 Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước, một trong những biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của

 dân tộc mình.

 - Nắm được của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật

 qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ngoại hình.

 - BDHS tình yêu quê hương, làng xóm, giữ gìn tiếng nói dân tộc, văn hóa của quê hương.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng.

- Học sinh: Học bài, soạn phần 2. Nhân vật thầy giáo Hamen.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 94: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :17/2/2009 Tuần 24
Ngày dạy :18/2/2009 Tiết 94 
 ( An – phông -xơ – Đô – Đê)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 -Nắm được cốt truyện, nhân vật, tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối 
 cùng Vùng An Đát bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy giáo Hamen.
 Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước, một trong những biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của 
 dân tộc mình. 
 - Nắm được của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật 
 qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ngoại hình. 
 - BDHS tình yêu quê hương, làng xóm, giữ gìn tiếng nói dân tộc, văn hóa của quê hương. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng.
- Học sinh: Học bài, soạn phần 2. Nhân vật thầy giáo Hamen. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC:	(4’)
- Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, Prăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, 
 quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu điều gì? 
- Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của Prăng diễn biến như 
 thế nào trong buổi học cuối cùng?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới (TT)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15’
7’
3’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU NHÂN VẬT THẦY GIÁO HAMEN
HS. Đọc đoạn cuối “Xong bài giảng” à hết. 
H. Thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng được 
 tác giả miêu tả như thế nào? 
Gợi ý: Phát hiện các chi tiết về trang phục, thái độ, 
 lời nói, hành động, cử chỉ khi buổi học kết thúc? 
H. Điều tâm niệm nhất của thầy Hamen là gì? 
HS. Hãy yêu quý, giữ gìn, trau dồi tiếng nói của dân 
 tộc. 
GV. Tích hợp tiếng Việt. 
H. Trong văn bản sử dụng biện pháp so sánh. 
 Tìm những câu văn có chứa hình ảnh so sánh? 
HS. 	- Tôi có dễ dàng .
	- Khi một dân tộc rơi vào . lao tù? 
 H. So sánh nào mang ý nghĩa sâu sắc nhất? Vì sao? 
HS. Nói bằng hình ảnh đầy thuyết phục sức sống dân
 tộc nằm trong tiếng nói biểu hiện rõ lòng yêu nước. 
H. Hình ảnh thầy Hamen trong phút cuối cùng như 
 thế nào? Có những âm thanh, tiếng động nào đáng 
 chú ý? 
HS. Tiếng chuông nhà thờ, tiếng kèn của bọn lính 
 Phổ. 
GV. Đọc đoạn “Bỗng đồng hồ  hết”. 
H. Tại sao thầy Ha men nghẹn ngào không nói hết 
 câu?
H. Dòng chữ trên bảng đen có ý nghĩa gì ?
H. Qua những hành động, cử chỉ của thầy Hamen ở 
 buổi học cuối cùng gợi cho em những suy nghĩ gì? 
H. Nêu cảm nghĩ của em về thầy Hamen? 
GV giảng: Cùng với nhân vật Prăng, thầy Hamen đã 
 góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng yêu nước một 
 cách trực tiếp và sâu sắc. Vẻ đẹp của ông hiện ra 
 qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú 
 Prăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi 
 học cuối cùng không thể nào quên. 
GV tích hợp phần TLV: Phương pháp tả người 
 (từ ngọai hình à nội tâm bên trong. Bài so sánh, 
 HS tìm những câu có sử dụng phương pháp so sánh.)
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU CÁC NHÂN VẬT KHÁC. 
H. Ngoài 2 nhân vật Prăng, thầy Hamen, truyện còn 
 có những nhân vật nào khác nữa? 
H. + Cụ Hô De là người như thế nào? 
 + Bác phát thư và dân làng An -dat được miêu tả ra
 sao ?
H. Giữa các nhân vật này có những đặc điểm gì
 giống nhau? 
GV liên hệ 2 tác phẩm: “Lòng yêu nước” của nhà 
 văn I- Li- A- Ê-ren Bua. 
 “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” Phạm Văn 
 Đồng. 
GDHS lòng yêu nước: Là yêu những nhân vật bình 
 thường xung quanh. Yêu tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự 
 trong sáng của Tiếng Việt, học tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TỔNG KẾT VỀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG VÀ NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT NỔI BẬT CỦA TRUYỆN. 
H. Câu nói của thầy Ha-men “ Khi một dân tộc chốn 
 lao tù” có ý nghĩa như thế nào ?
H. Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật của 
 truyện?
H. Nêu nét dặc sắc về nội dung ?
HS. Thực hiện ghi nhớ SGK/65.
GV nhấn mạnh, giảng: Tiếng nói dân tộc là tài sản 
 quý báu của dân tộc. Phải biết yêu quý giữ gìn và 
 học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình. 
 Khi đất nước bị rơi vào vòng nô lệ, tiếng nói dân 
 tộc là phương tiện quan trọng để đấu tranh và giành 
 lại độc lập, tự do .
2. Thầy Hamen. 
- Trang phục : Mũ lụa đen 
 thêu, áo màu xanh lục 
 à Trang phục ý nghĩa trọng 
 đại trong buổi học cuối cùng. 
- Thái độ đối với học sinh:
 ân cần, dịu dàng nhắc nhở, 
 không trách phạt. Nhiệt tình 
 truyền thụ kiến thức đến học 
 sinh bằng lời lẽ tha thiết, 
 truyền cảm. 
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp tiếng
 mẹ đẻ,tiếng quê hương 
 “Ngôn ngữ hay nhất thế giới, 
 trong sáng nhất . Chìa khóa 
 chốn lao tù.” .
- Người tái nhợt, nghẹn ngào 
 không nói hết câu cố dùng hết
 sức viết: “NƯỚC PHÁP 
 MUÔN NĂM”. 
è Thầy Hamen là người yêu
 tiếng Pháp à yêu nước tha 
 thiết. 
3. Các nhân vật khác. 
- Cụ Hô de: đánh vần cùng học 
 sinh nhỏ tuổi. 
 - Các em nhỏ cũng đánh vần. 
 - Bác phát thư và dân làng
 An -dát buồn rầu, lặng lẽ. 
à Họ đều yêu tiếng Pháp ,yêu 
 ngôn ngữ của dân tộc mình 
 = >Yêu nước. 
V. TỔNG KẾT.
 GHI NHỚ: SGK/65.
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Nội dung ,nghệ thuật đặc sắc của bài văn “Buổi học cuối cùng ” là gì ?
- GV củng cố bàng bảng phụ.
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
THẦY GIÁO HAMEN
Đau đớn khi không được dạy tiếng Pháp
CHÚ BÉ PRĂNG
Tha thiết được học tiếng Pháp
YÊU NGÔN NGỮ DÂN TỘC
YÊU NƯỚC (PHÁP)
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học bài: Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật Prăng hoặc thầy Hamen. 
 - Chuẩn bị bài “NHÂN HÓA”
+ Đọc khổ thơ, các đoạn văn và trả lời câu hỏi SGK. 
+ Đọc phần ghi nhớ + xem trước các bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 90.DOC.doc