I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả cảnh.
- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn những kĩ năng trình bày những điều quan sát,
lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- BDHS lòng yêu mến thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng.
- Học sinh: Học bài, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số
2. KTBC : (4) Để viết một bài văn miêu tả cảnh hay, đặc sắc đòi hỏi người viết phải có
năng lực gì? Nêu VD trong những bài văn mà em đã học.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
GV nu vấn đề : Làm thế nào để viết bài văn tả cảnh hay ?
Ngày soạn : 12 /2 / 2009 Tuần 23 Ngày dạy : 13 / 2 / 2009 Tiết 92 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả cảnh. - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn những kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. - BDHS lòng yêu mến thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng. - Học sinh: Học bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số 2. KTBC : (4’) Để viết một bài văn miêu tả cảnh hay, đặc sắc đòi hỏi người viết phải có năng lực gì? Nêu VD trong những bài văn mà em đã học. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. GV nêu vấn đề : Làm thế nào để viết bài văn tả cảnh hay ? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 17’ 18’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. * Nhĩm 1: Đọc đoạn văn của Võ Quảng H.Văn bản đầu miêu tả Dượng Hương Thư trong một chặn đường cảu cuộc vượt thác. Tại sao cĩ thể nĩi,qua hình ảnh nhân vật ta cĩ thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sơng cĩ nhiều thác dữ. * Nhóm 2: Đọc đoạn văn của Đoàn Giới H. 1. Đoạn văn miêu tả cảnh gì? 2. Người viết miêu tả cảnh trên theo một tự nào? 3. Liệu có thể đảo được thứ tự này không Vì sao? HS. Nêu kết quả, GV kết luận. Nhấn mạnh: Miêu tả theo thứ tự như vậy là hợp lí. Vị trí quan sát ở đây là người quan sát ngồi ở trên thuyền từ gần à xa. Nếu đảo thứ tự thì người miêu tả phải đổi vị trí quan sát. * Nhóm 3 : Thảo luận đoạn văn “Lũy làng” của Nguyễn Nhược Pháp. 1. Chỉ ra 3 phần của đoạn văn? 2. Nêu tóm tắt các ý của mỗi phần? 3. Từ đàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn? HS. Trả lời: GV nhận xét à kết luận. Dàn ý của đoạn gồm 3 phần: + Mở đoạn: Giới thiệu khái quát. + Thân đoạn: Miêu tả cụ thể, chi tiết. + Kết đoạn: Phát biểu cảm nghĩ. H. Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? GV lưu ý: Nếu miêu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn sẽ khác. H. Vậy muốn miêu tả cảnh thì chúng ta phải làm gì? H. Bố cục của bài văn tả cảnh ? HS. Đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh: Khi miêu tả cần lưu ý: + Nắm vững mục đích miêu tả cảnh là gì? + Lựa chọn chi tiết, hình ảnh nổi bật. + Lựa chọn cách trình bày theo thứ tự. + Bố cục của bài gồm 3 phần. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LÀM BÀI TẬP. GV. Nêu yêu cầu bài tập 1. HDHS luyện tập. 1HS. Khác lênm bảng làm. - Cả lớp ghi vào giấy nháp hoặc vở bài tập. - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả. Bài tập 2: GV HDHS về nhà làm bài theo trình tự đã cho. Bài tập 3: HS. Đọc bài “BIỂN ĐẸP” GV . HDHS về nhà làm theo trình tự đã cho. I. Phương pháp viết văn tả cảnh. 1. Đọc 3 văn bản ( SGK / 37 ) 2. Trả lời câu hỏi. * Đoạn a. - Tả người chống thuyền vượt thác. - Người vượt thác đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ ( nhờ tả ngoại hình,các động tác ) . * Đoạn b. - Đoạn văn miêu tả quang cảnh sông nước vùng sơng nước Cà Mau - Năm Căn. - Thứ tự miêu tả: Từ dưới sông lên trên bờ, từ gần đến xa. à Hợp lí với vị trí quan sát từ trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. * Đoạn c. - Mở đoạn: - Từ “Lũy làng là một vành đai đến màu xanh của lũy”. - Giới thiệu (Miêu tả, khái quát) về hình dáng, màu sắc của lũy tre làng. -Thân đoạn: - “Lũy ngoài cùng” đến “không rõ”. - Lần lượt miêu tả kĩ, cụ thể vòng tre của lũy làng. - Kết đoạn: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. à Miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. è Miêu tả rất hợp lí vì cái nhìn của tác giả từ bên trong. * GHI NHỚ: SGK/47. II. BÀI TẬP. Bài tập 1: Miêu tả lớp học trong giờ viết bài tập làm văn. a. Từ ngoài vào trong: Trình tự không gian. b. Từ lúc trống vào đến hết giờ (thời gian). * Những hình ảnh cụ thể: có thể chọn: + Cảnh HS nhận đề. + Cảnh HS chăm chỉ làm bài. + GV trong giờ kiểm tra à thu bài. + Cảnh bên ngoài lớp học (sân trường, cây cối) Bài tập 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. a. Cách tả theo thứ tự thời gian. - Trống hết tiết 2 à báo giờ ra chơi. - HS từ các lớp uà ra sân. - Cảnh HS chơi đùa . - Các trị chơi quen thuộc. - Gĩc phía đơng,giữa sân - Trống vào lớp,HS về lớp. - Cảm xúc của người viết b. Cách tả theo trình tự không gian: - Các trò chơi giữa sân, góc sân. - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ sôi động. Bài tập 3. a. Mở bài : Biển đẹp. b. Thân bài: Cảnh đẹp của biển cả trong những thời điểm khác nhau: - Buổi sớm nắng vàng. - Ngày mưa rào. - Buổi sớm nắng mờ. - Buổi chiều lạnh. - Buổi chiều nắng tàn,nắng dịu. - Buổi trưa xế - Biển,trời đổi sắc. c. Kết bài : Người viết tả theo mạch cảm xúc,hướng theo con mắt của mình. 4. CỦNG CỐ: (3’) - Để viết một bài văn miêu tả cảnh em cần phải làm gì? - Nếu bố cục của một bài văn miêu tả cảnh? 5. DẶN DÒ: (2’) - Hoàn thành các bài tập còn lại, học thuộc lòng ghi nhớ Trang 47. BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH BÀI VIẾT TLV SỐ 4 (LÀM Ở NHÀ) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết. - Biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói riêng và văn tả cảnh. Nói chung đã được học ở các tiết trước đó. - Rèn luyện kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, lập luận, chính tả, ngữ pháp.) II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Ra đề, lập đáp án, biểu điểm. - Học sinh: Ôn tập phương pháp tả cảnh, viết bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: 2. KTBC: 3. Bài mới: GV đọc đề, chép yêu cầu đề bài, HS làm ở nhà. ĐỀ BÀI: Miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. ĐÁP ÁN: Yêu cầu chung: Làm đúng thể loại văn miêu tả cảnh. A. MỞ BÀI: Yêu cầu khát quát (1,5 điểm). - Nêu được khái quát cảnh sân trường trước giờ ra chơi đến lúc trống báo hiệu giờ ra chơi. B. THÂN BÀI: Yêu cầu HS miêu tả cảnh chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ các hoạt động diễn ra trong sân trường giờ ra chơi. (6 điểm) - HS chọn những điểm nổi bật sau: + Nghe trống: HS các lớp ùa ra sân. + Cảnh các bạn HS chơi đùa. + Các trò chơi quen thuộc. + Giữa sân trường. + Bốn góc sân diễn ra các trò chơi như thế nào? + Tiếng trống vào lớp: HS về lớp. C. KẾT BÀI: Nêu cảm xúc (Phát biểu cảm nghĩ của bản thân, nhận xét về buổi ra chơi) (1,5điểm) D. HÌNH THỨC: (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: