Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 74: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 74: Bài học đường đời đầu tiên

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Tiết 2)

 Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí”

 (Tô Hoài)

I. MỤC TIÊU: Như tiết 77:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa cuả truyện “Baì học ” đối với Dế Mèn trong bài văn những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ.

- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tích cách của các nhân vật.

- GDHS không nên kiêu căng, tự phụ, không được xem thường những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) Hình ảnh của Dế Mèn được kể như thế nào trong đoạn 1?

3. Bài mới: GV củng cố tiết 1 tiết 2

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 74: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/1/2008 Tuần 19
Ngày dạy : 7/1/2008 Tiết 74
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tiết 2)
 Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
 (Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU: Như tiết 77:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa cuả truyện “Baì học” đối với Dế Mèn trong bài văn những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tích cách của các nhân vật. 
- GDHS không nên kiêu căng, tự phụ, không được xem thường những người xung quanh. 
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) Hình ảnh của Dế Mèn được kể như thế nào trong đoạn 1?
3. Bài mới: GV củng cố tiết 1 à tiết 2
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
10’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN MÀ DM RÚT RA TƯƠNG ỨNG VỚI ĐOẠN 2. 
HS. Đọc đoạn 2, tóm tắt đoạn 2. 
H. Dế Choắt qua con mắt của Dế Mèn Hiện lên 
 như thế nào?
HS.Dài lêu nghêu,gầy gò: ốm yếu và xấu xí; 
 Cánh ngắn;Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ;
 Râu ria cụt mọt mẫu.
H. Dế Mèn đã thể hiện thái độ với Dế Choắt qua
 chi tiết nào?
HS. Đặt tên là Dế Choắt;Tả Choắt rất xấu;Gọi 
 Choắt: Chú mày;Mắng,chế giễu khinh thường 
 Dếâ Choắtkhi Dế Choắt đề nghị giúp đỡ. Dế Mèn
 lên mặt kẻ cả,không cảm thông gúp đỡ.
H. Trước khi trêu chị Cốc,DM đã nói gì? Thể hiện
 thái độ ntn?
HS. Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì?Mày bảo tao còn
 biết sợ ai hơn tao nữa!.Giương mắt ra coi tao trêu 
 con mụ Cốc đây này!
=>Thái độ hung hăng ,tự cao tự đại,tỏ ra chẳng
 sợ ai.
H.Hát trêu chị Cốc xong, DM có hành động thái
 độ ntn? 
H. Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ,DM có hành 
 động,tâm trạng ntn?
HS thảo luận nhóm,trình bày.
HS khác nhận xét,bổ sung.
GV.Nhận xét ,đánh giá,kết luận.
H.Hành động và thái độ đó cho ta hiểu thêm điều 
 gì về DM?
Gợi ý: Có tình cảm với đồng loại,biết ăn năn hối lỗi. 
H. Hậu quả của bài học đường đời đầu tiên này là 
 gì? Liệu đâycó phải là bài học cuối cùng?
HS. Đó là bài học về tác hại của thói nghịch 
 ranh,ích kỷ không phải chị Cốc là thủ phạm mà 
 chính là DM đã vô tình gây ra cái chết cho DC. 
 Hống hách với kẻ yếu nhưng lại hèn nhát trước 
 kẻ mạnh... Tội lỗi của DM thật đáng phê phán 
 nhưng dù sao DM cũng đã nhận ra và hối hận 
 chân thành.
H. Ý nghĩa của bài học này? 
 (Cho HS liên hệ bản thân).
HS. Đọc câu kết thúc truyện “Tôi đem.. đầu 
 tiên”.
 H. Vậy bài học đường đời đầu tiên mà DM đang 
 suy nghĩ là gì? Câu văn có ý nghĩa gì đặc sắc? HS.Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm 
 trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. 
HOẠT ĐỘNG 2:HD HS TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
GV. HDHS liên tưởng đến con dế thật ở ngoài 
 đời. 
H. Hình ảnh con vật trong truyện được miêu tả có 
 giống với con vật ở ngoài đời không? 
H. Có những đặc điểm nào của con người gắn cho 
 chúng? 
H.Em học được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể 
 chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
HS thảo luận trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, mở rộng: 
 Truyện viết theo lối đồng thoại, nhân vật chính 
 là những con vật bé nhỏ, bình thường gần gũi với 
 trẻ em. Loài vật ở đây biết nói năng, suy nghĩ, 
 cũng có tình cảm, tâm lí như người nhưng cũng 
 đúng với hình ảnh loài vật trong tác phẩm tự 
 nhiên. 
HS. Đọc ghi nhớ. SGK/trang 11. 
3. Bài học đường đời đầu tiên. 
Diễn biến tâm lí của Dế Mèn.
- Vừa kẻ cả, coi thường, tàn nhẫn đối với Dế Choắt “Tôi bảo một chút bận tâm” 
- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc. 
- Hể hả vì trò đùa tai quát của mình “Chui tọt vào hang, nằm khểnh bụng vắt chân hình chữ ngũ nghĩ thú vị”
- Sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt “khiếp sợ, nằm im thin thít” 
à Bàng hoàng ngơ ngẩn vì hậu quả không lường trước được. Hốt hoảng ,lo sợ vì cái chết và bất ngờ vì lời khuyên của Dế choắt. 
- Hành động:Quỳ xuống,nâng đầu Dế Choắt lên mà than,đắp mộ to cho Dế Choắt,đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
=> Bài học nói về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác và cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT.
- Miêu tả loài vật rất sinh động.
- Cách kể chuyện ngôi thứ nhất tạo cảm giác hồn nhiên,chân thực.
- Nhân vật chính là những con vật bé nhỏ, bình thường nhưng rất gần gũi với trẻ em. 
- Loài vật biết nói năng suy nghĩ như người. 
à Truyện đồng thoại; dùng từ chính xác, gợi cảm.
* GHI NHỚ:SGK/11
4. CỦNG CỐ: (5’)
 - Vì sao Dế Mèn gây nên tội? 
 - Thông qua bài học của Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
 - Bảng phụ
 (1) Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
 A. Ở đời không được ngông cuồng,dại dột sẽ vạ vào thân.
 B. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,có óc mà không biết nghĩ,sớm muộn rồi cũng mang vạ 
 vào mình.
 C. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng,nếu không sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình.
 D.Ở đời phải trung thực ,tự tin,nếu không sớm muộn gì cũng phải mang vạ vào mình.
 (2) Vì sao nói những con vật trong đoạn trích “Bài học” được miêu tả bằng nghệ thuật
 nhân hóa?
 A. Chúng là những con người đội lốt vật.
 B. Chúng được mêu tả thực như chúng vốn có. 
 C. Chúng là những biểu tượng của đạo lí luân lí.
 D. Chúng được gán cho ngững nét tâm lí,tư duy và quan hệ như con người.
5) DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc + tóm tắt văn bản. 
- Vẽ chân dung Dế Mèn. 
- Viết một đoạn văn khoảng 4-6 câu nói vêt tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước nấm mồ của Dế Choắt.
- Chuẩn bị bài “PHÓ TỪ”. 
+ Nếu được khái niệm phó từ. 
+ Phân loại phó từ và nêu ý nghĩa của phó từ. 
+ Tham khảo ghi nhớ + Luyện tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 74.doc