Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 69, 70: Ôn tập tập làm văn kể chuyện

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 69, 70: Ôn tập tập làm văn kể chuyện

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hệ thống hóa, tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự. Biết cách làm bài văn tự sự, so sánh được kể chuyện đời thường với kể chuyện tưởng tượng.

- Rèn luyện kỹ năng: tìm ý, lập dàn bài, xây dựng đoạn, viết thành bài văn.

- GDHS ý thức kể đúng sự thật, yêu văn.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Đọc, soạn bài theo hướng dẫn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức:

2. KTBC: (1) - Kết hợp tiết ôn tập.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 69, 70: Ôn tập tập làm văn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2008 Tuần 18
Ngày dạy : / /2008 Tiết 69-70
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa, tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự. Biết cách làm bài văn tự sự, so sánh được kể chuyện đời thường với kể chuyện tưởng tượng.
- Rèn luyện kỹ năng: tìm ý, lập dàn bài, xây dựng đoạn, viết thành bài văn.
- GDHS ý thức kể đúng sự thật, yêu văn.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng
- Học sinh: Đọc, soạn bài theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: 
2. KTBC: (1’) 	- Kết hợp tiết ôn tập. 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1. GVHDHS CỦNG CỐ: VĂN BẢN TỰ SỰ
H.Em hãy nêu lại khái niệm văn bản tự sự (văn tự sự).
HS nêu. GV nhận xét bổ sung.
H. Đặc điểm của văn tự sự, có mấy loại ngôi kể?
HS nêu cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, và lời 
 thoại, thứ tự kể trong văn tự sự)
H. văn tự sự có mấy kiểu? (loại)
HS .Kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng, 
 (kể chuyện đóng vai nhân vật)
H. Em đã được học những bài văn nào kể chuyện đời 
 thường, bài nào kể tưởng tượng?
HS kể, GV bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2: GVHDHS CỦNG CỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ.
H. Khi làm bài văn (bài) tự sự cần chú ý những yêu 
 cầu gì?
Nhận xét giảng  Tìm hiểu đề.
Tìm ý , chọn ý và xác định ý nghĩa cho bài văn tự sự
Lập dàn ý cho bài văn tự sự ( bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài.)
Viết thành bài văn.
HOẠT ĐỘNG 3: GVHDHS Củng cố: so sánh giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.
GV hướng dẫn HS phân biệt , so sánh
HS thảo luận-> làm -> trình bày
GV treo bảng phụ giảng -> kết luận.
GV lưu ý học sinh loại văn kể chuyện đóng vai 
 nhân vật, tức là loại văn đóng vai một nhân vật nào 
 đó trong truyện để kể lại câu chuyện.
Có thể kể theo ngôi thứ nhất: xưng tôi, chúng tôi
Có thể kể theo ngôi thứ ba: Nó, hắn, họ, chúng nó
GV. Em có thể kể câu chuyện “ Cô chủ không biết quý tình bạn “ học lớp 3 em hãy kể câu chuyện
HS tham khảo, luyện kể ở nhà.
I. VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Khái niệm văn tự sự
2. Đặc điểm văn tự sự
3. Các loại ngôi kể
4. Các kiểu văn tự sự
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN TỰ SỰ
1. Tìm hiểu đề:
2. Tìm ý, chọn ý và xác định ý nghĩa cho bài văn tự sự:
- Cách xác định cốt truyện, ý nghĩa truyện
- Xây dựng và sắp xếp tình tiết (SV)
- Xây dựng nhân vật.
3. Lập dàn ý:
- Bố cục 3 phần: MB, TB, KB
4. Viết thành bài văn:
III. Phân biệt giữa kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường:
Kể chuyện đời thường
Kể chuyện tưởng tượng
- Là câu chuyện có nội dung, diễn biến ra sao thì kể lại y như vậy.
- Kể lại bằng ngôn ngữ giọng điệu của mình
- không được học thuộc lòng, không được viết theo kiểu tóm tắt
- Là bám sát nội dung diễn biến câu chuyện nhưng khi kể lại có thêm chi tiết, cảnh tượng, sự kiện nào đó. Miễn là phù hợp.
- Chỉ có thể tưởng tượng thêm ở những chỗ thích hợp.
- Không đuợc thêm tùy tiện làm sai lạc ý nghĩa câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG 4: GVHDHS LÀM BÀI LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Truyện Thánh Gióng có các sự việc sau:
Gióng ra đời
Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng nuôi Gióng
Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đi đánh giặc
Giặc tan, Gióng cởi áo giáp sắt bay về trời
Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi đánh giặc
Nhân dân lập đền thờ Gióng. Phù Đổng Thiên Vương
Nhưng di tích còn lại của Gióng
Hãy cho biết các sự việc ( chi tiết nhỏ hơn) sau đây thuộc sự việc nào?
Hai vợ chồng ông lão muốn có con
Bà lão giẩm lên vết chân lạ, về thụ thai, 12 tháng mới sinh.
Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy
Bài tập 2: Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện
Khi kể chuyện , người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra.
Để tạo sức hấp dẩn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian diễn biến của sự việc
Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện
Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại.
Bài tập 3: Dòng nào nói không đúng về cách kể theo ngôi thứ 3:
Là cách kể mà người kể giấu mình
Là cách kể kín đáo gọi sự vật bằng tên của chúng
Người kể chuyện có thể linh hoạt tự do
Kể theo ngôi thứ ba, người kể dể dàng bộc lộ ( cảm xúc) nhận xét cá nhân
Bài tập 4: Các câu văn trong bài “ Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” câu nào có yếu tố tưởng tượng?
Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng.
Em ngồi nhìn bếp lửa đỏ hồng ()
Đêm đã khuya mọi người đều ngủ cả
Bỗng có một tiếng nói rất lạ vang lên sau lưng: “Chà! Vất vả quá nhỉ?”
Bài tập 5: Kể buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em (theo các bước)
B1: Tìm hiểu đề
B2: Hồi tưởng, quan sát, tìm ý, chọn ý
B3: Lập dàn bài (sơ lược)
A. Mở bài: 	- Giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần
- Thời gian, địa điểm
- Ấn tượng chung về buổi chào cờ
B. Thân bài: 	- Công việc chuẩn bị trước khi chào cờ
+ Chuẩn bị cờ, bàn ghế, các lớp xếp hàng
+ Âm thanh, đội cờ, đội trống
- Nội dung buổi chào cờ
+ Chào cờ, hát quốc ca, đội ca
+ Những sự việc diễn ra trong buổi chào cờ
C. Kết bài: 	- Kết thúc buổi chào cờ
- Ýù nghĩa tác dụng của buổi chào cờ
	B4: Viết thành bài văn (HS làm ở nhà)
Bài tập 6: Em hãy tưởng tượng mình là em bé thông minh kể lại chuyện “EBTM” – BTVN
4. CỦNG CỐ: (4’)
- Khái niệm văn tự sự (kể chuyện) phương pháp làm bài văn tự sự
- Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi nào?
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Phân biệt kể chuyện tưởng tượng với kể chuyện đời thường.
5. DẶN DÒ: (2’)
- học bài, học ghi nhớ, làm bài tập
- Xem kỹ thể loại văn tự sự
- Chuẩn bị bài : “Bài học đường đời đầu tiên”
+ Đọc văn bản, chia bố cục nội dung từng phần, vẽ tranh
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản, tham khảo trước ghi nhớ
 Chuaamr bị bài : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
- Làm BT tổng hợp SBT trang 66, 67, 68. 
 - Đọc lại các văn bản đã hộc. Nắm ND cơ bản của từng văn bản. 
 - Học thuộc phần chú thích sau mỗi văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 69 70.doc