Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 62: Mẹ hiền dạy con

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 62: Mẹ hiền dạy con

(Truyện trung đại)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của ba mẹ thầy Mạnh Tử.

 - Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời kỳ trung đại.

 - GDHS tính lễ phép, chăm học, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Vẽ tranh SGK

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4) - Nêu khái niệm và nội dung chính truyện trung đại?

- Bài học, ý nghĩa truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Có những bà mẹ vĩ đại đã nuôi dạy nên những con người xuất chúng. Bà mẹ của Khổng Tử

 là một trong những người mẹ như thế . Vậy bà có bí quyết gì trong việc dạy con thành tài ?

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 62: Mẹ hiền dạy con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :28/11/2010 Tuần 16
Ngày dạy :30/11/2010 Tiết 62
(Truyện trung đại)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của ba mẹ thầy Mạnh Tử.
 - Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời kỳ trung đại.
 - GDHS tính lễ phép, chăm học, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Vẽ tranh SGK
- Học sinh: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) 	- Nêu khái niệm và nội dung chính truyện trung đại?
- Bài học, ý nghĩa truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Có những bà mẹ vĩ đại đã nuôi dạy nên những con người xuất chúng. Bà mẹ của Khổng Tử 
 là một trong những người mẹ như thế . Vậy bà có bí quyết gì trong việc dạy con thành tài ?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
20’
HOẠT ĐỘNG 1. HDHS TÌM HIỂU CHUNG
- §äc to. râ rµng, chĩ ý nhÊn giäng bµ mĐ khi nãi
 víi m×nh, khi nãi víi con.
GV. Đọc mẫu VB 1 đoạn. 3HS Đọc tiếp à biết VB
HS. Đọc chú thích SGK.
GV nhấn mạnh thêm: 
- Xuất xứ: Truyện được dịch từ sách “Liệt nữ 
 truyện” của Trung Quốc.
- Giới thiệu thầy Mạnh Tử:
 + Mạnh Tử (372? – 289? Trước CN) tên thật là 
 Mạnh Kha, học trò của Tử Du (cháu của Khổng 
 Tử).Mạnh Tử cùng học trò viết sách “Mạnh Tử” - Tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng trong 4 tác 
 phẩm kinh điển của nho gia.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
H. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Thứ tự kể? 
 Các nhân vật chính ? (Bà mẹ, Mạnh Tử)
HS. Lên bảng liệt kê các sự việc diễn ra giữa mẹ 
 con thầy Mạnh Tử?
HS. Lên bảng xác định sự việc chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Đọc
2.Chú thích.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Diễn biến:
Sự việc
Mạnh Tử
Mẹ
1.
2.
3.
4.
5.
- Nhà ở gần nghĩa địa à bắt chước đào,
 chôn, lăn khóc.
- Nhà gần chợ à Nô nghịch, buôn bán 
 điên đảo.
- Nhà gần trường học à học tập lễ phép, 
 cắp sách vở.
- Hàng xóm giết lợn à thắc mắc hỏi mẹ.
- Bỏ học về nhà chơi.
- “Chỗ này không phải chỗ con ta 
 ở”à dọn nhà ra gần chợ.
- “Chỗ này không phải chỗ con ta 
 ở”à dọn nhà đến gần trườnghọc.
- Vui lòng “chỗ này con ta ở được”
- Mẹ lỡ lời: “Mua lợn làm thịt cho 
 con ăn”
- Cầm dao cắt đứt tấm vải đang 
 dệt trên khung
5’
H. Vì sao Mạnh Tử cứ ở đâu lại bắt chước cách 
 sống của những người ở đó ?
HS. Vì tính hiếu động, tâm lý tuổi thơ thích bắt chước.
H. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại quyết tâm chuyển nhà 
 đến 2 lần? 
HS. Vì cứ chuyển nhà, đến chỗ MT lại bắt chước xung
 quanh.
H. Theo em, môi trường sống có vai trò ntn đối với 
 nhân cách trẻ thơ ? 
HS. Lưu ý ở 3 sự việc đầu.
GV. Tìm những câu TN có ý nghĩa tương tự.
H. Sự việc thứ 4 có ý nghĩa gì với Mạnh Tử và với bà 
 mẹ?
 Có ý kiến cho rằng:
 + Đó là việc làm cầu kỳ của bà mẹ?
+ Đó là việc làm nuông chiều con quá đáng của bà 
 mẹ?Ý kiến của em như thế nào?
HS: Thảo luận, trả lời.
GV nhấn mạnh: Bà mẹ nhận ra sai lầm: sửa để giữ uy
 tín với con, lời nói đi đôi với việc làm, rèn luyện đức
 tính trung thực, không nói dối.
H. Với sự việc thứ 5, tại sao bà mẹ phải chọn biện 
 pháp quyết liệt ấy?
H. Qua những sự việc đã pt trên, em thấy bà mẹ 
 thầy Mạnh Tử là người ntn?
HS. Suy nghĩ, phát biểu
GV tổng kết: (Nghiêm khắc, quyết liệt, thông minh, 
 thâm thúy, tế nhị à thương yêu con).
H. Qua phương pháp dạy con của bà mẹ Mạnh Tử,
 em rút ra được những bài học gì?
GV kết luận: “Tiên học lễ, hậu học văn”
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
HS. Đọc yêu cầu bài tập1, trả lời.
HD HS làm bài tập 2
GV HDHS làm bài tập 3 ở nhà
2. Ýù nghĩa giáo dục con trong
 các sự việc:
- 3 sự việc đầu: chọn môi trường 
 sống có lợi nhất cho việc hình 
 thành nhân cách trẻ thơ.
- Sự việc thứ 4: (Bà mẹ đi mua thịt)
 + Ýù nghĩa giáo dục: Lời nói phải đi 
 đôi với việc làm.
 + Dạy con trung thực (Phẩm chất 
 đạo đức tốt đẹp)
- Sự việc thứ 5: (Bà mẹ cắt đứt tấm 
 vải đang dệt)
+ Ýù nghĩa giáo dục: Dạy con say 
 mê học tập à trở thành bậc đại 
 hiền.
Þ Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người 
 rất thương con và rất khéo dạy
 con.
3. Bài học:
- Dạy con là phải chọn môi trường,
 dạy đạo đức, dạy học say mê, 
 không nuông chiều, phải nghiêm 
 khắc dựa trên tình yêu thương.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc trong truyện.
à Dùng hành động kiên quyết để 
 đứa con hiểu thấm thía 1 điều là:
 nói bằng lời sẽ rất dài dòng, khó 
 hiểu.
Bài tập 2: Thái độ của em đối với đạo làm con.
- Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.
- Thấy được sự quan tâm, chăm sóc, 
 sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.
- Phải cố gắng học hành, không ham
 chơi lêu lỏng.
4. CỦNG CỐ: (3’) (Bảng phụ)
MẸ HIỀN DẠY CON
Chọn môi trường tốt cho con
Dạy con đạo đức	Dạy con lòng say mê học tập
Con trở thành bậc đại hiền
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Xem lại ND bài học
 - Học thuộc ghi nhớ/153
 - Tìm 1 số câu TN có ý nghĩa giáo dục
 - Soạn bài “TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ”
 + Tìm hiểu thế nào là TT? Đặc điểm của TT?
 + Đọc câu hỏi và VD SGK. Trả lời câu hỏi
 + Phân biệt các loại TT. Tìm hiểu mô hình CTT
 + Đọc 3 phần ghi nhớ SGK/154/155

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 62.DOC.doc