I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, tráng lệ, hùng vĩ, nhộn nhịp vui tươi của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người của vùng đảo. (Biển Cô Tô dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân). Nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngữ điệu truyện của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phan tích bố cục, chọn từ, điểm nhìn miêu tả.
- BDHS tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ hình SGK
+ Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) - Đọc thuộc lòng bài thơ “LƯỢM” của Tố Hữu.
- Hình ảnh nào của Lượm làm em cảm động nhất?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh,trong vịnh Bắc Bộ nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bút kí. Tùy bút “ Cô Tô” nổi tiếng,bài văn khá dài,tả cảnh thiên nhiên,biển,đảo trong giông bão,trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích ở gần cuối bài,tái hiện một cảnh sớm bình thường trên biển và đảo Thanh Luân .
Ngày soạn :11/3/ 2009 Tuần 27 Ngày dạy :13/3/ 2009 Tiết 107 (Nguyễn Tuân) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, tráng lệ, hùng vĩ, nhộn nhịp vui tươi của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người của vùng đảo. (Biển Cô Tô dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân). Nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngữ điệu truyện của tác giả. - Rèn luyện kĩ năng đọc, phanâ tích bố cục, chọn từ, điểm nhìn miêu tả. - BDHS tình yêu thiên nhiên, đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ hình SGK + Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân. - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Đọc thuộc lòng bài thơ “LƯỢM” của Tố Hữu. - Hình ảnh nào của Lượm làm em cảm động nhất? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh,trong vịnh Bắc Bộ nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bút kí. Tùy bút “ Cô Tô” nổi tiếng,bài văn khá dài,tả cảnh thiên nhiên,biển,đảo trong giông bão,trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích ở gần cuối bài,tái hiện một cảnh sớm bình thường trên biển và đảo Thanh Luân . TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 15’ 20’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG HS. Đọc chú thích dấu (*) SGK . H. Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Tuân ? H.Nét độc đáo,khác biệt của Nguyễn Tuân làgì? GV. Giải thích kết quả về thể tùy bút,kí,một số tác phẩm nổi tiếng của ông. ( Tùy bút : Cây tre Việt Nam, Tùy bút Sông Đà ) H. Đoạn trích Cô Tô nằm tác phẩm nào ? Đại ý của đoạn trích là gì ? * GVHD ĐỌC : + Chú ý đến những tính từ ,động từ miêu tả,các so sánh ,ẩn dụ hoán dụ mới lạ ,đặc sắc. Ví dụ: lam biếc, giòn tan, xanh mượt. + Đọc giọng vui tươi,hồ hởi . GV đọc mẫu một đoạn .2HS. Đọc à hết. GV. Nhận xét giọng đọc, âm lượng, dấu câu HS. Đọc phần chú thích từ khó SGK GV giải thích một số từ : + Ngư dân : Người đánh cá. + Chài : Lưới đánh cá,người đánh cá. + Ghe : Thuyền nhỏ. H. Văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn là gì? HS. Trả lời. GV. Cùng tập thể lớp nhận xét, bổ sung thống nhất bố cục. HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN. * TÌM HIỂU ĐOẠN 1. HS. Đọc đoạn văn. H. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô có thể miêu tả bằng một tính từ miêu tả nào ? H. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả như thế nào? HS. Thảo luận, phát biểu các chi tiết đặc sắc, đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc được sử dụng. HS. Đại diện nhóm trình bày. HS. Dưới lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV tích hợp: Cách sử dụng tính từ trong văn miêu tả, vị trí quan sát, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác. H. Em có nhận xét gì về những từ ngữ (đặc biệt là những tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài văn? H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ? H. Nhận biết vị trí quan sát của nhà văn Nguyễn Tuân? GV tích hợp TLV miêu tả cảnh: Chọn vị trí quan sát như vậy tác giả đã cho người đọc hình dung được khung cảnh bao la vẻ đẹp tươi sáng của quần đảo Cô Tô. I .TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả: - Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê Hà Nội. - Nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút. 2. Tác phẩm : - Đoạn trích“Cô Tô” là phần cuối cùng cuả bài kí “CôTô” - Là bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô. 2. Đọc và tìm hiểu từ khó. 3. Bố cục : * Đoạn 1: Từ đầu à “theo mùa sóng nơi đây”: Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau trận bão đi qua. * Đoạn 2: Tiếp theo à “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô – một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. * Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khỏi. III. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. Vẻ đẹp trong sáng của quần đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. - Bầu trời: Trong trẻo, sáng sủa . à Quy luật của tự nhiên vĩnh hằng. - Cây cối: xanh mượt. - Nước biển: lam biếc, đậm đà . - Cát: vàng giòn . à Tính từ chỉ màu sắc, chính xác, hình ảnh miêu tả đặc sắc, ẩn dụ . àTài năng quan sát,chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả. à Vị trí quan sát: Từ trên điểm cao, trên nóc đồn, nhìn ra bao la. è Bức tranh Cô Tô sau cơn bão đi qua thật trong sáng, tinh khôi, chứa đựng tình người của tác giả. 4. CỦNG CỐ: (3’) 1. Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận 2. Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào ? A. vũng Tàu B. Nghệ An C. hải Phòng D. Quảng Ninh 3. Trong đoạn dầu của bài kí Cô Tô ,tác giả chọn điểm quan sát từ đâu ? A. Nóc đồn Cô Tô B. Trên dốc cao C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo D. Đầu mũi đảo 4. Tính từ chủi màu sắc nào không được dùng trong đoạn đầu của bài kí ? A. Hồng tươi B. Xanh mượt C. Lam biếc D. Vàng giòn 5.Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão được tác giả miêu tả như thế nào? 5. DẶN DÒ: (2’) - Đọc lại văn bản, học bài. - Xem nội dung của hai đoạn văn còn lại. + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển và cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo. + Chú ý nghệ thuật đặc sắc miêu tả của tác giả?
Tài liệu đính kèm: