I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm. Ý nghĩa cao cả
về sự hi sinh của Lượm.
- Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật kể và tả nhân vật, biểu hiện cảm xúc.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, hoán dụ.
- BDHS lòng yêu mến, cảm phục sự hi sinh cao cả của Lượm.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK
Chân dung nhà thơ Tố Hữu.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) - Đọc thuộc lòng bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ”.
Nêu nội dung bài thơ đó nói điều gì?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài:
Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc,thiếu nhi Việt Nam đã góp một phần không nhỏ,nối tiếp truyền thống ông cha,tuổi nhỏ chí lớn,gan dạ anh hùng.Tố Hữu đã khắc họa một hình ảnh tiêu biểu như thế trong thơ mình : Em Lượm .
Ngày soạn :4/3/2009 Tuần 26 Ngày dạy :6/3/ 2009 Tiết 103 (Tố Hữu) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm. Ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của Lượm. - Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật kể và tả nhân vật, biểu hiện cảm xúc. - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, hoán dụ. - BDHS lòng yêu mến, cảm phục sự hi sinh cao cả của Lượm. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK Chân dung nhà thơ Tố Hữu. - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Đọc thuộc lòng bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ”. Nêu nội dung bài thơ đó nói điều gì? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc,thiếu nhi Việt Nam đã góp một phần không nhỏ,nối tiếp truyền thống ông cha,tuổi nhỏ chí lớn,gan dạ anh hùng.Tố Hữu đã khắc họa một hình ảnh tiêu biểu như thế trong thơ mình : Em Lượm . TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 7’ 25’ 3’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG. H. Dựa vào phần chú thích (*) SGK. Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm? GV. Giới thiệu bổ sung về tác giả, thể thơ 4 chữ và minh họa cách gieo vần, ngắt nhịp. - GVHD đọc :Đọc theo cách ngắt nhịp chung 2/2: nhanh, phù hợp với hình ảnh vui tươi, hồn nhiên của bé Lượm. Khổ thơ cuối đọc lắng lại. GV. Đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc . HS. Đọc chú thích SGK. H. Dựa vào trình tự kể và tả ấy, tìm bố cục của bài thơ? HS. Chia đoạn, nêu nội dung từng đoạn. GV:Tập thể lớp nhận xét,thống nhất bố cục: H. Bài thơ kể và tả nhân vật Lượm qua những sự việc nào? bằng lời của ai? HS. Kể và tả nhân vật Lượm, qua hồi tưởng, tưởng tượng, đồng thời bộc lộ cảm xúc của tác giả. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN HS. Đọc 5 khổ thơ đầu, chú ý nhịp nhanh vui tươi, phân biệt lời kể, lời đối thoại giữa 2 chú cháu. H. Hình ảnh Lượm trong 5 khổ thơ đầu được miêu tả như thế nào? Gợi ý : -Trang phục? - Dáng điệu? - Cử chỉ? - Lời nói? HS. Thảo luận, trình bày. GV. Theo dõi, nhận xét, tổng kết các chi tiết. H. Những chi tiết ấy có tác dụng làm nổi bật hình ảnh Lượm là một cậu bé như thế nào? H. Nhìn vào bức tranh trong SGK và lời kể em hình dung về Lượm như thế nào ? GV. Tích hợp về phương pháp tả người. Theo một thứ tự hợp lí .Tác giả quan sát trực tiếp bằng mắt nhìn,tai nghe. H. Hình ảnh so sánh Lượm với con chim chích nhảy trên đường vàng hay và đẹp ở chỗ nào ? HS. Hình ảnh có giá trị so sánh gợi hình - > Tính cách hiếu động,vui tươi phù hợp với tâm lí của trẻ thơ . H. Các yếu tố nghệ thuật như từ láy vần, nhịp điệu, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng thể hiện hình ảnh Lượm? HS. Chú bé Lượm hồn nhiên, đáng yêu. * GV. Chuyển tiếp: H. Những lời thơ nào miêu tả Lượm đang làm nhiệm vụ ? GV giải thích: “thư đề thượng khẩn”. H. Trên đường đi làm nhiệm vụ đó có nguy hiểm không ? H. Qua đó cho ta thấy thể hiện là một cậu bé như thế nào ? Nêu cảm nghĩ của em? H. Khi nghe tin Lượm đã hi sinh, tâm trạng và thái độ của tác giả như thế nào? H. Cấu tạo của câu thơ có gì đặc biệt? HS. Dùng từ ngữ, tiếng gọi Lượm vừa đau thương vừa thống thiết. Dùng câu hỏi tu từ, câu cảm thán. GV giảng, mở rộng. H. “Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì ? GV giảng, liên hệ giáo dục: Học sinh hình dung sự hi sinh của anh dũng giữa tuổi thiếu niên của chú bé Lượm. HS. Đọc lại 2 khổ thơ cuối. H. Việc lặp lại khổ thơ miêu tả Lượm trong đoạn cuối của bài thơ có ý nghĩa gì? GV liên hệ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Hình ảnh Thánh Gióng. H. Trong bài thơ nhà thơ gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau .Em hãy tìm những từ ấy và phân tích sự thay đổi cách gọi đối với việc đối với việc biểu hiện thái độ,quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm? GV giảng, mở rộng: Sử dụng nhiều đại từ xưng hô khác nhau: + Chúbé,Lượm : Cách gọi của người lớn đối với một em trai nhỏ. + Cháu: Biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như ruột thịt. + Chú đồng chí nhỏ: Vừa thân thiết, triều mến, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ. + Lượm ơi: Tình cảm đau xót của tác giả lên đến cao độ. = > Qua lời xưng hô kết hợp miêu tả,kể chuyện tác giả đã thể hiện tình yêu thương,trìu mến,đồng thời với sự cảm phục tiếc thương của mình. HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT. H.Em hãy nêu những cảm nhận của mình về hình ảnh nhân vật Lượm ? GV nhấn mạnh: Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc bảo vệ đất nước : những con người bất tử. H. Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật ? - Thể thơ 4 chữ, kết hợp tả – kể – biểu cảm . - Nhiều từ láy có giá trị biểu cảm,gợi hình, gợi tả,giàu âm điệu. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả: - Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) . - Quê : Thừa Thiên Huế). - Là nhà thơ cách mạng – Nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại. 2. Tác phẩm: Bài thơ Lượm được sáng tác 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Đọc và tìm hiểu từ khó. 4. Bố cục: Đoạn 1: Từ đầu à “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu. Đoạn 2: “Cháu đi đường cháu hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Đoạn 3: “Lượm ơi còn không” à hết. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. Hình ảnh Lượm trong khổ thơ đầu của bài thơ. - Trang phục: + Cái xắc xinh, xinh. + Ca lô đội lệch. à Dáng vẻ hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ. - Dáng điệu: + Cái chân thoăn thoắt. + Cái đầu nghênh nghênh. à Nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. - Cử chỉ: + Như con chim chích. + Nhảy trên đường vàng. + Mồm huýt sáo vang. + Cười híp mí. à Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời. - Lời nói: Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở Đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà. à Tự nhiên chân thật. Trông như một chiến sĩ Vệ quốc. è Nhịp thơ nhanh,hình ảnh so sánh, nhiều từ láy gợi hình. Hình ảnh Lượm – em bé liên lạc hồn nhiên vui tươi, say mê công tác kháng chiến. 2. Chú bé Lượm trong chuyến đi công tác cuối cùng. * Hình ảnh lượm khi làm nhiệm vụ : Vụt qua mặt trận. Đạn bay vèo vèo. Thư đề Thượng khẩn. Sợ chi hiểm nghèo. à Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn,không sợ gian khổ, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không sợ hiểm nguy. * Lượm hi sinh : - Không tin Lượm hi sinh nhà thơ thốt lên: Ra thế, Lượm ơi! à Câu thơ như bị gãy đôi, như một tiếng nấc, diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào. è Lượm đã hi sinh cao cả thiêng liêng, anh dũng trên mảnh đất quê hương. Linh hồn Lượm đã hóa thân vào non sống đất nước. 3. Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. - Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, hồn nhiên vui tươi. à Khẳng định Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ, với quê hương đất nước. III.TỔNG KẾT . GHI NHỚ: SGK/77. 4. CỦNG CỐ: (3’) Hình ảnh chú bé Lượm (Bảng phụ) LƯỢM Say mê công tác kháng chiến Dũng cảm hi sinh Hồn nhiên, nhí nhảnh Nhanh nhẹn, yêu đời - Sống mãi trong lòng quê hương, đất nước. - Tấm gương sáng cho thanh niên Việt Nam 5. DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc bài thơ + ghi nhớ SGK/77. - Hoàn thành bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm. - Chuẩn bị bài “MƯA” Trần Đăng Khoa. + Đọc bài thơ + chú thích. + Trả lời theo câu hỏi gợi ý SGK phần đọc hiểu văn bản. + Tham khảo ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: