I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố lí thuyết văn miêu tả bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị.Biến kết quả quan
sát,lựa chọn bằng bài nói.
- Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
- Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát được và lựa chọn một cách
thứ tự, hợp lí.
- Tập nói rõ ràng,mạch lạc,bước đầu thể hiện cảm xúc.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng.
- Học sinh: Luyện tập các đề theo yêu cầu SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) Muốn làm một bài văn miêu tả cần phải có những kĩ năng gì ?
3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học.
Ngày soạn : 25/2/2009 Tuần 25 Ngày dạy :27/2/2009 Tiết 100 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố lí thuyết văn miêu tả bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị.Biến kết quả quan sát,lựa chọn bằng bài nói. - Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. - Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát được và lựa chọn một cách thứ tự, hợp lí. - Tập nói rõ ràng,mạch lạc,bước đầu thể hiện cảm xúc. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng. - Học sinh: Luyện tập các đề theo yêu cầu SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) Muốn làm một bài văn miêu tả cần phải có những kĩ năng gì ? 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học. HOẠT ĐỘNG 1: (5’) GV GIỚI THIỆU VÀ NÊU YÊU CẦU CỦA TIẾT HỌC. GV. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. 1 HS. Chọn một câu chuyện cụ thể để trình bày trước lớp. 2 HS. Nhận xét về cách trình bày của bạn. Yêu cầu: + Biết kết quả quan sát bằng lời nói. + Tập nói rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc. HOẠT ĐỘNG 2: (10’) HDHS TÌM HIỂU CÁC BÀI TẬP LUYỆN NÓI. * GV gợi ý. BÀI TẬP 1: Tả miệng chân dung thầy giáo Hamen * Dàn ý chi tiết: + Dáng người, nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng. + Giọng nói, lời nói, hành động. + Các ứng xử đặc biệt của thầy khi Prăng đến muộn. + Tóm lại thầy là người như thế nào? + Cảm xúc của em về thầy Hamen? * Lưu ý: Mỗi ý chỉ cần diễn đạt 1 – 2 câu. BÀI TẬP 2 : Tả miệng chân dung Bác Hồ. * Dàn ý chi tiết: + Hình dáng, tư thế ngồi như thế nào? Vẻ mặt? + Cử chỉ, hành động, đi như thế nào? (Làm những việc gì cho bộ đội) + Lời nói như thế nào? Cảm xúc của em về Bác Hồ. * Lưu ý: Mỗi ý chỉ một câu 1-2 câu hoặc đọc thơ. BÀI TẬP 3 : Nói về phút giây cảm động của thầy , cô giáo cũ. (Dạy em cách đây 5 năm khi thầy cô gặp lại em nhân ngày 20/11) * Dàn ý chi tiết: Tả kỹ buổi thăm thầy. + Cảnh nhà thầy sau 5 năm? Thầy đón trò như thế nào? + Khi nhận ra HS cũ thầy có biểu hiện như thế nào? (nét mặt, lời nói) + Trong câu chuyện hàn huyên thầy trò, thầy có tỏ ra ngỡ ngàng không? + Câu nói nào của thầy làm em nhớ nhất? Phút chia tay như thế nào? + Cảm nghĩ của em sau lần gặp gỡ ấy? HOẠT ĐỘNG 3: (20’) HS TRÌNH BÀY BÀI NÓI CỦA MÌNH. - Đại diện HS nhóm của mình lên trình bày nói trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét, uốn nắn sửa chữa về nội dung, cách trình bày. à Rút kinh nghiệm. 4. CỦNG CỐ: (3’) - HS, GV nhắc lại lí thuyết về phương pháp tả người theo một trình tự các bứơc hợp lí. 5. DẶN DÒ: ( 2’) - Về nhà tập nói và sửa chữa lỗi của mình. - Ôn lại kỹ phần văn học, tuần sau. TIẾT 101 KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN. + Đọc kĩ các văn bản đã học, nắm vững tác giả từng văn bản. + Nội dung, ý nghĩa của từng truyện, bài thơ. + Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Tài liệu đính kèm: