I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về các văn bản đã học.
- Nắm nội dung, ý nghĩa các tình tiết đã học.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT, các đề trắc nghiệm, soạn đề.
- HS : Xem lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 25 Ngày soạn : 27/02/200 Tiết : 97 Ngày Kiểm tra : 06/03/2006 KIỂM TRA VĂN HỌC Văn bản I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về các văn bản đã học. - Nắm nội dung, ý nghĩa các tình tiết đã học. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT, các đề trắc nghiệm, soạn đề. - HS : Xem lại kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu: - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp, sỉ số. - Kiểm tra sự chuẩn bị HS. - Ghi đề kiểm tra (phát). - Báo cáo sỉ số. - Ghi đề (nhận). + Hoạt động 2: Hướng dẫn và theo dõi HS làm bài. - Lưu ý HS đọc kỹ đề. - Theo dõi HS làm bài. - Đọc kỹ đề và làm bài nghiêm túc. + Hoạt động 3: Thu bài. - GV thu bài và kiểm tra số bài. - Nộp bài. + Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết kiểm tra. - Yêu cầu HS về xem lại kiến thức trên. - Chuẩn bị: Lập dàn ý đề 1a tiết “Luyện nói kể chuyện”. - Nghe, khắc phục. - Thực hiện theo yêu cầu GV. ĐỀ: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: HS chọn và đánh dấu X vào câu đúng nhất, mỗi câu 0.25 đ. 1. Qua đoạn trích:“ Bài học đường đời đầu tiên “, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? a. Tự tin, dũng cảm. b. Tự phụ, kiêu căng. c. Xem thường mọi người. d. Hung hăng, xốc nổi. 2. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào? a. Buồn rầu và sợ hãi. b. Thương và ăn năn hối hận. c. Than thở và buồn phiền. d. Nghĩ ngợi và xúc động. 3. Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”? a. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ. b. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ. c. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ. d. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ. 4. Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”trích từ tác phẩm nào? a.Rừng U Minh . b.Quê nội c.Đất rừng Phương Nam. d.Mảnh đất Phương Nam. 5. Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” của nhà văn nào? a. Tô Hoài. b. Đoàn Giỏi. c. Võ Quảng. d. Tạ Duy Anh. 6. Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình? a. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ. b. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện. c. Hãnh diện, ngạc nhiên, xấu hổ. d. Xấu hổ, hãnh diện, ngạc nhiên. 7. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích” Vượt thác” và “ Sông nước Cà Mau” là gì? a. Tả cảnh sông nước. b. Tả cảnh quan vùng cực nam của tổ quốc. c. Tả cảnh sông nước miền Trung. d. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người. 8. An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn của nước nào? a. Nga. b. Anh. c. Mĩ. d. Pháp. 9. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”? a. Đau đớn và rất xúc động. b. Bình tĩnh, tự tin. c. Bình thường như những buổi học khác. d. Tất cả đều đúng. 10. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào? a. Vẻ mặt, hình dáng. b. Cử chỉ, hành động. c. Lời nói, vẻ mặt, hình dáng. d. Dáng vẻ, hành động, lời nói. 11. Từ nào sau đây không xuất hiện trong bài thơ” Đêm nay Bác không ngủ” ? a.Lâm thâm. b. Thâm trầm. c. Trầm ngâm. d. Thầm thì. 12. Nhân vật trung tâm trong bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” là ai? a. Anh đội viên. b. Đoàn dân công. c. Anh đội viên và Bác Hồ. d. Bác Hồ. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 đ) 1. Ghi theo trí nhớ đoạn thơ sau (Đêm nay Bác không ngủ)(2.5đ) “Bác thương đoàn dân công Bác là Hồ Chí Minh. 2. Hãy điền đầy đủ vào nội dung sau đây(2đ) ..bài thơ đã thể hiện tấm lòng,.của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm.,của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. 3. Em hãy cho biết tâm trạng của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng (thông qua trang phục, thái độ đối với HS, hành động )?(2.5đ)
Tài liệu đính kèm: